Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 81 - 82)

NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

3.2.2. Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương

Ngoài giọng hài hước hóm hỉnh tạo nên những trang viết "sắc ngọt", "lém lỉnh", Lê Lựu còn trần thuật với chất giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương. Chất giọng này thường là trần thuật những suy nghĩ của nhân vật và chính giọng điệu mang tính suy tư triết lý đã góp phần làm cho sức khái quát của tác phẩm sâu sắc hơn.

Qua tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, để phản ánh quan niệm duy ý chí một thời và những hậu quảđau đớn của quan niệm ấy mang lại, nhà văn đã trần thuật với giọng điệu triết lý, ngậm ngùi xót thương. Với một cái nhìn sắc bén, một trái tim yêu đời, yêu người, ông băn khoăn và nhận ra những bước đi chệch choạc trong công cuộc cải cách ruộng đất. Vì vậy, cũng bằng giọng điệu ấy, ông viết: "Ngày đi làm, đêm về

ngủ đều phải nghĩ, phải nhẩm cho thuộc. Nghĩ mãi nhập tâm mãi, khi tố ai cũng thấy như

mình đang lên đồng, người như mê đi không còn thấy ông bà, bố mẹ, không thấy vợ

chồng, con cái, anh em ruột thịt. Không thấy họ hàng bạn bè, xóm làng quê quán. Không có trước có sau, trên dưới, không có tình yêu và những kỷ niệm, không có tình nghĩa và ơn huệ. Những ông bà "đồng" khổ chủ tâm niệm chỉ có đấu tranh giai cấp. Chỉ có sự độc ác và nỗi đau khổ. Chỉ có những âm mưu thủđoạn và những biện pháp chống trả. Chỉ có một mất, một còn và không thể đội trời chung. Chỉ có tình yêu giai cấp và tình yêu tranh đấu. Chỉ có bần cố và những kẻđộc ác. Chỉ có chiến thắng của giai cấp bần cố và sụp đổ của giai cấp địa chủ tham tàn độc ác. bần cố là tất cả. Bần cố như đức chúa trời ngự trị cả

muôn loài. Cứ như là kinh thánh" [106, tr.206]. Đấy là những suy nghĩ sâu sắc, những chiêm nghiệm lâu dài đầy tâm huyết bật ra thành lời. Điệp ngữ "chỉ có" lặp đi lặp lại trong cùng một kiểu cấu trúc câu làm cho sự khẳng định càng thêm mạnh mẽ, chắc nịch như một chân lý.

Giọng triết lý, ngậm ngùi chua xót tiếp tục rải đều trên trang viết: "Đến lúc này ông lại không thể nào ngờ khi đọc lá thư "tổng" Lỡi gửi cho con Huyền và câu chuyện ông

đang nghe kể, nó nghiêm trọng đến thế. Khắp người ông như tê dại đi, đau đớn quá. Nó

độc ác và man rợ quá, khiến ông phải tự hỏi: Nó là cái gì? Ởđâu ra? Ông đang ở trong nhà ông Từ làng Cuội vào những năm chín mươi này hay lạc giữa thời hoang dã, giữa nanh vuốt của những bầy thú hung dữ nào???" [106, tr. 498]. Cũng có thể là sự triết lý chiêm

nghiệm: "Sự văn minh của nền khoa học thực nghiệm biến con người thành những vật chất biết nói, sống căng cứng trong một cơ chế tinh vi hết sức lạnh lẽo dửng dưng với con người. Biến tình cảm con người thành những hiệu qủa có thể sờ nắn được, tính đếm lỗ lãi

được" [106, tr.498 – 499]. Hoặc là những suy nghĩ của nhân vật: "Hừ, đời hay thật. Kẻ hèn nhát không dám đánh mất cái gì thì được tất cả. Người sẵn sàng đánh đổi tất cả cho một cái gì thì chỉ còn thân tàn ma dại"[107, tr.116].

Những suy tư về cuộc sống trong văn xuôi thời kỳ này thường quan tâm đến nhân cách, nhân phẩm của con người trong xã hội bị tha hoá. Nó phản ánh thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. "Một lòng tốt bị phản bội! Một nhân tâm bị chà đạp! Một chân lý bị vò xé? Tại sao nó lại đến mức này? Nó sa đoạ từ bao giờ?" [106, tr.508]. Đấy, Lê Lựu cứ hay dùng lối điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và những câu văn ngắn liên tiếp khi cần diễn tả những xót đau hay phẫn nộ của mình. Chính ngữ điệu day dứt, dằn vặt ấy khiến cho bi kịch cuộc đời của nhân vật càng thêm sâu sắc.

Như vậy, để phản ánh những bi kịch của nhân vật và nhận thức lại hiện thực, Lê Lựu

đã không bỏ qua chất giọng triết lý pha lẫn ngậm ngùi xót thương nhằm phản ánh những số phận éo le của nhân vật cũng như hiện thực của một thời "xa vắng" chưa xa.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 81 - 82)