NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU
3.1.2. Hiện tượng phân rã cốt truyện
Hiện tượng phân rã cốt truyện là việc nhà văn biến tự sự trở thành một "Cuộc phiêu lưu của cái viết" nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc" [42, tr.79]. Điều này có nghĩa là sự phá vỡ trật tự tuyến tính của cốt truyện, thay vào đó là sựđan xen, chuyển tiếp, đảo lộn các tình tiết. Ở đấy, cách kểđã sắp xếp lại "cái được kể". Hiện tượng phân rã cốt truyện chính là một trong những hệ quả tất yếu của thủ pháp đồng hiện. Hay nói cách khác, chính thủ pháp đồng hiện là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng phân rã cốt truyện.
Sử dụng thủ pháp phân rã cốt truyện, Lê Lựu đã khắc hoạ một cách đậm nét sự thay
đổi, sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật. Trình tự của cốt truyện vì thế
không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán, chắp nối và rời rạc. Cốt truyện dường như là một bức tranh lắp ghép mà "các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ vị trí ban đầu của nó" [42, tr.109]. Để hiểu rõ điều này, chúng tôi thống kê sự kiện qua hai tác phẩm Chuyện làng Cuội và Sóng ởđáy sông.
Chuyện làng Cuội
Thứ tự: - Sự kiện: Phần 1:
1. Bà Hiêu Đất chết, xác trôi về làng Cuội 2. Con cháu về quê tổ chức đám tang cho bà.
3. Chuyện tình thứ nhất: ông Tổng Lỡi và cô Đất năm cô 17 tuổi. Ở chuyện tình này, tác giả tái hiện một loạt các sự kiện đan cài giữa quá khứ và hiện tại: 20 năm sau, khi đứa con làm uỷ viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên xã đã lấy vợ, buộc bà giao cuốn sổ đểđốt đi "quá khứđen tối", lai lịch không trong sáng của nó. Từđó, tái hiện lại quãng thời gian cô Đất một mình bụng mang dạ chửa nơi rừng sâu
nước độc, nuôi con khôn lớn. Khi thằng con được 10 tuổi, Đất dẫn con về làng Cuội cho nhận anh em họ hàng.
4. Chuyện tình thứ hai: Ở chuyện tình thứ hai, nhà văn cho tái hiện một loạt các sự
kiện cũng hiện tại đan xen quá khứ mà bắt đầu là việc ông Cu Từ nhớ lại quãng thời gian " hào hùng ngày ấy" của ông. (Ngày ông cầm loa sắt tây của các đồng chí Việt Minh hô hoán. Ngày dân làng Cuội ngập lụt. Ngày ông có uy tín đứng ra gánh vác mọi chuyện trong làng ngoài xã. Đến ngày Việt Minh về làng.). Tiếp theo là chuỗi các sự kiện: Cô Đất tìm thấy tình yêu nơi Kiêm - một cán bộ Việt Minh. Họ lấy nhau. Kiêm bị bắt, nhân dân bị đàn áp đẫm máu. Cách mạng đến thời kỳ đen tối. Ông Tổng Lỡi về thăm làng Cuội, cho người xây dựng lại căn nhà cho mẹ con cô. Đất có thai đứa con thứ ba, bị tổng Bạt rắp tâm làm nhục
Phần 2: Chuyện tình thứ ba. (Ở chuyện tình này, nhà văn bắt đầu bởi không khí tưng bừng thắng lợi của cách mạng). Quá khứ - hiện tại đan xen lẫn nhau: Cách mạng thắng lợi, Kiêm thoát nạn, Hiếu đã lớn, nhà bà Đất đông vui tấp nập. Hiếu lấy vợ. Đội về làng thực hiện chính sách thăm nghèo hỏi khổ. Kiêm bị
bắt vì hàm oan, đội cho rằng "hắn là tên phản động", là giai cấp địa chủ
phong kiến. Bà Đất bị mọi người xa lánh, khinh rẻ. Vợ Hiếu và đội Lăng
ăn nằm với nhau. Hiếu đau đớn nhận ra sự phản bội của vợ. Kiêm - một cán bộ cách mạng, một con người yêu nước bị xử tử.
Phần 3: Chuyện tình thứ tư. (Ở chuyện tình thứ 4, mặc dù bây giờ Hiếu đã 27 tuổi, làm bí thư đảng uỷ khoá đầu tiên vào những năm 60, nhưng tác giả lại đưa câu chuyện trở về với những ngày sửa sai, khi Hiếu 17, 18 tuổi). Trước mặt mọi người, Hiếu tỏ ra bản lĩnh bênh vợ nhưng hắn không quên nỗi nhục bị
"mọc sừng" mà vợ đã gây ra, vì vậy, trước mặt mẹ, hắn đã lột trần mặt nạ
của vợ. Hiếu tổ chức lễ truy điệu cho chú Kiêm (lúc này Hiếu gọi bằng bố). Bà Đất 40 tuổi, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác. Mai không
được đi học mà đi bộđội. Bà Đất nghe tin con theo giặc, mọi người xa lánh bà. Hiếu ngày càng làm lớn, hắn tiến hành làm thay đổi bộ mặt làng Cuội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiếu rắp tâm bỏ vợ. Hiếu gặp gỡ,
ăn nằm với Nho. Hiếu tổ chức lễ truy điệu cho hai em tại đại hội tỉnh Đảng bộ. Bà Đất đau đớn khi biết tin một lúc hai đứa con mình đã anh dũng hy sinh. Hiếu ly dị vợ và xung phong đi B. Vợ Hiếu chết. Bà Đất bị mọi người
xa lánh, mọi người cho rằng vì bà mà vợ chồng Hiếu phải chia lìa, con Hiếu bị mất mẹ.
Phần 4: Chuyện tình thứ năm và những chuyện tình cuối cùng cũng đan xen giữa hiện tại và quá khứ: Huyền - cháu bà đã lớn - kể cho bà nghe về chuyện tình của nó. Bà Đất xin phép con về quê vì bà thấy thái độ khó chịu ra mặt của con dâu. Những ngày tháng bà chăm sóc dâu đẻ, cháu đau ốm. Hiếu và Hiền cãi nhau, Hiền là con của Nho - trước đây là bạn tình của Hiếu. Hiếu
được làm bí thư huyện uỷ, hắn tiến hành sự thay đổi bộ mặt làng Cuội. Những công việc mà bà con nông dân tiến hành làm. Hiếu đang ngồi ở
quán nước thì có người lạ mặt phán về cuộc đời của anh, rằng vợ anh đang phản bội. Hiếu nhớ lại những đứa bạn của hắn. Bà mẹ vỗ về đứa con như
một kẻ hành khất cuối giường bệnh viện. Hiếu nhớ lại cảnh xô xát xảy ra tại nhà với vợ. Bà Đất hiểu được nỗi đau khổ của con trai và bà nhớ lại những thói trăng hoa trơ trẽn của con dâu. Chuyện trở lại đám ma bà Đất tại làng Cuội. Hiếu rút ra bài học ngu ngốc cho mình. Huyền - con gái Hiếu sau khi tu nghiệp ở nước ngoài về đón bà ra Hà nội sinh sống với nó. Huyền kể cho bà nghe tiếp về chuyện tình của nó. Hiếu đi du lịch nước ngoài, gặp Linh Chi- con gái đội Lăng - Hiếu quyết tâm phục thù hai con vợ cùng một lúc. Hiếu và Linh Chi về thăm nhà Linh Chi, Hiếu làm nhục Lăng. Linh Chi trở lại làng Cuội sau khi đã lo mọi thủ tục cần thiết cho
đám mà bà Đất. Huyền đau đớn xót thương bà, Cô đã uất nghẹn và hét lên "bố giết bà", Hiếu đánh Huyền, cảnh ở đám ma hỗn loạn. Huyền kể cho bác Văn Yến nghe về những việc làm thất đức sa đoạ của bố mình.
Như vậy, ở truyện này, nhà văn chia cốt truyện ra làm bốn phần. Phần 1 tái hiện cái chết bí ẩn của bà Hiêu Đất. Từđó, tác giả hé mở bức màn bí mật của cuộc tình thứ nhất và thứ hai. Phần 2 được gói gọn trong chuyện tình thứ ba. Phần 3 lại triển khai cuộc đời khi trưởng thành của Hiếu - những tháng ngày của một cán bộ, một Đảng viên bị tha hoá, biến chất. Phần 4 kể về chuyện tình thứ năm và những chuyện tình cuối cùng, tiếp tục khai thác những bi kịch của người đàn bà tội nghiệp và sự tha hoá của đứa con mang dã tâm ác thú. Câu chuyện khép lại bởi đám ma của bà. Vậy là câu chuyện không được kể trình tự diễn biến theo thời gian mà nó đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Các chuyện tình nối tiếp nhau như là những mảnh vỡ ghép lại toàn bộ bức tranh về cuộc đời của một người phụ nữ, một
người mẹ giàu tình yêu thương nhưng đầy bất hạnh. Cả cuộc đời bà là tấn thảm kịch bi thiết. Quá khứ- hiện tại đan xen, trộn lẫn khiến cho mạch truyện linh hoạt và sinh động. Số
phận của nhân vật được triển khai theo dòng hồi ức có khi là của chính những nhân vật trong truyện có khi lại là của người kể chuyện. Vì vậy, câu chuyện thêm bí ẩn, lôi cuốn sự
khám phá nơi người đọc.
Sóng ởđáy sông
Thứ tự - Sự kiện:
1. Núi - giờđây đã trở thành ông chủ của nghề mộc nhưng vẫn "nghiện" mặc áo tù. 2. Núi hồi tưởng lại quá khứ gia đình hắn: Hắn là con của bà hai. Mẹ hắn là người
giúp việc cho gia đình, được ông chủ "thương tình" khi bà cảđang ở cữ.... 3. Chiến tranh xảy ra buộc Núi phải đưa ba đứa em về quê ngoại sinh sống.
4. Tại đây, Núi gặp Hiền và hai người đã yêu nhau say đắm. Thế nhưng họ không thể đến được với nhau vì theo tục lệ của làng, giữa hai người có quan hệ họ
hàng bảy đời với nhau. Hiền bụng mang dạ chửa bỏ quê hương ra đi.
5. Trong lúc đang hoang mang lo lắng về chuyện tình cảm thì Núi tiếp nhận một nỗi đau khôn nguôi. Mẹ Núi - trong một lần sinh nởđã ra đi vĩnh viễn.
6. Mẹ chết, bố cắt luôn những khẩu phần trước đây. Gánh nặng lo cho em ăn học
đè lên vai cậu bé 17 tuổi. Bệnh đau đầu xuất hiện liên tục, vì nghỉ học nhiều nên Núi phải ở lại lớp, Núi quyết định lừa mọi người là vẫn đi học nhưng thực chất là đi làm để kiếm tiền nuôi các em.
7. Vì hiểu lầm, Núi bị công an bắt. Cha Núi kiên quyết từ, không chấp nhận đứa con mà theo ông là "quá hư hỏng", một đứa con "loại hai".
8. Hoàn cảnh xô đẩy, Núi buộc phải trở thành kẻăn cắp.
9. Núi gặp Mai, hai người chung sống với nhau như vợ chồng, thế nhưng khi sắp sinh, ả giang hồ lại bỏđi theo trai.
10.Núi gặp lại Hồng - ngươì bạn gái của Hiền và Núi ngày xưa, vì thương hoàn cảnh của Núi, Hồng về chung sống và chăm sóc anh.
11.Đang hạnh phúc bên Hồng thì Mai xuất hiện cùng với đứa con. Hồng bỏđi, Mai cũng bỏđi để lại cho hắn đứa con còn đỏ hỏn trên tay.
12.Vì con, Núi lại tiếp tục trở thành kẻ tội phạm, kẻ ăn cắp nhưng vì thương tình nên bà con lối xóm vẫn đùm bọc và bỏ qua.
13.Đang quyết chí kiếm một số vốn để làm ăn lương thiện thì Núi bị bắt. Đứa con gái tội nghiệp không nơi nương tựa.
14.Ở trong trại, Núi học được nghề mộc, con gái hắn được ban giám thị nuôi dưỡng, hắn lại nhận được tin của Hiền và con trai.
15.Núi chăm chỉ tu dưỡng và học nghề rồi trở thành ông chủ nghề mộc. Còn cha hắn đã đột ngột ra đi khi biết đứa bé chăm sóc ông trong những ngày khó khăn nhất ấy lại là con của Núi.
Cũng nhưChuyện làng Cuội, tác phẩm này được nhà văn sử dụng thủ pháp "phân rã cốt truyện", theo dòng hồi ức của nhân vật, nhà văn cho nhân vật nhớ lại, tái hiện lại cả
cuộc đời của mình.
Như vậy, với thủ pháp phân rã cốt truyện, Lê Lựu đã đưa đến cho bạn đọc những trang viết lôi cuốn hấp dẫn. Thủ pháp ấy sau này tiếp tục được các nhà văn thời kỳđổi mới khai thác như Bảo Ninh qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.