NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU
3.2. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu nghệ thuật là thái độ tình cảm, đạo đức, lập trường tư tưởng của nhà văn
đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...Thái độ đó có khi được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng có khi bàng bạc đan xen trong lời trần thuật, trong ngôn ngữ nhân vật, trong cách nhân vật
đối thoại với nhau hay sựđối thoại giữa người trần thuật và tác giảẩn tàng.
Thực tế cho thấy vai trò to lớn của giọng điệu nghệ thuật trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi nhà văn bởi vì qua giọng điệu, người đọc có thể cảm nhận được thế giới nghệ thuật, quan điểm, tình cảm, thái độ của chính người cầm bút. Giọng điệu chịu sự chi phối mạnh mẽ của bối cảnh văn hoá thời đại. Nó phản ánh cách nhận thức cuộc sống của nhà văn đồng thời thể hiện đậm nét quan điểm tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.
Đến với văn học giai đoạn 1930 - 1945, chúng ta gặp chất giọng mang tính phê phán
với nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. Ở văn học giai đoạn 1945 - 1975, âm hưởng chủ đạo là ngợi ca, sảng khoái. Còn ở những trang viết của văn học thời kỳđổi mới nói chung và tác phẩm của Lê Lựu nói riêng, chúng ta nghe thấy sự phong phú đa thanh của nhiều chất giọng. Đó có thể là giọng ngậm ngùi xót thương, giọng triết lý chua chát, giọng trăn trở day dứt, giọng tố cáo phê phán hay hài hước châm biếm...Có đựơc sự phong phú trong giọng điệu ấy cũng bởi văn học thời kỳ đổi mới được thổi vào một luồng không khí dân chủ của thời đại mới. Lúc này nhà văn có điều kiện thể hiện thái độ, cách nhìn nhận của mình đối với vấn đềđược mô tả.