NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU
3.1.3. Tình huống truyện
Tình huống là một trong những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Vì vậy, khi xét về kết cấu không thể không xem xét tình huống truyện. Tình huống truyện là thời điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra với nhân vật, đặt trong tình thế đó nhân vật buộc phải thể hiện thái độ, hành động và có giải pháp cụ thể. Theo Đỗ Hải Ninh "Tiểu thuyết Lê Lựu hấp dẫn người đọc ở sự dồn đẩy tình huống truyện, khi kéo căng khi lại nhẩn nha kích thích xúc cảm yêu ghét của độc giả". [127]
Ở tác phẩm Thời xa vắng, những xung đột liên tiếp xảy ra giữa khát vọng của cá nhân với ý chí của sốđông thông qua những mâu thuẫn dai dẳng trải dài suốt đời một con người. Có nhiều tình huống bất ngờ và kịch tính, chẳng hạn khi chuyện "trai gái" giữa Sài - một người đã có vợ - và Hương bị phát hiện, ông Hà - chú của Sài - chỉ bằng một thao tác nhẹ nhàng nhưng "chuyên nghiệp" đã lật ngược được tình thế. Bằng sự từng trải và kinh nghiệm, ông đã vô hiệu hoá mọi dư luận, lấy "độc" để trị "độc". Chưa hết, ở Thời xa vắng, chúng ta còn bắt gặp những "nút thắt" đầy bất ngờ của tình huống truyện. Chuyện
được đẩy lên cao độ khi Sài cố "yêu vợ" để được kết nạp Đảng. Hiểu và Hiền buộc Sài phải yêu vợ, bởi lý lịch của Sài chỉ có một nỗi khúc mắc là chưa thể hiện "yêu vợ" bằng "hành động". Thế là Sài "đã yêu vợ bằng hành động" theo ý muốn của các thủ trưởng. Thế
Đảng vì lý lịch gia đình vợ có vấn đề. Trong lúc đó, Hương lại căm giận Sài, căm giận một con người bội bạc. Vì vậy, cô đi lấy chồng. Bao nhiêu đau đớn dồn dập cùng đến một lúc nhưng "anh không thể phát điên, không thể nổi khùng, không thể nằm ỳ, không thể nói năng vô trách nhiệm và thiếu tổ chức". Sang phần hai, người đọc lại tiếp tục hồi hộp lo lắng dõi theo số phận của nhân vật bởi những đổ vỡ rình rập, bi kịch nối tiếp bi kịch. Thực tế đã chứng minh Sài là một người xuất sắc. Ngay trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất anh vẫn luôn cố gắng để thành công. Thế nhưng đó không phải là những cảm nhận duy nhất của người đọc dành cho nhân vật mà mình yêu thích. Ở phần hai, tác giả đã tạo ra những tình huống gay cấn, bất ngờ, tạo dựng những tình thế, những hoàn cảnh khác biệt
để nhân vật được sống, được hạnh phúc, được đau khổ, được trải nghiệm. Từ một con người đứng trên vị trí của đỉnh vinh quang, Sài bước vào cuộc sống thường nhật với niềm hăm hở, tràn đầy niềm tin. Thế nhưng anh lại quáng quàng chạy theo những gì "không phải của mình", không thuộc về mình. Do vậy, Sài trở thành kẻ phục tùng, nô lệ đáng thương. Đứa con mà bấy lâu Sài yêu thương chăm bẵm lại không phải là của anh. Châu - vợ anh trước toà đã "bất ngờ" cho anh biết sự thật đau đớn.
Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông lại tập trung khai thác thái độ vô cảm, ý chí sắt đá lạnh lùng của người cha với con. Tác giả đã tạo ra những tình huống bất ngờ khiến cho người
đọc không khỏi tò mò muốn biết về mối quan hệ cha con diễn biến như thế nào, hậu quả ra sao khi người làm cha là kẻ vô trách nhiệm. Vợ chết, ông - cha của Núi - tuyên bố cắt khẩu phần lương thực mà khi còn sống người vợ đã đong thêm cho các con. Đứa nào học
đúp thì tự nuôi lấy thân, ông không thể chấp nhận cho việc học đúp dù bất kỳ lí do gì. Khi bất ngờ biết Núi bỏ học để kiếm sống nơi bến tàu có liên quan đến những kẻ gian, ông không cần suy nghĩ lấy một giây, lập tức từđể hắn không thể làm ô danh đến ông. Từđấy, ông hoàn toàn vô cảm trước bất kỳ một sự kiện nào của cuộc đời hắn, thậm chí, ông còn viết đơn xin toà án nâng mức án của hắn thành tù chung thân. Ông có tiền cho vay khắp nơi nhưng keo kiệt bủn xỉn với chính con cháu của mình. Tính cách của người bố đã tác
động sâu sắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người đọc, giúp họ tìm thấy căn nguyên mọi tội lỗi của Núi. Vì vậy, dù tác giả viết về cuộc đời của một tên "ăn cắp" nhưng người đọc không ghét mà còn cảm thông, đau xót cho hắn, đồng thời phẫn nộ về trách nhiệm của kẻ
làm cha làm mẹ. Thông qua những tình huống truyện gay cấn, nhà văn đã khéo léo phân tích cho chúng ta thấy những mặt tốt đẹp ở trong con người tưởng là kẻ "bỏđi" ấy. Núi từ
tình huống bất ngờ nối tiếp nhau khiến cho người đọc bị cuốn vào câu chuyện. Chúng ta băn khoăn không biết rồi nhân vật sẽ đi đến đâu, cái gì đang chờ đợi ở phía trước một con người mà cả cuộc đời vào tù ra tội như Núi? Sự hấp dẫn của truyện, một phần lớn nhờ
cách tạo dựng tình huống ấy.
Tiểu thuyết Chuyện làng Cuội so với hai truyện kia có phần dày hơn. Truyện mởđầu bằng cái chết bí ẩn của bà Hiêu Đất tại làng Cuội, từđó mở ra những trang đời nhiều gam màu trầm tối bởi những lừa gạt, oan ức, nhục nhã, đau khổ chồng chất của người phụ nữ
bất hạnh này. Tác giả tạo ra những tình huống truyện căng thẳng, những xung đột mạnh mẽ để nhân vật được thể nghiệm hết những cung bậc của tình cảm, suy nghĩ. Người đọc băn khoăn vì đâu mà người đàn bà xấu số ấy nhận lấy một kết quả thê thảm như vậy? Cái gì đã khiến cho con trai bà, "ngọn lửa chiếu sáng" trở thành "ngọn lửa hung tàn" thiêu cháy cuộc đời bà? Những chuyện tình nối tiếp chuyện tình mà nhà văn đặt tên là chuyện tình thứ nhất, chuyện tình thứ hai ....khiến cho tác phẩm mang đậm chất "tiểu thuyết" hơn. Sáu câu chuyện tình xảy ra ở làng Cuội trở thành những bộ phận tạo nên kết cấu tác phẩm. Mỗi câu chuyện có vẻ như tồn tại độc lập, chẳng liên quan gì đến nhau nhưng thực chất lại liên quan một cách chặt chẽ. Mỗi chuyện tình đi qua, cuộc đời người đàn bà "hiền như đất" ấy càng rơi vào bi kịch. Đặc biệt, chọn cái chết của bà Hiêu Đất mở đầu cho tác phẩm, nhà văn đã đảo ngược sự quan tâm của người đọc dành cho tác phẩm. "Vấn đề họ
cần biết không phải là kết thúc bằng cách nào mà là mọi chuyện bắt đầu từđâu?"
Nói tóm lại, khi đọc tác phẩm của Lê Lựu, chúng ta thường nơm nớp lo sợ, hồi hộp cho số phận của nhân vật. Đã mở những trang sách đầu tiên thì không thể gấp sách lại mà phải tiếp tục đọc, tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện. Có được điều này là do tác giảđã khéo léo xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, gay cấn.