2.1.1. Dự báo nguồn lực đầu tư.
Để đề ra được phương hướng phát triển giáo dục cần dự báo nhu cầu và khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu đó, qua đó cũng nâng cao chất lượng của công tác dự báo.
2.1.1.1. Nhu cầu đầu tư.
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của các chủ trương đầu tư: xây dựng đủ phòng học bộ môn, phòng học bộ môn, nhà điều hành, trang thiết bị, dụng cụ dạy học…,tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn tiếp theo cho giáo dục cần khoảng 1.751 tỷ đồng; trong đó: Xây dựng phòng học cần 695 tỷ đồng, nhà công vụ giáo viên 105 tỷ đồng, nhà điều hành 685 tỷ đồng, phòng học bộ môn 133 tỷ đồng, phòng học tin 40 tỷ đồng, phòng âm nhạc 50 tỷ đồng, thư viện 22 tỷ đồng, sách và thiết bị trường học khoảng 20 tỷ đồng.
Bảng 2.1:Dự báo nhu cầu nguồn lực đầu tư giai đoạn 2009-2012
STT Danh mục công trình
Nhu cầu đầu tư Khối lượng Đơn giá(triệu
đồng)
Nhu cầu vốn
1 Phòng học 3.475 200 695,0
2 Nhà công vụ giáo viên 1.905 55 104,8
3 Nhà điều hành 623 1.100 685,3 4 Phòng học bộ môn 666 200 133,2 5 Phòng học tin 200 200 40 6 Phòng học âm nhạc 250 200 50 7 Thư viện 112 200 22,4 8 Sách và thiết bị 20 Tổng số 1.750,7
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
2.1.1.2 Khả năng đáp ứng.
Căn cứ kế hoạch các nguồn vốn đã bố trí năm 2008, dự báo khă năng huy động các nguồn vốn năm 2009-2010. Tổng số vốn có thể huy động trong 2 năm 2009- 2010n đạt khoảng 750 tỷ đồng, bằng 42,8% so với nhu cầu, bình quân 375 tỷ đồng/năm.
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương( qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) khoảng 424 tỷ đồng, chiếm 56,5%, bình quân 212 tỷ đồng/năm ( năm 2008 hỗ trợ 123,5 tỷ đồng, trong đó vốn kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên 117,9 tỷ đồng; vốn dự án trung học cơ sở II là 5,6 tỷ đồng).
- Vốn chương trình mục tiêu, đầu tư tập trung và lồng ghép các chương trình, dự án khoảng 190 tỷ đồng, chiếm 25,3%, bình quân 95 tỷ đồng/năm (năm 2008b đã bố trí 51,3 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT là 28,9 tỷ
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
đồng, đầu tư tập trung 5,6 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án 16,8 tỷ đồng).
- Tiết kiệm chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục khoảng 38 tỷ đồng, chiếm 5,1%, bình quân 19 tỷ đồng/năm( năm 2008 đã bố trí 6 tỷ đồng)
- Vốn tài trợ, viện trợ…khoảng 23 tỷ đồng, chiếm 3,1%, bình quân 11,5 tỷ đồng/năm (năm 2008 là 5 tỷ đồng)
- Vốn ngân sách huyện, xã và huy động khác khoảng 75 tỷ đồng, chiếm 10%, bình quân 37,5 tỷ đồng/năm (năm 2008 là 20 tỷ đồng).
Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu đã đề ra và đáp ứng nhu cầu đầu tư thì sau năm 2010 cần phải có các giải pháp tích cực hơn mới có thể đạt được kết quả cao.
Bảng 2.2:Dự báo khả năng huy động nguồn lực giai đoạn 2009-2012
STT Danh mục công trình
Khả năng huy động Khối lượng Đơn giá
(triệu đồng)
Nhu cầu vốn
1 Phòng học 2.786 200 557,2
2 Nhà công vụ giáo viên 1.905 55 104,8
3 Nhà điều hành 30 1.100 33 4 Phòng học bộ môn 60 200 12 5 Phòng học tin 30 200 6 6 Phòng học âm nhạc 30 200 6 7 Thư viện 112 190 21,2 8 Sách và thiết bị 10 Tổng số 750,2
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Phương hướng chung.
Tập trung huy động các nguồn lực đảm bảo tiến độ kiên cố hoá trường lớp học; đảm bảo đủ trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học trong trường phổ thông. Giải
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
quyết tốt những vấn đề bức xúc về nhà công vụ giáo viên, xoá phòng học tạm, khắc phục tình trạng học nhờ, học mượn do thiếu phòng học trong trường học. Trọng tâm thực hiện đạt các mục tiêu của chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Tạo môi trường, đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập. Phát triển giáo dục đào tạo để tạo cơ hội cho mọi người, mọi đối tượng và đông đảo ngưòi lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo cac chương trình giáo dục, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dan trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, xây dựng môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm từng bước nâng cao cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong các hoạt động xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo.
Để thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, ngành giáo dục - đào tạo Phú Thọ đã đề ra những định hướng phát triển trong những năm tới như sau :
Một là, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, quan tâm phát triển giáo dục vùng cao, vùng xa: đẩy nhanh tiến độ xoá phòng học tạm, xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng cao; tăng kinh phí đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu dạy - học
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
theo hướng đạt chuẩn và từng bước hiện đại hóa; xây dựng hoàn thiện các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia.
Hai là, tập trung mọi nguồn lực để giữ vững thành tích phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; phấn đấu đến năm 2010, ngành hoàn thành phổ cập trung học phổ thông; phát triển giáo dục dân tộc; đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác dạy nghề, cung cấp lực lượng lao động với chất lượng ngày càng cao cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Ba là, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đội ngũ; củng cố tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng nề nếp, kỷ cương trong ngành; nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy những năm tới.
2.1.3. Một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu.2.1.3. 1. Mục tiêu chung. 2.1.3. 1. Mục tiêu chung.
- Xoá phòng học tạm, nâng cấp phòng học đã xuống cấp, tăng tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố, đảm bảo mỗi lớp học có ít nhất một phòng học, mỗi nhà trường có đủ cơ số phòng học bộ môn, nhà điều hành để tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục đáp ứng với yêu cầu mới.
- Đổi mới, tăng cường thiết bị dạy học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới, đảm bảo các trường phổ thông có đủ thiết bị dạy học để triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới từ lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003; bắt đầu ở lớp 10 năm học 2004-2005 và ở các lớp cuối cấp vào năm học 2006-2007.
- Củng cố, tăng cường hệ thống thư viện trường học, bảo đảm các trường phổ thông đều có thư viện; tăng cường đầu sách, đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phát triển toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng, hiệu quả của giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
Hoàn thành đầu tư xây dựng 1.905 phòng học cộng vụ cho gioá viên, trong đó: mầm non 176 phòng, tiểu học 701 phòng, trung học cơ sở 847 phòng, trung học phổ thông 181 phòng. Tập trung thực hiện công tác kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đồng đều ở tất cả các huyện, thành thị về số lượng và chất lượng.
Đầu tư xây dựng mới 2.786/3.475 phòng học kiên cố để xoá 512 phòng học tạm, 629 phòng học thiếu và 1.645 phòng học bán kiên cố xuống cấp nghiêm trọng.
Đảm bảo 100% trường trung học phổ thông, 30% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học, 20% trường mầm non có nhà điều hành, 100% trường trung học phổ thông, 40% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học có phòng học tin; 30-35% trường trung học phổ thông và trung học cơ sở có phòng thực hành bộ môn; 50-60% trường tiểu học có phòng âm nhạc; 100% các trường phổ thông có thư viện đạt chuẩn.
Đảm bảo 100% trường mầm non và trường phổ thông có địa điểm ổn định và có đủ diện tích đất theo quy định.
Đảm bảo đủ sách và thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới sách giáo khoa và thiết bị trường học theo quy định.
Một mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của chủ chương đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ đó là tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo hầu hết thanh thiếu niên trong độ tuổi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đến hết 21 tuổi được tiếp tục học tập để đạt trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu đến hết tháng 10 năm 2010, toàn tỉnh có 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; đến hết năm 2015 tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Mục tiêu cụ thể để phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh bao gồm:
+ Đến năm 2010 huy động 80%-85% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; từ 10%-15% vào học trung cấp nghề, các trường, cơ sở dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
+ Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông hàng năm từ 85% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 70% trở lên.
+ Đến năm 2010 có 75% trở lên , thanh niên trong độ tuổi từ 18-21 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và có ít nhất 10% trở lên tốt nghiệp đào tạo nghề, đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 65% trở lên và có 10% tốt nghiệp đào tạo nghề.
+ Phấn đấu đến hết năm 2010, có 4 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2015 hoàn thành kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tỉnh Phú Thọ được công nhận phổ cập bậc trung học phổ thông.
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành để tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là vốn kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn tiếp theo, vốn chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo, chương trình 135; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức nước ngoài như: WB, ODA, FDI… và các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp trong nước.
Xây dựng kế hoạch giải pháp huy động vốn của huyện, xã và cơ sở; khuyến khích các hoạt động xã hội hoá giáo dục, để huy động nguồn lực theo đề án số 194/ĐA-UBND ngày 3/10/2005 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đảm bảo tỷ lệ cơ cấu vốn ngân sách đầu tư tập trung hàng năm cho giáo dục và đào tạo, bố trí 50% nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục. Tổ chức thực hiện tốt lồng ghép các chương trình 135, chương trình phân lũ chậm và các dự án khác trên địa bàn.
SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A
Tập trung nguồn lực, thống nhất đầu mối tổng hợp phân bổ vốn hàng năm, khắc phục tình trạng dàn trải, chồng chéo trong phân bổ vốn đầu tư. Và việc quản lý đầu tư xây dựng phải chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra thất thoát vốn và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục, tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.
Để tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sau:
+ Chính sách về đất đai: Các trường công lập hoặc bán công khi chuyển sang loại hình ngoài công lập được tiếp tục giao đất và miễn tiền sử dụng đất. Địa điểm, vị trí giao đất cho các trường ngoài công lập phải theo đúng quy hoạch chi tiết đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất theo đúng mục tiêu không được chuyển nhượng hoặc bán, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất được giao dưới mọi hình thức.
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư: Các cơ sở giáo dục bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập chưa có cơ sở vật chất, được hưởng chính sách về đất đai, dưới hai hình thức: được hưởng các loại hình ưư đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm, hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng mọtt công trình nhà lớp học theo mẫu thiết kế 8P1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Các trường đầu tư xây dựng mới trên địa bàn các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư không quá 3 năm. Các dự án đầu tư mới trên địa bàn các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ được hưởng các