Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

Hoàn thành đầu tư xây dựng 1.905 phòng học cộng vụ cho gioá viên, trong đó: mầm non 176 phòng, tiểu học 701 phòng, trung học cơ sở 847 phòng, trung học phổ thông 181 phòng. Tập trung thực hiện công tác kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đồng đều ở tất cả các huyện, thành thị về số lượng và chất lượng.

Đầu tư xây dựng mới 2.786/3.475 phòng học kiên cố để xoá 512 phòng học tạm, 629 phòng học thiếu và 1.645 phòng học bán kiên cố xuống cấp nghiêm trọng.

Đảm bảo 100% trường trung học phổ thông, 30% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học, 20% trường mầm non có nhà điều hành, 100% trường trung học phổ thông, 40% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học có phòng học tin; 30-35% trường trung học phổ thông và trung học cơ sở có phòng thực hành bộ môn; 50-60% trường tiểu học có phòng âm nhạc; 100% các trường phổ thông có thư viện đạt chuẩn.

Đảm bảo 100% trường mầm non và trường phổ thông có địa điểm ổn định và có đủ diện tích đất theo quy định.

Đảm bảo đủ sách và thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới sách giáo khoa và thiết bị trường học theo quy định.

Một mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của chủ chương đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ đó là tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo hầu hết thanh thiếu niên trong độ tuổi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đến hết 21 tuổi được tiếp tục học tập để đạt trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu đến hết tháng 10 năm 2010, toàn tỉnh có 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; đến hết năm 2015 tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Mục tiêu cụ thể để phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh bao gồm:

+ Đến năm 2010 huy động 80%-85% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; từ 10%-15% vào học trung cấp nghề, các trường, cơ sở dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

+ Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông hàng năm từ 85% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 70% trở lên.

+ Đến năm 2010 có 75% trở lên , thanh niên trong độ tuổi từ 18-21 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và có ít nhất 10% trở lên tốt nghiệp đào tạo nghề, đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 65% trở lên và có 10% tốt nghiệp đào tạo nghề.

+ Phấn đấu đến hết năm 2010, có 4 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2015 hoàn thành kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tỉnh Phú Thọ được công nhận phổ cập bậc trung học phổ thông.

2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ.

2.2.1. Tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư.

Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành để tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là vốn kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn tiếp theo, vốn chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo, chương trình 135; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức nước ngoài như: WB, ODA, FDI… và các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp trong nước.

Xây dựng kế hoạch giải pháp huy động vốn của huyện, xã và cơ sở; khuyến khích các hoạt động xã hội hoá giáo dục, để huy động nguồn lực theo đề án số 194/ĐA-UBND ngày 3/10/2005 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đảm bảo tỷ lệ cơ cấu vốn ngân sách đầu tư tập trung hàng năm cho giáo dục và đào tạo, bố trí 50% nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục. Tổ chức thực hiện tốt lồng ghép các chương trình 135, chương trình phân lũ chậm và các dự án khác trên địa bàn.

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

Tập trung nguồn lực, thống nhất đầu mối tổng hợp phân bổ vốn hàng năm, khắc phục tình trạng dàn trải, chồng chéo trong phân bổ vốn đầu tư. Và việc quản lý đầu tư xây dựng phải chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra thất thoát vốn và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục, tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.

Để tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sau:

+ Chính sách về đất đai: Các trường công lập hoặc bán công khi chuyển sang loại hình ngoài công lập được tiếp tục giao đất và miễn tiền sử dụng đất. Địa điểm, vị trí giao đất cho các trường ngoài công lập phải theo đúng quy hoạch chi tiết đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất theo đúng mục tiêu không được chuyển nhượng hoặc bán, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất được giao dưới mọi hình thức.

+ Chính sách hỗ trợ đầu tư: Các cơ sở giáo dục bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập chưa có cơ sở vật chất, được hưởng chính sách về đất đai, dưới hai hình thức: được hưởng các loại hình ưư đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm, hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng mọtt công trình nhà lớp học theo mẫu thiết kế 8P1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Các trường đầu tư xây dựng mới trên địa bàn các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư không quá 3 năm. Các dự án đầu tư mới trên địa bàn các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ được hưởng các

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 20% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm. Các dự án xây dựng các trường dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn tỉnh được ưu tiên vay vốn, được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 20% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc ngành học phổ thông được hưởng một trong hai hình thức: được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư trong thời hạn không quá 3 năm hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng một công trình nha flớp học theo mẫu thiết kế 8 P1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, tài trợ, đóng góp tiền của công sức…để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được gắn biển ghi tên và được hưởng nhiều quyền lợi khác. . Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập có sự quản lý của Nhà nước:Các trường dạy học ngoài công lập hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Và cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các trường ngoài công lập là tương đối hiệu quả, tất cả các hoạt đông của trường đều nhằm mục đích là sinh lời, là thế nào để một đồng vốn bỏ ra có khả năng sinh lời cao nhất, đạt hiệu quả nhất. Trường hoạt động theo cơ chế thị trường, học phí mà nhà trường đề ra phản ánh chất lượng giảng dạy mà nhà trường mang lại. Chính điều này thúc đẩy nhà trường đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách thức hoạt động của các trường này giống như cách thức hoạt động của một công ty. Mỗi trường đều có hội đông nhà trường gióng như hội đồng quản trị của các công ty. Hội đồng này có nhiệm vụ yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra các chính sách để đáp ứng yêu cầu của học viên học tập tại trường.

+ Chính sách cán bộ: Các cơ sở ngoài công lập có nhu cầu về đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đào tạo hàng năm của tỉnh. Tuỳ theo tính chất mức độ của từng cơ sở, việc hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí đào tạo sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và điều hành.

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

Nâng cao hoạt động của Ban chỉ đạo, các Ban điều hành. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các chủ chương chính sách đầu tư của tỉnh. Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt nâng cao bản mĩnh về chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. Có thể nói đội ngũ nhà gáo là tài sản trí tuệ lớn nhất còn cán bộ quản lý giáo dục là người quản lý lớn nhất khối trí tuệ đó. Xây dựng mẫu cán bộ quản lý phù hợp với bối cảnh hội nhập nghĩa là: người cán bộ quản lý phải có nhân cách- trí tuệ, tác phong mẫu mực và hiệu quả mẫu mực, người quản lý phải có tố chất quản lý và có năng lực lãnh đạo và tổ chức. Muốn vậy cần xây dựng thang chuẩn đánh giá và đổi mới quy trình bổ nhiệm. Đối với các cấp có thẩm quyền, cần xây dựng chuẩn đánh giá, quy trình xem xét, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh đó cần mạnh dạn thay thế những cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu quản lý, sa sút về phẩm chất, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quản lý giáo dục cần tinh giản gọn nhẹ mà hiệu quả hơn, hoạt động chủ yếu dựa vào pháp lệnh. Các trường phải làm đúng chức năng của mình. Nhà quản lí cấp tỉnh, cấp huyện chỉ việc lên kế hoạch thanh tra (không báo trước) để đánh giá năng lực tổ chức quản lí của các trường, đánh giá nghiêm khắc, khách quan về chuyên môn của giáo viên, sẵn sàng loại bỏ những người không làm tốt chức năng của mình, người có cuộc sống bê tha, mất uy tín trước học sinh và phụ huynh... Đồng thời khen thưởng xứng đáng những giáo viên có nhiều thành tích, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, có uy tín trong xã hội.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của Ban chỉ đạo, Ban điều hành và các sở, ngành, Uỷ Ban nhân dân các huyện, thành, thị. Tỉnh cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý các dự án phát triển giáo dục đào tạo có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra ,

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

kiểm tra tiến độ thực hiện, kiểm tra công tác đấu thầu, dự toán , quyết toán vốn đầu tư. Có những quy định công khai và chi tiết về những khoản thu, chi chính thức trong các trường học. Thực hiện phân cấp trong quản lý giáo dục-đào tạo nói chung và hoạt động đâù tư phát triển giáo dục nói riêng. Quy định rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của các đợn vị trực thuộc Sở giáo dục và các Sở có liên quan. Ngân sách nhà nước phân bổ vốn cho từng địa phương và từng cơ sở. Các đơn vị này sẽ có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và thực hiện cũng như tự chịu trách nhiệm theo đúng mục tiêu đã đề ra. Củng cố và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cần đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, vai trò của ngành giáo dục và đào tạo để phát triển sự nghiệp giáo dục. Ðổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường sư phạm, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng chính trị của tỉnh, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thông qua đào tạo tại các trung tâm, cơ sở tin học, ngoại ngữ trên địa bàn; công tác tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân nhằm chuẩn hoá và nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học, tiến tới có 100% cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin (như itenet, thư viện điện tử, giáo trình điện tử phần mềm dạy học theo hệ thống mạng giáo dục Edunet) trong quá trình giảng dạy, quản lí và cập nhật thông tin. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày I5/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Kế hoạch số 64/KH-TU ngày 11/5/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ để đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Có chế độ, chính sách hợp lý vận động giáo viên, cán bộ lớn tuổi, năng lực sức khoẻ hạn chế nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp đồng thời tuyển dụng đội ngũ sinh viên trẻ, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo

SV: Khương Thị Hồng Xoan Đầu tư 47A

đức và sức khoẻ tốt thay thế. Xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Chính sách ưu tiên đối với giáo viên giỏi; chính sách ưu đãi và chế độ nhà công vụ đối với giáo viên và cán

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 45)