NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XĐGN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 54 - 62)

CÔNG TÁC XĐGN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

GIAI ĐOẠN 2010-2015

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015:

Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đi đôi với tăng cường đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên cạnh đó những vùng khó khăn biên giới, hải đảo sẽ là đối tượng được quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách phát triển. Trọng tâm là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước, chương trình xóa đói giảm nghèo dành cho các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn đến năm 2014, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ khác tiếp tục được triển khai, đây là cơ hội cho tỉnh Điện Biên huy động bổ sung nguồn lực hỗ trợ, phấn đấu giảm nghèo nhanh, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với cả nước và với các tỉnh trong khu vực.

Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế - xã hội của Điện Biên nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đưa Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI; giai đoạn 2011 - 2020, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh và có khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc.

Nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xóa đói giảm nghèo:

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phấn đấu thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 3,8% tỷ lệ hộ nghèo, phát triển hệ thống an sinh

xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội bức xúc nhất là nghiện ma túy và lây nhiễm HIV- AIDS.

Mục tiêu chủ yếu trong công tác XĐGN:

Phấn đấu năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống còn dưới 20%; đến năm 2015 còn dưới 10% và đến năm 2020 còn dưới 3%. Từ nay đến năm 2015 mỗi năm bình quân giảm 3,8% tỷ lệ hộ nghèo. Xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà ở dột nát; 100% các xã, phường có đường ô tô đi được cả 2 mùa, 95% thôn, bản có đường ô tô vào năm 2010; trên 80% tổng số hộ có đủ điện, nước sinh hoạt vào năm 2015 và đạt 100% năm 2020. Hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và sắp xếp lại dân cư, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất cho đồng bào tái định cư thủy điện.

2. Những giải pháp thiết thực đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015:

2.1. Xây dựng chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Tỉnh giai đoạn tới trên cơ sở những căn cứ khoa học:

Trên cơ sở điều tra khảo sát thực trạng nghèo đói và phân loại cụ thể, đồng thời xác định rõ các nguyên nhân đói nghèo, các cơ quan chức năng của Tỉnh có thể xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN cụ thể, sát thực với những bước đi hợp lý để đạt hiệu quả thực tế cao nhất.

2.2. Gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển bền vững từ trong nhận thức tới hành động thực tiễn:

Chỉ có gắn với phát triển bền vững thì hiệu quả XĐGN mới được đảm bảo:

- Về kinh tế, phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng rưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.

- Về xã hội: xây dựng nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội. Trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải đợc chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.

- Về tài nguyên và môi trường: các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo được phải được sử dụng trong phạm vi cho phép nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng; các dạng tài nguyên không tái tạo được phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được đảm bảo, có như vậy mới đảm bảo được đời sống và sản xuất của người dân, làm cơ sở để XĐGN đạt hiệu quả cao nhất.

Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên hiện nay để thực hiện XĐGN một cách bền vững cần khai thác,vận dụng thực hiện triệt để các chính sách liên quan đến phát triển bền vững vùng Dân tộc thiểu số và miền núi, như:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh thời kỳ 2010-2020. Bởi đây là nền tảng, là định hướng cho các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể trong một giai đoạn nhất định nhằm phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bền vững.

- Nhận thức đúng đắn đầy đủ để khai thác vận dụng tối đa hệ thống các chính sách liên quan đến Đất đai và rừng, Định canh định cư , Hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn đi đôi với XĐGN tạo việc làm, Nước sạch và vệ sinh môi trường, Giáo dục, Khoa học, công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, Dân số và kế hoạch hoá gia đình…

2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức XĐGN:

Để đạt hiệu quả cáo trong công tác XĐGN, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức: XĐGN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các nghành; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh; đồng thời phải làm cho người nghèo có nhận thức đúng đắn về XĐGN, từ đó khơi dậy và thôi thúc ý chí vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Hình thức tuyên truyền, giáo dục phải linh hoạt, mềm dẻo và sâu sắc

- Phát huy tối đa vai trò, hiệu quả của hệ thống các phương tiện truyền thông tin đại chúng và thiết lập các kênh thông tin hai chiều về thực hiện chương trình XĐGN từ cơ sở đến Tỉnh và ngược lại.

- Tập huấn và đưa vào khai thác khả năng to lớn của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc tuyên truyền giáo dục về XĐGN nói chung, đặc biệt trong việc vận động giác ngộ ý thức tự lực vươn lên XĐGN trong đại bộ phận dân cư, nhất là những khu vực có có tỷ lệ đói nghèo cao. Đội ngũ này chính là những cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể quần chúng, các già làng trưởng bản, các điển hình tiên tiến XĐGN trong cư dân địa phương. Họ vốn là những người có uy tín trong cuộc sống sinh hoạt của cư dân trên địa bàn, họ có sự am hiểu tường tận về tâm sinh lý của các loại đối tượng, do đó có khả năng rất cao trong việc tuyên tuyền giáo dục tư tưởng.

- Đưa các nội dung tuyên truyền giáo dục về XĐGN lồng ghép vào nội dung của các cuộc thi, hội thi, nhất là các lễ hội mang tính truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của mỗi địa phương cơ sở một cách nhẹ nhàng, mềm mại, linh hoạt mà sâu sắc. Ví dụ như: tôn vinh danh hiệu, khen thưởng, biểu dương thành tích, giới thiệu điển hình, phổ biến kinh nghiệm làm giàu…

2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, điều hành theo hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình XĐGN;

Để tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác XĐGN cần:

- Tổ chức Đảng phải là nòng cốt trong chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN; cấp ủy tại địa bàn phải chỉ đạo sát sao các hoạt động của Ban Chỉ đạo XĐGN cấp mình trong quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp, phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện chương trình XĐGN bằng cách:

+ Tham gia bình xét, đánh giá phân loại hộ nghèo; tham gia quản lý, giám sát các chương trình, dự án đầu tư vào địa bàn và từng hộ nghèo;

+ Trực tiếp hỗ trợ cá thành viên thoát nghèo đồng thời gắn các phong trào phát triển kinh tế - xã hội với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở khu dân cư, "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", "xóa đói giảm nghèo'. Qua đó củng cố niềm tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính

quyền và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu XĐGN trên địa bàn.

Để tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành trong việc thực hiện công tác XĐGN:

+ Thứ nhất, Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo ở các cấp:

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo làm công tác XĐGN từ cấp tỉnh tới cấp xã, đặc biệt là hình thành hệ thống cơ quan giúp việc chuyên trách 2 cấp: tỉnh, huyện và cán bộ chuyên trách ở cấp xã để bảo đảm hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý các hợp phần của công tác XĐGN.

- Tạo cơ chế quản lý phù hợp để cơ quan thường trực và các cơ quan quản lý các hợp phần của công tác XĐGN ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để quản lý.

- Có chính sách bố trí và phụ cấp cho các bộ chuyên trách làm công tác XĐGN và cán bộ khuyến nông ở cấp xã, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách sẽ là một trở ngại lớn cho việc xác định đối tượng và tiếp cận cảu hộ nghèo tới các chính sách, dự án của công tác XĐGN.

+ Thứ hai, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp, các ngành: Sở Lao

động-Thương binh xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Tỉnh hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu XĐGN của Tỉnh giai đoạn 2010-2015.

- Hướng dẫn xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các dự án; dạy nghề cho người nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác XĐGN; đề án hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục-đào tạo;

- Phối hợp với các ngành hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh với các chương trình, dự án XĐGN trên cùng một địa bàn từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

- Để việc theo dõi, giám sát, đánh giá đảm bảo tính khách quan, hiệu quả cần tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể, phù hợp. Hệ thống này bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, hiệu quả và tác động của công tác XĐGN tới thực tế giảm nghèo và được xác lập ở cấp Tỉnh, huyện và xã.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu trước khi thực hiện Chương trình;

- Xây dựng cơ chế để các tổ chức đoàn thể xã hội, người dân chủ động tham gia cũng như chủ động giám sát và đánh giá hiệu quả của công tác.

2.5. Tạo lập hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện công tác XĐGN đồng bộ, chặt chẽ:

- Đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cũng như sự tham gia mọi mặt của mọi tổ chức và người dân vào công tác XĐGN

- Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn: + Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc.

+ Khuyến khích người dân trên địa bàn tham gia vào mọi hoạt động của công tác XĐGN từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã; quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá.

- Kịp thời cổ vũ, động viên, khuyến khích hộ, xã thoát nghèo.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2006-2010 trong giai đoạn 2010- 2015 với những đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả

2.6. Nghiên cứu áp dụng xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển bền vững trong kinh tế nông nghiệp nông thôn:

Một số mô hình tiêu biểu nên áp dụng xây dựng và nhân rộng như: • Mô hình làng sinh thái:

- Làng sinh thái được áp dụng cho địa bàn đồi núi với mục đích chính là bảo vệ và giữ gìn được 2 nguyên tố cơ bản cho sản xuất lương thực thực phẩm là đất và nước. Bài toán đặt ra mang ý nghĩa sâu sắc về bảo vệ môi trường sống và cải thiện tình hình kinh tế xã hội là phải có một phưng thức sản xuất trên đất đồi núi

Khắc phục tình trạng đất đồi và núi hoang trọc lan rộng, xói mòn, lũ lụt và khô hạn gây mất cân bằng sinh thái trên diện rộng, phục hồi độ phì cho đất, đảm bảo duy trì sản lượng lương thực, thực phẩm lâu dài.

Mô hình vườn - ao - chuồng:

- Vườn - ao - chuồng (viết tắt là VAC) là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn , nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm

- VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập quan trọng trong chi tiêu gia đình. Qua điều tra thì thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50 - 70% tổng thu nhập của gia đình. Ở miền núi tỷ lệ này có thể chiếm tới 80 -90%, do đó việc nhân rộng mô hình này rất hữu ích trong công tác XĐGN

- Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở những địa phương thuần nông như Tỉnh ta, bên cạnh sản xuất lúa chỉ có phát triển kinh tế vườn mới tạo khả năng để thu hút lao động thừa và giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, tăng thu nhập. Đồng thời kinh tế VAC không những không làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa mà còn thuận lợi cho an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc thực hiện kinh tế VAC cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần chú ý khắc phục trong thời gian tới như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chưa có quy hoạch tổng thể gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng do phần lớn các mô hình VAC đều tự phát;

 Các mô hình VAC chủ yếu mới chú trọng phát triển sản xuất trước mắt, nhỏ lẻ, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội và

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 54 - 62)