Nguyên nhân của nghèo đói:

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 35 - 37)

Đói nghèo có nhiều nguyên nhân song ở tỉnh Điện Biên tập trung chủ yếu ở 1 số nguyên nhân sau:

Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Là một tỉnh miền núi có tỷ lệ đói nghèo cao thứ 2 trong cả nước, có 44 xã thuộc 4 huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực (lúa nước, hoa màu...), lại thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, do đó tưới tiêu rất khó khăn, hầu như phụ thuộc vào thiên nhiên.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, rủi ro như bão, lũ, sạt lỡ đất, động đất, sương muối, mưa đá, hạn hán kéo dài… ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, do đó mất mùa và thiệt hại về người và của thường xuyên xảy ra.

- Giao thông đi lại đến những vùng này hết sức khó khăn, do xa xôi, hẻo lánh, cách biệt, và thiên tai làm hư hỏng xuống cấp các công trình giao thông, vì thế những vùng này thường bị cách biệt, thiếu thông tin, sản xuất hầu như khép kín, mang tính chất tự cấp tự túc, khó hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất.

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Nền kinh tế của tỉnh chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng và phát triển, do đó hiệu ứng lan tỏa của sự tăng trưởng kinh tế chưa rộng và mạnh từ các trung tâm kinh tế đến các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói, khó khăn.

- Vốn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo của Tỉnh chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế; công tác điều tra, khoanh vùng đối tượng nghèo chưa thể triệt để, do dân cư

phân tán, nhất là đối với những nhóm người dân tộc ở những vùng cao, vùng sâu, việc thống kê đối tượng nghèo còn hạn chế và chưa triệt để.

- Ở những xã nghèo, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là những bản làng vùng cao, tỷ lệ người mù chữ cao, phong tuc tập quán còn lạc hậu, nên việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, do đó người dân chậm thoát nghèo.

- Những hộ nghèo thường là những hộ đẻ dày, đẻ nhiều, thiếu sức lao động (tỷ lệ tăng dân số trung bình của tỉnh rất cao: 17-18%/ năm, và còn cao hơn nhiều so với mức trung bình ở những xã, huyện nghèo, vùng cao, vùng sâu).

- Một bộ phân người dân lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội (nghiện hút) cũng dẫn đến đói nghèo, tình trạng này còn tồn tại nhiều ở các bản người dân tộc vùng cao trong tỉnh.

+ Theo kết quả điều tra đói nghèo năm 2005, theo thứ tự từ cao xuống thấp:

- Nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn = 22.200 lượt hộ, chiếm 61%/tổng số hộ nghèo, chiếm 26,8%/ tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do thiếu vốn = 16.377 lượt hộ, chiếm 45%/tổng số hộ nghèo và 19,82%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do thiếu đất sản xuất = 8.075 lượt hộ, chiếm 22,18%/tổng số hộ nghèo và 9,83%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do thiếu lao động = 5.532 lượt hộ, chiếm 15,2%/tổng số hộ nghèo và 6,7%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do không có việc làm = 3.021 lượt hộ, chiếm 8,3%/tổng số hộ nghèo và 3,65%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do có người tàn tật = 1.783 lượt hộ, chiếm 4,9%/tổng số hộ nghèo và 2,15%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do ốm đau, tai nan, rủi ro = 1.296 lượt hộ, chiếm 3,56%/tổng số hộ nghèo và 1,56%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

- Nghèo do các nguyên nhân khác = 1.201 lượt hộ, chiếm 3,3%/tổng số hộ nghèo và 1,45%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;

Phần III:

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w