Đánh giá chung về kết quả thực hiện:

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 47 - 50)

Về tổ chức thực hiện:

UBND Tỉnh đã thành lập được hệ thống tổ chức thực hiện chương trình thống nhất từ tỉnh đến huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành, kiện toàn được Ban giám sát xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thực hiện Nghị định số 14 của Chính phủ, năm 2008 phòng Dân tộc các huyện bị giải thể, phải bố trí sắp xếp lại tổ chức, công việc chuyển giao cho các phòng chuyên môn khác thực hiện.

Về cơ chế quản lý:

UBND tỉnh đã ban hành được hệ thống căn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của công tác XĐGN một cách phù hộ với điều kiện thực tế của địa phương. Song việc ban hành còn chậm và việc sửa đổi, bổ dung chưa kịp thời.

Về hiệu quả kinh tế, xã hội:

- Công tác XĐGN đã giải quyết được những vấn đề cấp bách nhất của các xã đặc biệt khó khăn về đường giao thông, trường học, trạm xá, điện, nước, sinh hoạt, thủy lợi… góp phần giải quyết khó khăn về đời sống và sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo lập lòng tin của đồng bào dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Người dân được hưởng lợi từ các công trình, được tham gia giám sát và thể hiện vai trò làm chủ các công trình thông qua quy chế dân chủ cơ sở, các công trình được triển khai có sự tham gia bàn bạc của người dân từ bước lập kế hoạch đến giám sát chất lượng và nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng. Nhờ đó tính bền vững của các công trình được đảm bảo hơn.

- Các tuyến đường giao thông liên bản được xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội… ngày càng phát triển rõ rệt.

- Hệ thống thủy lợi được xây dựng đã nâng cao khả năng tưới tiêu, mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng; số lượng hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt cũng ngày một tăng.

- Số nhà nội trú học sinh được xây dựng kiên cố với quy mô nhà cấp 4, đã giúp cho các em học sinh ổn định cuộc sống, yên tâm học tập, nhờ đó tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường ngày một tăng.

- Một số trạm y tế cơ sở được xây dựng mới kiên cố, giảm bớt những khó khăn trong việc khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào, kỹ thuật canh tác mới với các giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt đã dần dần thay thế cho tập quán sản xuất lạc hậu, đã hình thành một số vùng kinh tế hàng hóa, ngày càng có nhiều hộ làm ăn giỏi, mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bản và cộng đồng với những nội dung thiết thực đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ xã, bản, góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý bước đầu hoạt động có hiệu quả, trợ giúp pháp luật miễn phí cho nhân dân khi có nhu cầu.

- Việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II kết hợp việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trong công tác XĐGN trên địa bàn tỉnh đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 44.06% cuối kỳ năm 2005 xuống còn 33.72% năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 4-5% số hộ nghèo.

2.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: a. Những tồn tại, hạn chế:

- Một số mục tiêu về phát triển sản xuất, phát triển cơ sỏ hạ tầng, phát triển nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã, trưởng bản thực hiện được nhưng hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần của Bộ, ngành trung ương và của tỉnh còn chậm và chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

đến tiến độ thực hiện chương trình, việc thực hiện quy chế dân chủ từ cơ sở đã có những kết quả bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao.

- Chất lượng một số hạng mục công trình còn thấp, công tác quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm thường xuyên, nên một số công trình sau khi đầu tư đưa vào sử dụng đã nhanh bị hư hỏng, xuống cấp, kém phát huy hiệu quả.

- Qua 4 năm thực hiện công tác XĐGN, công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiếu số trong độ tuổi 16-25, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xã chưa thực hiện được. Vì các đối tượng được đào tạo là lao động của chính các hộ dân. Mặt khác, kinh phí của chương trình chỉ hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo, không hỗ trợ cho học viên nên không thể chiêu sinh được các lớp đào tạo, tài liệu phục vụ cho công tác tập huấn thống nhất trên toàn quốc mới được điều chỉnh, bổ sung tháng 9 năm 2008, do đó việc phổ cập chưa đạt được kết quả.

- Công tác phổ biến chính sách, tuyên truyền, vận động nhân dân còn hạn chế; thực hiện nguyên tắc xã có công trình, người dân có việc làm tăng thêm thu nhập từ việc tham gia xây dựng công trình chưa nhiều, vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế, nên số xã được giao làm chủ đầu tư còng ít (3/73 xã đặc biệt khó khăn, 3/9 xã khu vực II), việc tổ chức thực hiện còn chưa theo đúng lộ trình của tỉnh đã ban hành.

- Công tác lập báo cáo quyết toándự án hoàn thành của các chủ đầu tư còn chậm, công tác thẩm định báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ở các phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện còn chậm, chưa thực hiên tốt việc thẩm tra báo cáo quyết toán trình UBND các huyện phê duyệt.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w