Đặc điểm của lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1 (Trang 43)

2.1.2.2.1. Theo độ tuổi và giới tính

Độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của Công ty. Nếu độ tuổi và giới tính của lao động phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình SXKD, ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm quá trình SXKD.

Bảng 2.2: Bảng lao động theo độ tuổi trong Công ty.

STT Tên Đơn Vị Tổng số lao Giới tính Tỷ lệ % Nam Nữ Nam Nữ 1 Ban Giám đốc 3 2 1 66.67 33.33 2 Phòng TC-LĐTL 12 7 5 58.33 41.67 3 Phòng HCQT 34 30 4 88.24 11.76 4 Phòng KTNV 23 20 3 86.96 13.04 5 Phòng TCKT 26 8 18 30.77 69.23 6 Phòng KH 18 14 4 77.78 22.22 7 Phòng ĐT-XDCB 15 10 5 66.67 33.33 8 Phòng Tiếp thị bán hàng 17 9 8 52.94 47.06

9 Ban Thanh tra kiểm tra 9 9 0 100.00 0.00

10 Ban Quản lý các dự án 16 11 5 68.75 31.25

11 Phòng UDTH 24 19 5 79.17 20.83

12 Trung tâm Nguồn điện 28 26 2 92.86 7.14

13 Trung tâm hỗ trợ DVVT 45 39 6 86.67 13.33

14 Trung tâm CM-TD 109 94 15 86.24 13.76

15 Trung tâm Viễn thông Bờ Hồ 110 92 18 83.64 16.36

16 Trung tâm VT Yên Phụ 105 82 23 78.10 21.90

17 Trung tâm VT Trần K.Chân 114 85 29 74.56 25.44

19 Trung tâm VT Long Biên 109 85 24 77.98 22.02

20 Trung tâm VT Gia Lâm 91 72 19 79.12 20.88

21 Trung tâm VT Đông Anh 111 91 20 81.98 18.02

22 Trung tâm VT Sóc Sơn 89 74 15 83.15 16.85

23 Trung tâm VT Mê Linh 47 40 7 85.11 14.89

Tổng Lao động 1283 1019 264 79.42 20.58

(Nguồn Phòng TC-LĐTL)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy lao động trong Công ty chủ yếu là nam giới. Điều này là phù hợp với loại hình SXKD của Công ty. Có những đơn vị 100% lao động là nam giới (Ban Thanh tra kiểm tra), tại Trung tâm Nguồn điện thì cũng có tới 92,86% lao động là nam…Đây là những công việc nặng nhọc, yêu cầu sức khỏe như kéo dây cáp, sửa chữa máy điện thoại cố định,… nên phù hợp với nam giới. Như vậy cơ cấu lao động phù hợp với tính chất công việc đảm bảo tính hiệu quả trong công việc

2.1.2.2.2. Theo độ tuổi lao động

Bảng 2.3: Bảng Cơ cấu theo tuổi của lao động trong Công ty

STT Độ

tuổi Số lượng lao động Tỷ lệ %

Chính thức Thời vụ Tổng số Chính thức Thời vụ Tổng số 1 <20 1 1 2 0.08 1.33 0.15 2 21 - 30 312 30 342 25.26 40.00 26.11 3 31 - 40 622 21 643 50.36 28.00 49.08 4 41- 50 212 20 232 17.17 26.67 17.71 5 >50 88 3 91 7.13 4.00 6.95 Tổng số 1235 75 1310 100 100 100 (Nguồn: Phòng TC-LĐTL)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo tuổi trong Công ty

Ta thấy lao động trong Công ty là lao động trẻ chủ yếu có độ tuổi trong khoảng 31 - 40 tuổi, đây là độ tuổi lao động làm việc

thành thạo với công việc và cũng có xu hướng làm việc ổn định tại công ty, đây là điều kiện khá thuận lợi cho Công ty.

2.1.2.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ

Trình độ chuyên môn của lao động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động SXKD, vì trước hết nó là yếu tố chính để đánh giá chất lượng lao động.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lao động phân theo trình độ

Dựa vào bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của Công ty ta thấy lao động trình độ Đại học của lao động chiếm tỷ lệ khá cao (34,58%), do đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Công ty là dịch vụ viễn thông nên cao nhất là lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, họ là những công nhân trong Công ty, những công nhân này có thể đáp ứng những đòi hỏi về mặt kỹ thuật ở những khâu sản xuất, nắp đặt các trạm truyền dẫn, kéo dường dây cáp… Hàng năm Công ty tuyển dụng khá nhiều những công nhân kỹ thuật từ các trường công nhân Bưu điện hay từ các trường Cao đẳng, Trung cấp để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới phủ sóng mạng điện thoại và cung cấp các dịch vụ viễn thông trên diện rộng

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

STT Phân theo trình độ Chính thức Tổng Nam Nữ 1 Trên ĐH 33 27 6 0 33 2.52 2 Đại học 446 319 127 7 453 34.58 3 Cao đẳng 127 100 27 7 134 10.23 4 Trung cấp 105 74 31 7 112 8.55

5 Trung học chuyên nghiệp 524 448 76 54 578 44.12

6 Chưa qua đào tạo 0 0 0 0 0 0.00

Đánh giá kết tình hình Tổ chức sản xuất, sử dụng lao động và phân phối thu nhập của Công ty trong năm 2007, 2008.

Về tổ chức sản xuất.

Thực hiện chủ trương của Giám đốc VTHN, Công ty đã kịp thời triển khai mô hình sản xuất tại các Đài điện thoại viễn thông, triển khai các đường truyền phục vụ công tác điều hành phù hợp với mô hình TCSX của các đài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo và điều hành SXKD.

Trong năm đã triển khai mua dịch vụ bảo vệ đêm tại 34 trạm vệ tinh, tiết kiệm được gần 60 lao động trực ca để bổ sung cho các vệ tinh còn thiếu lao động và các công tác tu bổ bảo dưỡng mạng lưới; ngoài ra còn tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí lương.

Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý dịch vụ truyền số liệu ADSL, Công ty ĐTHN 1 đã khẩn trương triển khai xây dựng mô hình TCSX khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, bố trí sắp xếp nhân lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của công tác quản lý nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:

- Hiện Công ty đang quản lý trên 2.500 thuê bao TSL, 72.000 thuê bao

ADSL

- Trung bình hàng tháng phát triển trên 30 đường TSL, gần 3.000 thuê bao

ADSL, thực hiện dịch chuyển trên 60 thuê bao TSL, gần 300 thuê bao ADSL…

Tổ chức kênh bán hàng từ Công ty xuống đến đơn vị có chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp nhằm tăng cường công tác bán hàng tại địa chỉ khách hàng và đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng xuống từng tổ sản xuất.

Sắp xếp và bố trí lực lượng lao động tại các tổ cho phù hợp để đảm bảo năng suất lao động, thực hiện khoán đến từng người thợ, vừa đảm bảo chỉ tiêu về thủ tục cung cấp dịch vụ mà vẫn đảm bảo cung cấp hỗ trợ dịch vụ trong khi chất lượng mạng

vẫn được duy trì và ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và yêu cầu của khách hàng.

Sử dụng lao động

Khi thành lập, Công ty có 1.212 lao động, quản lý 323.893 máy (267 máy/lao động) Đến nay có 1.310 lao động, quản lý 448.441 máy (347 máy/lao động).

Lao động tăng 8%, thuê bao tăng 30%. Riêng năm 2007:

- Thực tăng 76.250 thuê bao, hoàn thành chỉ tiêu tước 1 tháng, trong đó điện

thoại cố định là 50.150, TSL, và ADSL là 26.100 (trong đó thuê bao TSL tăng 150%).

- Ngoài ra: còn thi công cáp phục vụ cho các trạm BTS của Cityphone; Điều

chuyển thiết bị giữa các trạm để giải quyết tình trạng thiếu thiết bị do đầu tư chậm

- Địa bàn quản lý rộng, chiếm 3/4 diện tích thành phố, đặc bịêt với các địa

bàn của huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm vừa rộng vừa phức tạp và đang trong thời kỳ đô thị hóa. Công ty đã phối hợp các cấp chính quyền của các địa phương để tổ chức các đợt tuyên truyền, đấu tranh; phối hợp tuần tra và vây bắt đối tượng nên cũng chi phí lao động đáng kể. Trong năm có 97 vụ xâm phạm mạng lưới, đã phối hợp truy bắt được 20 đối tượng.

- Trong điều kiện số lao động giảm dần: Đầu năm 2007 có 1.327 lao động

đến cuối năm 2007 còn 1.294 lao động, như vậy giảm 33 lao động.

- Hiện nay số lao động trong Công ty là 1.310 (tính đến ngày 17/02/2009).

Qua đó có thể thấy tác nghiệp của mỗi lao động tăng gần gấp đôi, thể hiện việc sử dụng nguồn lực hiện nay là hết sức hiệu quả.

Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD

7 tháng đầu năm 2008 thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh:

PTTB : đạt 48%

Doanh thu : đạt 49%

Mặc dù tình hình kinh tế năm 2008 hết sức khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hãng cung cấp dịch vụ như Viettel, EVN telecom, TH_mobile,… Song Công ty đã phát huy sự năng động, hoàn thành suất sắc chỉ tiêu SXKD năm 2008.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức theo mô hình mới, Công ty đã tập trung xây dựng kế hoạch mở rộng, phát triển mạng lưới viễn thông.

Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường vừa là thách thức cũng chính là cơ hội để Viễn thông Hà Nội không ngừng hiện đại hóa một cách đồng bộ mạng lưới, ngày càng khẳng định vị thế của mình.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CTTL CỦA CÔNG TY ĐTHN12.2.1. Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Công ty 2.2.1. Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Công ty

2.2.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương

Tổng quỹ tiền lương của Công ty để chi trả căn cứ vào kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng kế hoạch quỹ lương từ đầu năm và khác nhau ở mỗi năm.

Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty: trích theo tỷ lệ % trên doanh thu và theo chế độ quy định của Nhà nước: Công ty sử dụng quỹ tiền lương tính theo doanh thu để chi trả cho công nhân viên là chủ yếu.

Tổng quỹ tiền lương của Công ty được hình thành từ 3 nguồn chính đó là: Lương chính, lương phụ, phụ cấp. Trong đó:

- Lương chính là lương mà Công ty căn cứ theo Nghị định 26/CP của thủ

- Lương phụ là lương theo sản phẩm mà Công ty căn cứ vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Phụ cấp của Công ty bao gồm các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách

nhiệm và phụ cấp nguy hiểm độc hại, tiền thưởng.

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu thu nhập của người lao động trong Công ty

STT Khoản mục

Tiền lương bình quân Tỷ lệ %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008

1 Lương chính 43,125,369,327 51,871,314,104 78% 80% 2 Lương phụ 8,193,461,542 10,389,624,516 15% 16% 3 Phụ cấp 4,002,182,777 2,790,716,265 7% 4% 4 Tổng thu nhập 55,321,013,646 65,051,654,885 100% 100% (Nguồn: phòng TC-LĐTL)

Biểu đồ 2.4: Đồ thị biểu diễn cơ cấu thu nhập của người lao động trong Công ty năm 2007 và năm 2008

Nhận xét:

- Qua đồ thị biểu diễn tổng quỹ tiền lương của năm 2007 và năm 2008 ta

thấy: tiền lương chính của người lao động trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 78% năm 2007 và 80% năm 2008 điều này là hợp lý, vì thu nhập tiền lương bao giờ

cũng chiếm khoảng 75 – 80% tổng thu nhập thì sẽ phát huy được vai trò của tiền lương và các khoản thu nhập với vai trò là đòn bẩy kinh tế. Tiếp theo là tiền lương phụ chiếm 15% năm 2007 và 16% năm 2008 và sau cùng là phụ cấp chiếm 7% năm 2007 tuy nhiên năm 2008 tỷ trọng phụ cấp trong tổng thu nhập lại giảm xuống, nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế trong nước cũng giảm và trong Công ty ĐTHN 1 cung không tránh khỏi điều này. Tiền thưởng cho người lao động cũng bị giảm xuống.

- Công ty đã có mối quan tâm đến cán bộ công nhân viên trong Công ty một

cách chu đáo, điều đó nhằm tạo kích thích tăng năng suất lao động, từ đó nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Cụ thể biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Bảng biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động

S

T Khoản mục Tiền lương bình quân Tỷ lệ

Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối(đ) Tương đối

(%) 1 Lương chính 43,125,369,327 51,871,314,104 8,745,944,777 20% 2 Lương phụ 8,193,461,542 9,789,624,516 1,596,162,974 19% 3 Phụ cấp 4,002,182,777 3,390,716,265 -611,466,512 -15% 4 Tổng thu nhập 55,321,013,646 65,051,654,885 9,730,641,239 18%

Qua bảng số liệu ta thấy: Tỷ lệ lương chính của năm 2008 tăng 8,745,944,777đ tương ứng là tăng 20% so với năm 2007, tỷ lệ lương phụ tăng 1,596,162,974đ tương ứng là tăng 19%.

2.2.1.2. Xác định đơn giá tiền lương1

Theo thông tư Hướng dẫn xác định đơn giá tiền lương của Tập đoàn Bưu chính Việt Nam, theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

Căn cứ Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc xác định đơn giá tiền lương đối với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Chỉ tiêu được dùng để xây dựng đơn giá tiền lương đó là: các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào chất lượng, đặc điểm sản xuất, kinh doanh Công ty lựa chọn các chỉ tiêu sau: Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận, số lượng sản phẩm sản xuất ra…

1. Từ năm 2008 đến hết năm 2010:

a) Để bảo đảm tiền lương của người lao động thuộc mạng viễn thông ổn định trong 03 năm đầu, từ năm 2008 đến 2010 so với trước khi chia tách với bưu chính theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được hưởng tiền lương (bao gồm tiền lương từ hoạt động cung ứng dịch vụ viễn thông do Nhà nước đặt hàng và tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác) tính theo đơn giá tiền lương, công thức tính như sau:

Vđg = Lđb x [TLbq + (TLbq x K/100% x 0,8 )] x 12 tháng

Tổng doanh thu kế hoạch Trong đó:

1 Thông tư hướng dẫn xác định đơn giá tiền lương của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Nguồn phòng TCLĐ – TL)

- Lđb là số lao động định biên (hoặc lao động định mức) được xác định theo quy định tại Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- TLbq là tiền lương bình quân tháng thực tế thực hiện năm trước liền kề.

- K là mức tăng khoán sản lượng hàng năm đối với dịch vụ viễn thông do Nhà nước đặt hàng kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Riêng năm 2008, do mới chia tách với bưu chính, chưa có chỉ tiêu để so sánh, Tổng giám đốc VTHN căn cứ vào khối lượng nhiệm vụ, mức khoán sản lượng dịch vụ viễn thông xác định K và báo cáo Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quyết định để làm căn cứ tính đơn giá tiền lương cho phù hợp với thực tế.

- Tổng doanh thu kế hoạch là chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh dùng làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương.

b) Quỹ tiền lương kế hoạch của Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được xác định theo quy định tại khoản 3, mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Quỹ tiền lương thực hiện của Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được xác định theo quy định tại khoản 4, mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong đó quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w