Các phương pháp QLCL được áp dụn gở Công ty cơ khí 25 tổng cục CNQP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty cơ khí 25-TCCNQ (Trang 35 - 40)

II. Thực trạng quản lý chất lượngở Công ty

4.Các phương pháp QLCL được áp dụn gở Công ty cơ khí 25 tổng cục CNQP.

CNQP.

4.1. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng.

Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, Công ty tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng là biện pháp mang đặc tính tác nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu nhập, phát hiện, đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, những diễn biến của quá trình vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Để kiểmm tra, kiểm soát chất lượng công ty đã tập trung vào trước tiên là khâu kiểm tra, kiểm soát quá trình.

Phòng KCS là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng tư đầu vào đến đầu ra mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất, phạm vị hoạt động của phòng KCS rất rộng.

4.2. Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào.

Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều được kiểm tra thực nghiệm, đánh dấu, nhận biết và kết luận chất lượng của nguyê liệu trước khi nhập kho. Thủ kho thường xuyên kiểm tra các khu vực

được phân công quản lý nhằm phát hiện những tác động xấu của môi trường đến chất lượng sản phẩm và ngược lại.

Những vật tư sản phẩm có yêu cầu sản xuất gấp được Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra vật tư đó. Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm được chế tạo từ số vật tư không phù hợp đó.

Những vật tư nguyên liệu sản phẩm mua trực tiếp của các nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà cung ứng thực hiện và bảo hành sản phẩm đó thì được kiểm tra thử nghiệm đầu vào trừ những trường hợp nghi vấn.

Phương châm của Công ty để có chất lượng tốt là: “Phải làm đúng và làm tốt ngay tư đầu”

4.3. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất.

Công ty đảm bảo quá trình sản xuất phải được kiểm soát, trong đó chú trọng đến các vấn đề: Các công đọan phải được kiểm tra, các thông số cần phải đo kiểm tra, phương pháp kiểm tra…

Công ty phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc sau:

- Chỉ có sản phẩm đã qua kiểm tra và được chấp nhận mới được chuyển đến công đọan sau.

- Các sản phẩm đã qua kiểm tra đều được đánh dấu, phân loại, xử lý. - Các số liệu phải được theo dõi, ghi chép và lưu hồ sơ.

- Thực hiện đúng quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp.

Kiểm tra thử nghiệm trong quá trình sản xuất

Lª ThÕ Sang Líp : Qu¶n lý Kinh tÕ 46B Cấp vật tư Tạo phôi Kiểm phôi Nhập phôi Cấp phôi Sản xuất Kiểm tra Ký phiếu nhập đóng dấu trạng thái Xử lý Bỏ làm lại

4.4. Quản lý chất lượng trong khâu phân phối và tiêu dùng.

Công tác quản lý chất lượng sau sản xuất, nhằm bảo vệ chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ lợi ích của khách hàng với chi phí thấp nhất. Quản lý tốt khâu này cho phép công ty nhận được những thông tin phản hồi chính xác từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm.

Các công cụ thống kê được áp dụng chủ yếu đó là biểu đồ PARETO và biểu đồ nhân quả.

Biểu đồ PARETO dùng để tìm ra các vấn đề được ưu tiên giải quyết còn biểu đồ nhân quả giúp tìm ra nguyên nhân chủ yếu trong các nguyên nhân gây ra với vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó các bộ phận có liên quan đề ra biện pháp nhằm khắc phục vấn đề.

Một ví dụ về việc ứng dụng biểu đồ PARETO và biểu đồ nhân quả trong việc giải quyết vấn đề sản phẩm hỏng, không phù hợp ở Công ty cơ khí 25.

Xử lý sản phẩm hỏng và không phù hợp.

Phát hiện sự không phù hợp

Xử lý

Lập phiếu yêu cầu hành động khắc phục

Xem xét nguyên nhân

Đề ra biện pháp khắc phục

Thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khắc phục Kết thúc

Bảng tổng hợp hàng hỏng- sản phẩm đúc kim loại năm 2007

ST T

Nguyên nhân Khối lượng Tỷ lệ % % Tích lũy

1 Nứt vỡ 4199 25,37 25,37 2 Rỗ hơi 2216 13,39 38,76 3 Ngót 2162 13,06 51,82 4 Vỡ nát 2098 12,65 64,47 5 Sai kích thước 2039 12,32 76,78 6 Sai hợp kim 1862 11,28 88,06 7 Cùi 1037 6,28 94,32 8 Chảy 817 4,93 99,26 9 Xỉ 123 0,74 100

Nguồn: Phòng Kiểm nghiệm (KCS)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty cơ khí 25-TCCNQ (Trang 35 - 40)