Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông, lâm, thủy hải sản và các sản phẩm gia công như dệt may, giày dép. Đây là những mặt hàng thường xuyên có sự biến động trên thị trường thế giới đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm chế biến từ nông sản, thủy hải sản. Khi nhà xuất khẩu gặp rủi ro từ những biến động của thị trường thì ngân hàng phục vụ và tài trợ cho họ có thể bị ảnh hưởng. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gạo, cao su, thủy hải sản, hạt điều, dệt may, đồ gỗ, rau quả. Phân tích sau sẽ cho thấy những nguyên nhân dẫn đến rủi ro liên quan đến tính chất của chính mặt hàng xuất khẩu.
Gạo: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là Trung đông, Châu Phi và một số nước Châu Á. Rủi ro đối với mặt hàng này chủ yếu là do thị trường đa số là những nước kém phát triển, có thể xảy ra bất ổn về chính trị. Sự biến động giá cả có thể dẫn đến sự trì hoãn hay cố tình không thanh toán của phía nhập khẩu hoặc làm các bên vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp. Ngoài ra, lô hàng xuất khẩu gạo thường có trị giá lớn nên nếu rủi ro xảy ra sẽ gây những thiệt hại không nhỏ.
Thủy hải sản: Thị trường chính của mặt hàng này là Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu. Rủi ro nhất đối với mặt hàng này chính là hàng rào kỹ thuật và các chính sách của các nước nhập khẩu (các doanh nghiệp của Việt Nam đã từng bị kiện bán phá giá tôm và cá ba sa ở Mỹ). Đôi khi các doanh nghiệp nước ngoài còn lợi dụng hàng rào kỹ thuật như là một công cụ để từ chối nhận hàng và thanh toán.
Hạt điều: Thị trường lớn của mặt hàng này là Mỹ và EU, ngoài ra còn có một số nước như: Đài Loan, Pakistan, Israel,… Tuy không khắt khe bằng mặt hàng thủy sản nhưng các nước phát triển càng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (chỉ những doanh nghiệp được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ – FDA cấp mã số đăng ký thì mới xuất được vào thị trường này). Ngành điều có giá cả biến động rất mạnh nên đôi khi các doanh nghiệp xuất khẩu không lường trước được. Giá cả lên thì doanh nghiệp khó thu mua dẫn đến vi phạm hợp đồng đã ký, giá cả xuống thì các doanh nghiệp nước ngoài ép giá, trì hoãn thanh toán. L/C xuất khẩu mặt hàng này thường yêu cầu nhiều loại chứng từ với rất nhiều chi tiết nên ngân hàng phát hành có thể cố ý tìm những bất hợp lệ không thỏa đáng để trì hoãn hay từ chối thanh toán.
Dệt may: Thị trường của mặt hàng này chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản và hầu hết được xuất khẩu qua trung gian dưới hình thức gia công (Mỹ, EU), các giao dịch mua bán phụ thuộc nhiều vào ý kiến chỉ định từ phía khách hàng. Bộ chứng từ xuất khẩu hàng dệt may thường bất hợp lệ do nhà xuất khẩu không đáp ứng được những quy định chi tiết của L/C cũng như những yêu cầu riêng của nhà nhập khẩu (về hàng hóa, thời gian giao hàng,…). Ngoài ra, L/C hàng dệt may thường yêu cầu một chứng từ do nhà nhập khẩu hay đại diện của họ phát hành (Giấy chứng nhận kiểm tra – Inspection Certificate hay Thư chấp nhận – Letter
of acceptance) nên cũng dễ làm bộ chứng từ bất hợp lệ và việc thanh toán bây giờ lại phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
Cao su: Mặt hàng này chủ yếu được xuất thô sang Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ. So với các mặt hàng nông sản là thực phẩm thì mặt hàng này có ít rủi ro hơn. Điều quan tâm đối với mặt hàng này là các rủi ro liên quan sự biến động của giá cả (trì hoãn hay cố tình không thanh toán).
Rau quả: Thị trường của rau quả chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, EU. Đây là mặt hàng thực phẩm nên cũng chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt của nước nhập khẩu. Tuy nhiên rủi ro đối với mặt hàng này không ở mức cao do các lô hàng thường có giá trị nhỏ và các bên mua và bán thường là những đối tác quen thuộc.
Đồ gỗ: Thị trường của mặt hàng này chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Việc xuất khẩu mặt hàng này có độ rủi ro tương đối thấp do mỗi lô hàng thường có giá trị nhỏ và giá cả mặt hàng này không xảy ra những biến động đột ngột.
2.2.6. Quản lý rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN
Ngoài việc quy định nội dung và trình tự thực hiện công việc, Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đã trình bày ở mục 2.2.3. còn nhằm vào mục đích phòng ngừa rủi ro. Do vậy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro đầu tiên mà các nhân viên phải thấm nhuần là thực hiện đúng những quy định chi tiết của quy trình.
Ngoài việc đưa ra một quy trình làm việc chặt chẽ, NHCTVN cũng đưa ra một số lưu ý cho các chi nhánh trong đó có Sở giao dịch II, như sau:
- Cẩn trọng khi chiết khấu các bộ chứng từ xuất trình theo L/C phát hành bằng đường thư.
- Hạn chế việc chiết khấu bộ chứng từ mà vận đơn do những hãng vận tải không đáng tin cậy phát hành.
- Không nên chiết khấu cho khách hàng khi chưa hiểu rõ về khách hàng đó. - Cần xem xét các thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu và giá cả mặt hàng đó trên thị trường vào thời điểm chiết khấu.
- Khi xảy ra tranh chấp thanh toán, phối hợp với khách hàng theo dõi sát hành trình chuyên chở và chuyển giao hàng hóa, không để mất hàng và tùy từng trường hợp cụ thể nhanh chóng tìm biện pháp xử lý thích hợp.
- Cẩn trọng trong các giao dịch L/C xuất khẩu có liên quan tới các nước cấm vận.
Riêng tại Sở giao dịch II, một số biện pháp khác cũng đã được áp dụng: - Chủ động nắm bắt thông tin thị trường, biến động giá cả của các ngành hàng xuất khẩu mà Sở giao dịch II đang tài trợ như thủy sản, hạt điều, gạo, cao su, dệt may, gỗ, … để có chính sách hợp lý cho hoạt động tài trợ xuất khẩu.
- Thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu để phân loại và sàng lọc khách hàng nhằm đưa ra hạn mức tài trợ phù hợp cũng như điều chỉnh hạn mức chiết khấu kịp thời.
- Khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau: Trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit Information Centre) của NHNN, các ngân hàng đại lý, Internet, các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài … để nắm các thông tin về khách hàng, ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây và thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN
Bên cạnh việc nhận diện các rủi ro, tác giả cũng đã xác định các nguyên nhân rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN. Ngoài ra, một số biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch II – NHCTVN cũng được đề cập đến.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Những giải pháp từ phía NHCTVN và Sở giao dịch II – NHCTVN 3.1.1. Mở rộng quan hệ đại lý
Mở rộng quan hệ đại lý là một yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Tại NHCTVN, việc thiết lập và theo dõi quan hệ ngân hàng đại lý được thực hiện tại Hội sở.
Việc mở rộng quan hệ đại lý không những giúp NHCTVN phục vụ khách hàng tốt hơn mà còn làm nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, việc mở rộng quan hệ đại lý sẽ mang lại cho NHCTVN một số lợi ích chủ yếu sau:
- Thông báo L/C đến nhà xuất khẩu nhanh chóng hơn vì không phải qua các ngân hàng thông báo khác. Việc thông báo trực tiếp cũng làm cho khách hàng phải trả phí thấp hơn rất nhiều (vì các ngân hàng không thông báo trực tiếp thường thu phí rất cao).
- Việc mở rộng quan hệ đại lý cũng sẽ giúp ngân hàng giao dịch bằng Swift với ngân hàng nước ngoài nhanh hơn vì không phải dùng swift key của ngân hàng khác (đối với một số điện đòi hỏi phải có xác thực như điện đòi tiền, điện chấp nhận thanh toán).
- Thông qua mạng lưới ngân hàng đại lý, NHCTVN sẽ có thể tìm hiểu được các thông tin về ngân hàng mở L/C, nhà nhập khẩu, môi trường pháp lý của quốc gia nhập khẩu từ đó tránh được các rủi ro khi thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ. Trong một số trường hợp, mối quan hệ đại lý có thể làm cho ngân hàng phát hành có thiện chí hơn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Ngoài những lợi ích trên, chúng ta còn có hỏi học hỏi và trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng đại lý lớn.
Bên cạnh phát triển về số lượng ngân hàng đại lý thì NHCTVN cũng nên xét đến tính hiệu quả của việc mở rộng đại lý, cần theo sát tình hình giao dịch thực tế tại các chi nhánh để lựa chọn những ngân hàng có phát sinh giao dịch nhiều để thiết lập quan hệ.
3.1.2. Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên làm thanh toán quốc tế trong đó có nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ là việc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tránh bị tụt hậu.
Thông qua quá trình xử lý nghiệp vụ, trình độ của nhân viên sẽ góp phần tạo ra hình ảnh và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng trong nước, các đối tác của khách hàng ở nước ngoài và cả các ngân hàng trên thế giới. Những sai sót xảy ra trong khi tác nghiệp của nhân viên có thể dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng.
Do đó, công tác đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên phải luôn được chú trọng. Mặc dù là công việc thiên về nghiệp vụ nhưng đòi hỏi nhân viên phải luôn nâng cao kỹ năng và trình độ bởi vì ngoài các tài liệu được xem là cơ bản như UCP, ISBP, Incoterms, URR thì còn nhiều tài liệu liên quan khác nữa mà nhân viên ngân hàng phải cập nhật. Các ấn phẩm Queries and Responses (Hỏi và đáp) của ICC là một tài liệu cần được các nhân viên ngân hàng nghiên cứu để áp dụng các kết luận của ICC vào công việc đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà khi vận dụng các tập quán quốc tế các bên đã có những cách hiểu khác nhau. Việc các ngân hàng phát hành cố ý tìm những bất hợp lệ vô lý nhằm trì hoãn thanh toán đòi hỏi nhân viên nghiệp vụ phải am hiểu nội dung và biết cách vận
dụng các luật lệ, tập quán quốc tế để giải quyết thỏa đáng bởi nếu không có cách xử lý phù hợp thì ngân hàng phát hành có thể lợi dụng để không thanh toán.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Sở giao dịch II - NHCTVN cần đặt yếu tố chất lượng và sự ổn định của nguồn nhân lực lên hàng đầu và xem trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên.
3.1.3. Phát triển dịch vụ forfaiting (bao thanh toán tuyệt đối)
Đối với những bộ chứng từ xuất khẩu thanh toán theo L/C trả chậm, các ngân hàng thường phân vân trước việc chiết khấu cho khách hàng bởi việc chiết khấu có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là trong trường hợp nước nhập khẩu là nước có tình hình chính trị bất ổn. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, việc chiết khấu L/C trả chậm trên 90 ngày chỉ được xem xét khi đã có điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận.
Nếu sợ rủi ro mà từ chối chiết khấu những bộ chứng từ như vậy thì ngân hàng sẽ mất khách hàng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong trường hợp này, Sở giao dịch II - NHCTVN cần phát triển dịch vụ bao thanh toán tuyệt đối (forfaiting) cho khách hàng và sau đó bán lại nhằm chuyển rủi ro sang ngân hàng mua nó. Với forfaiting, lợi nhuận sẽ giảm đi nhưng bù lại ngân hàng sẽ không còn chịu rủi ro nữa và đặc biệt là ngân hàng sẽ giữ được khách hàng. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu là rủi ro quốc gia và đây là lĩnh vực mà một số ngân hàng lớn của nước ngoài có cung cấp dịch vụ forfaiting rất thích tham gia. Sở giao dịch II – NHCTVN có thể cung cấp dịch vụ bao thanh toán tuyệt đối cho khách hàng và sau đó bán lại cho các ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng thì ngân hàng cũng phải lựa chọn khách hàng nhất là trong lĩnh vực cho vay và tài trợ xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc đánh giá chính xác năng lực và uy tín của doanh nghiệp ngay từ đầu là rất quan trọng nhằm giúp ngân hàng phòng ngừa các rủi ro trong quá trình tài trợ và chiết khấu cho doanh nghiệp.
Uy tín, tình hình kinh doanh, mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là những yếu tố mà ngân hàng cần phân tích trước khi quyết định tài trợ.
Đối với những các doanh nghiệp có nhu cầu chiết khấu, ngân hàng không nên chỉ dựa hoàn toàn vào bộ chứng từ xuất khẩu. Việc thẩm định giá cả hàng hóa, uy tín của nhà xuất khẩu, uy tín của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành là những việc không thể bỏ qua. Khi chưa hoàn toàn đảm bảo an toàn cho việc chiết khấu của mình, ngân hàng có thể yêu cầu thêm tài sản thế chấp.
3.1.5. Phát triển công tác thu thập, lưu trữ thông tin và phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau trong toàn hệ thống ngân hàng lẫn nhau trong toàn hệ thống ngân hàng
Ngoài những kiến thức học từ sách vở, một nhân viên nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ cần phải trải qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm nhất định thì mới có thể xử lý nghiệp vụ nhanh, chính xác và thỏa đáng, tạo được lòng tin của khách hàng và tạo hình ảnh tốt trong mối quan hệ với ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, việc phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp là rất cần thiết. Thông qua kinh nghiệm xử lý các tình huống (có những tình huống nếu không linh hoạt và xử lý khéo léo thì có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng) từ các đồng nghiệp, mỗi cá nhân sẽ học hỏi thêm được nhiều bài học hữu ích để áp dụng vào quá trình tác nghiệp của mình.
Tuy nhiên, hiện nay những kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng
chủ yếu được học hỏi lẫn nhau bằng cách truyền miệng. Vì vậy, để việc phổ biến kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn, các kinh nghiệm cần được tập hợp tại hội sở chính từ đó truyền lại cho các chi nhánh. Các thông tin về ngân hàng, khách hàng, các