Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa ruit ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 31 - 35)

chứng từ tại Sở giao dịch II - NHCTVN

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, dịch vụ thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch II - NHCTVN cũng đạt sự tăng trưởng đều qua các năm.

Hiện nay, các phương thức thanh toán được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN là: Chuyển tiền (T/T), Nhờ thu và Tín dụng chứng từ. Để thấy rõ vị trí của phương thức tín dụng chứng từ hiện nay, chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế vừa nêu trên trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN từ năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu USD Năm Thanh toán xuất khẩu L/C Nhờ thu T/T Tổng cộng

Kim ngạch 162 24 165 351 2005 Tỷ trọng 46,15% 6,84% 47,01% 100% Kim ngạch 156 37 214 407 2006 Tỷ trọng 38,33% 9,09% 52,58% 100% Kim ngạch 127 41 402 570 2007 Tỷ trọng 22,28% 7,19% 70,53% 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch II - NHCTVN Tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 của Sở giao dịch II – NHCTVN đạt 322,60 Triệu USD tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó L/C đạt 59,04 Triệu USD (tỷ trọng 18,30%); Nhờ thu đạt 21,96 Triệu USD (tỷ trọng 6,81%) và T/T đạt 241,60 Triệu USD (tỷ trọng 74,89%).

Bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu của Sở giao dịch II - NHCTVN luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đây là một kết quả đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực ngân hàng như hiện nay.

Một khía cạnh cần phân tích nữa là tỷ trọng kim ngạch của phương thức thanh toán nhờ thu và T/T ngày càng tăng trong khi tỷ trọng kim ngạch của phương thức thanh toán L/C ngày càng giảm. Điều này cho thấy một xu hướng là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thích sử dụng các phương thức thanh toán đơn giản hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ sử dụng phương thức nhờ thu và T/T khi phía đối tác đã có mối quan hệ mua bán lâu dài và có uy tín trong thanh toán. Do đó, tuy tỷ trọng có xu hướng thấp dần qua các năm nhưng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn có vai trò quan trọng bởi nó sẽ là phương thức được ưu tiên lựa chọn khi người mua và người bán chưa tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, thanh toán bằng L/C vẫn hay được sử dụng ở một số thị trường xuất khẩu mặc dù hai bên mua bán đã tin tưởng lẫn nhau thể hiện ở việc L/C quy định 1/3 B/L được gửi thẳng cho người nhập khẩu và cho phép đòi tiền bằng điện (thường thấy ở các L/C xuất thủy sản sang Nhật).

Các biểu đồ sau đây sẽ cho thấy rõ hơn về sự sụt giảm của việc sử dụng L/C trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch II – NHCTVN

Biểu đồ 2.1: Số mĩn thơng báo và thanh tốn L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch II - NHCTVN 1289 1237 1227 3264 2706 2493 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2006 2007 Năm S n Thơng báo L/C (chỉ tính số lần thơng báo L/C, khơng tính số lần thơng báo tu chỉnh)

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch thơng báo và thanh tốn L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch II - NHCTVN (Đơn vị: Triệu USD)

114 111 107 162 156 127 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2005 2006 2007 Năm Ki m n g ch Thơng báo L/C (chỉ tính giá trị thơng báo L/C, khơng tính đến giá trị thơng báo tu chỉnh) Thanh tốn L/C xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch II – NHCTVN Ở chương 1, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về phương thức tín dụng chứng từ và tùy theo cách phân loại mà chúng ta có nhiều loại L/C khác nhau. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, loại L/C được các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng là loại L/C không hủy ngang (trả ngay hoặc trả chậm, có xác nhận hoặc không xác nhận). Ngoài ra, có một số ít các giao dịch được sử dụng L/C chuyển nhượng. Việc sử dụng L/C nào là do nhu cầu của doanh nghiệp. Tại Sở giao dịch II – NHCTVN, việc thống kê số liệu (đthể hiện trong hai biểu đồ trên) được thực hiện chung cho các loại L/C được sử dụng.

Tuy có sự sụt giảm, nhưng so với nhờ thu và T/T, phương thức tín dụng chứng từ vẫn nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các ngân hàng bởi rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thường xảy ra ở phương thức tín dụng chứng từ. Và nếu trong nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chủ yếu nằm ở khâu cấp tín dụng cho người nhập khẩu thì rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương

thức tín dụng chứng từ đa dạng hơn vì ngân hàng phục vụ người xuất khẩu – bên đòi tiền.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa ruit ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)