Mô típ “ Người trợ giúp thần kì”

Một phần của tài liệu NHỮNG HÌNH THỨC THƯỞNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 77 - 81)

MÔ TÍP TIÊU BIỂU

2.1.4. Mô típ “ Người trợ giúp thần kì”

Người trợ giúp thần kì ở những truyện chúng tôi khảo sát được của dân tộc Kinh là hình tượng ông Bụt, bà Tiên (mà hầu như hình tượng ông Bụt chiếm ưu thế). Chính ông Bụt chứ không phải pháp sư như ở truyện Nêangcantốc – Songangcát của Campuchia, cũng không phải như người mẹ

hóa thân như trong các truyện của dân tộc Tày, Thái, Kadong của ta…đã đưa con người nghèo khổ bất hạnh lên hạnh phúc, có cuộc sống sung sướng. Và nếu tăng lữ, pháp sư có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của người dân Khmer, thì ông Bụt, bà Tiên thì có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người Kinh. Trong bậc thang giá trị văn hóa của người Kinh, ông Bụt là hình tượng hay nói đúng hơn là biểu tượng Phật giáo đã được dân gian hóa nên rất gần gũi với nhân dân lao động. Với lối tư duy thuần phác, dân tộc Kinh buổi đầu đã xem Bụt như một lực lượng có phép màu thần kì, chỉ xuất hiện khi cần thiết – khi con người gặp hoàn cảnh éo le không vượt qua được và Bụt xuất hiện chỉ giúp người nghèo mà không cần điều kiện gì. Bốn lần Tấm khóc (tiếng khóc của sự cô đơn, tức tưởi, uất ức ở trong lòng) là bốn lần Bụt xuất hiện với những câu hỏi giản dị quen thuộc nhưng đã ăn sâu vào trong tâm thức của bao người: “Làm sao con khóc?” (lần 1: bị Cám trút hết giỏ cá, Bụt cho con cá bống; lần 2: con cá bống bị ăn thịt Bụt bảo nhặt xương chôn ở chân giường; lần 3: Tấm không được đi xem hội – bị mụ dì ghẻ hành hạ phải nhặt thóc lẫn hạt đậu – Bụt sai đàn chim sẽ giúp; lần 4 : không có quần áo đẹp đi xem hội- Bụt lại chỉ cho nơi có quần áo đẹp). Rõ ràng, Bụt chỉ

xuất hiện khi còn người không và chưa có đủ sức mạnh để đương đầu với cái ác, xuất hiện giúp kẻ cô thế mà thôi.

Như vậy, mô típ Bụt hiện ra và giúp đỡ người nghèo khổ, côi cút của dân tộc Kinh vừa dân dã vừa cao siêu, chứng tỏ dân tộc này đã tiếp thu Phật giáo theo cách riêng của mình. Có thể nói, Bụt là hình tượng văn học dân gian

đẹp nhất, thể hiện cô đọng và tập trung ước mơ hạnh phúc và công bằng xã hội của một dân tộc canh tác lúa nước của vùng của vùng đồng bằng châu thổ

Sông Hồng, Sông Mã, Sông Chu, Sông Cửu Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Bên cạnh đó hình tượng ông Bụt cũng thể hiện cho triết lí nhân sinh sâu sắc của dân tộc này : vừa nhân ái bao la, vừa gẩn gũi thân thiện. Bụt cũng như người thân gần gũi với mọi người, bất hạnh, cô thế, vừa xoa dịu bao nỗi

đau của con người vừa giúp con người tự tin vào mình bằng báu vật thần kì hoặc ban cho những lời chỉ dẫn thần kì. Các dân tộc khác không sử dụng mô típ này mà thay thế vào hình tượng ông Bụt là người mẹ thần kì dẫn dắt con gái đến hạnh phúc. Rõ ràng, người mẹ thần kì trong những truyện mà chúng tôi khảo sát được ở các dân tộc Thái (Ý Ưởi Ý Noọng), Tày (Tua Gia Tua Nhi; Nàng Đăm Nàng Khao), Ka Dong (Y Zật Y Nook), H’rê (Ú và Cao), Chăm Hơ-roi (Pơ ria, Pơ ró ), Khmer (Cô gái mồ côi)… có ảnh hưởng rất lớn

đến số phận và hạnh phúc của con gái mình. Ở những truyện này, tác giả dân gian đã dụng công xây dựng hình ảnh người mẹ là những nhân vật thực sự. Song mức độ ảnh hưởng của người mẹ đến hạnh phúc của người con gái ở

những truyện cụ thể có mức độ đậm nhạt khát nhau. Hình tượng người mẹ “Ý Ưởi Ý Nọong” với hai lần hóa thân : một là đười ươi, một là mãnh hổ để biến con gái mình từ chỗ lam lũ, nghèo khổ để trở thành một hoàng hậu xinh đẹp

đã được khắc họa sâu đậm và mang giá trị thẩm mĩ lớn. Không có những lần hóa thân của người mẹ thì các cô gái mồ côi không thể có hạnh phúc. Ở

những truyện còn lại, người mẹ hóa thân từ một đến hai lần sau khi chết (Cá trình – mẹ, quả đào lộn hột -mẹ trong “Y Zật – Y Noók”, chim tru- mẹ, quả

chôm chôm – mẹ trong “Ú và Cao” ) nhưng ảnh hưởng đến tương lai của con không lớn lắm. Những hình ảnh hóa thân của những ngưới mẹ chính là tín ngưỡng vật tổ xa xưa của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đấy còn là những sản phẩm riêng của vùng cao nguyên Trung Bộ (hình ảnh con cá trình, trái

chôm chôm, chim tru và quả đào lộn hột) của vùng núi Tây Bắc vả Bắc Bộ

Việt Nam (hình ảnh mãnh hổ, đười ươi).

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy người trợ giúp thần kì có khi là những người già : ông lão, bà lão. Bà lão (trong “Sự tích con khỉ”– Kinh) đã chỉ cho những cô gái nghèo khổ mút bông hóa trắng để trở

thành cô gái xinh đẹp hơn. Ông già cao lớn, da đỏđậm như gỗ Sa - tring, râu xoắn như cây cù lâu và một bộ ngực chàm xanh, đứng che hết một khoảng trời hiện ra và giúp đỡ người nghèo khổ của dân tộc Tây Nguyên.

Như vậy, mô típ “ người trợ giúp thần kì” ở loại truyện nói về những nhân vật bất hạnh khá phong phú về số lượng và các dạng thức biểu hiện. Do đó, trước hết khẳng định trí tưởng tượng phong phú tuyệt vời của người xưa; sâu xa hơn nó lại phản ánh nhiều nội dung khác nhau có liên quan đền nhiều vấn

đề trong đời sống cộng đồng. Cụ thể như sau:

Trước tiên, nó là dấu ấn cho quá trình cơ chế thị tộc mẫu hệ đến lúc giải thể nhường chỗ cho chế độ phụ hệ gắn liền với chế độ tư hữu tài sản. Vai trò người mẹ, người phụ nữ trong gia đình không còn được coi trọng nữa, tài sản là của người cha, người chồng. Trong gia đình, người cha, người chồng quyết

định tất cả. Thực tế là vậy, nên nhiều người mẹ trong gia đình bị hắt hủi, bị đối xử thậm tệ và chết sớm. Nhiều đứa con trở nên mồ côi mẹ. Hầu như điều này in rõ nét trong cổ tích. Nhưng về mặt tâm lý, nhân dân còn tiếc quá khứ

với truyền thống cố kết cộng đồng, với phong tục tập quán cũ xem trọng vai trò của người phụ nữ và người con út trong gia đình mới là người có quyền thừa kế và giữ gìn bếp lửa gia đình. Do đó, người mẹ luôn muốn đi theo và luôn muốn bảo vệ hạnh phúc cho con mình.

Thứ hai, nó phản ánh mơ ước, khát vọng mãnh liệt của dân gian. Bởi lịch sử bao giờ cũng khách quan và mang tính biểu hiện. Con người với tư

con út, con riêng, người đàn bà hóa bụa… không thể có hạnh phúc trong xã hội tư hữu gắn liền với địa vị độc tôn của người cha, người con cả. Do vậy, muốn thắng những thế lực ấy, những nhân vật bất hạnh này hiển nhiên phải mượn đến những phép mầu thần kì của ông Bụt, bà tiên, ông trời, pháp sư,

đạo sĩ, chim thần, thú thần… để hỗ trợ.

Thứ ba, nó phản ánh dấu vết của quan niệm vật tổ và tín ngưỡng dân gian về sự hóa thân của người mẹ thần kì. Quan sát thời gian ta nhận thấy diễn biến của mô típ “Người trợ giúp thần kì” chuyển hóa thành một đặc tính thẩm mỹ nghệ thuật của truyện cổ tích. Mô típ “ Người trợ giúp thần kì” là cơ

sở lý giải cho tính chất kì ảo và lối kết thúc theo mơ ước của truyện cổ tích. Dĩ nhiên đó là một đặc trưng thẩm mĩ, mở màn cho không khí kì ảo, đưa nhân vật bước di trên con đường đến hạnh phúc. Nó giữ vai trò chuyển tiếp nghệ

thuật của truyện dân gian. Có thể hình dung những điều trình bày qua sơ đồ

sau:

Nhân vật có cảnh ngộđáng thương Địch thủ.

Bị hành hạ, bịđối xử thậm tệ

Người trợ giúp thần kì xuất hiện

(Người mẹ thần kì hoặc lực lượng siêu nhiên)

Báu vật hay phương tiện thần kì

Cuộc sống sung sướng, Bị trừng phạt,

Một phần của tài liệu NHỮNG HÌNH THỨC THƯỞNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)