MÔ TÍP TIÊU BIỂU
2.1.3. Mô típ báu vật thần kì
Giống như mô típ con vật thiêng có phép, mô típ báu vật thần kì cũng thể hiện tính đa dạng và phong phú của nó ở các tộc người khác nhau trên dải
đất Việt trong từng chủ đề của truyện cổ tích. Nếu như mô típ con vật thiêng có phép xuất hiện trực tiếp và có thể giúp trực tiếp cho con người thì mô típ báu vật thần kì cũng có chức năng như vậy. Khác chăng, mô típ báu vật thần kì ít khi xuất hiện như tư cách một con người thật sự : nói năng, đi đứng, kết bạn với con người như con vật được. Báu vật thần kì là một công cụ có khả
năng kì lạ, mang lại sức mạnh để con người chiến thắng. Báu vật thần kì có khi cây cỏ thần kì: mô típ lá cây hồi sinh (Đôi trẻ mồ côi – Thái ) đã giúp cho hai em mồ côi cưới được con gái chúa bản trở thành người giàu có sang trọng; cây tre trăm đốt cùng với lời chú thần kì đã giúp anh Khoai trừng trị
lão phú hộ và cưới được cô gái út xinh đẹp. Mô típ “hoa đỏ ngoài biển” (Y Rít
- Gia Rai ), quả bầu, dây bí thần kì (Ý Ưởi, Ý Noọng – Thái ) đã đem trồng hạt bí ở trước của sân nhà; thế là cây bí mọc lên và có sức sống kì diệu, ngày một xanh tốt, dài vô tận, Ý Ưởi cứ theo ngọn cây bí gặp lại cha đẻ của mình khi đã là hoàng hậu.
Báu vật thần kì còn là đồ vật thần kì gắn bó với cuộc sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người. Các dân tộc Thái, Mèo, Ka- dong… sử
dụng mô típ chim thần, khèn thần, sáo thần.. là công cụ để nhân vật tìm hạnh phúc. Nhờ có chiêng thần, khèn thần mà những chàng trai cô gái mồ côi, thấp hèn, nghèo khổ lấy được vợ hoặc chồng đẹp, trở nên giàu có sung sướng hơn người. Hơn nữa, tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng chiêng thần cũng làm cho bọn vua quan, A- nha, chậu mường, chủ làng tham lam độc ác phải đền tội, công lý được thực hiện. Đây là mô típ độc đáo riêng của các dân tộc thiểu số miền núi của Việt Nam (còn được thể hiện ở một số dân tộc của Lào ). Nó vừa là hình thức nhạc cụ quen thuộc, thân thiết lại là một biểu tượng văn hóa, thẩm mĩ của họ trong đời sống hằng ngày cũng như trong lễ hội. Còn ở dân tộc Kinh thì họ không sử dụng mô típ trên hoặc có mà rất hiếm hoi. Trong truyện
Sọ Dừa của dân tộc Kinh có sử dụng mô típ tiếng sáo thần kì. Tiếng sáo thần kì của Sọ Dừa véo von làm cho mọi người hăng say làm việc, trâu mải mê gặm cỏ và làm cho cô út say mê, yêu mến Sọ Dừa. Dân tộc Kinh lại có mô típ cây đàn thần, mô típ chiếc giày hạnh phúc, mô típ tiếng hát tâm tình. Thạch Sanh nhờ có tiếng đàn thần mà giãy bày được nỗi oan của mình, làm cho công chúa tươi tỉnh hẳn lên và cưới được công chúa, cũng nhờ cây đàn thần đã làm rệu rã tinh thần của quân sĩ mười tám nước chư hầu – đánh đuổi họ về nước. Trong truyện này còn có sự xuất hiện mô típ niêu cơm thần – niêu cơm có thể
thết đãi hết quân sĩ của mười tám nước chư hầu, khiến họ phải thán phục chàng trai trẻ và rút quân về nước. Phải chăng trong cuộc sống của cư dân vùng nông nghiệp lúa nước thì ước mơ và cuộc sống no đủ, dư thừa là điều mà họ có thể có được?
Như vậy, mô típ báu vật thần kì cũng được xem là phương tiện, công cụ để nhân vật vượt qua một hoặc nhiều thử thách nào đấy chứ chưa hẳn là phần thưởng cuối cùng giành cho nhân vật. Có báu vật trong tay, nhân vật có phương tiện để chinh phục khó khăn, thử thách và đi đến đích của cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Đây cũng xem là sự hỗ trợ tinh thần đắc lực dành cho
nhân vật. Và để có được tặng thưởng này nhân vật phải có phẩm chất đạo đức tốt hoặc có cử chỉ đúng đắn hoặc có tài năng nào đó. Nhờ có tài năng bơi lội giỏi mà anh chàng mồ côi (Con cày hương biết hát – Dao) đã lặn được xuống nước, gỡ được lưỡi câu cho Long Vương và được Long Vương tặng cho viên ngọc thần kì- có thể bơi lặn dưới nước nhưđi trên cạn và muốn bắt con cá nào tùy thích. Nhờ tấm lòng nhân hậu của mình, anh Nghèo (Ai mua hành tôi
hay Lọ nước thần – Kinh) được con chim sẻ tặng cho lọ nước thần. Nhờ lọ
nước này, vợ anh chàng mồ côi nghèo khổ trở nên xinh đẹp, trồng củ hành lại to lạ thường và đó là điều kiện để dẫn dắt anh chàng nọ đến cuộc sống giàu sang, hạnh phúc tột đỉnh: lên ngôi vua và sống hạnh phúc với người vợ xinh
đẹp.
Mô típ báu vật thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động hằng ngày của con người, phản ánh đời sống tâm linh vô cùng sinh động và phong phú của họ. Những phương tiện thần kì ấy vừa có thể là phương tiện để họ sinh sống, vừa là phần thưởng để họ đạt được
ước mơ cháy bỏng của mình; vừa là bạn để họ chia sẻ buồn vui trong cuộc sống nghèo nàn, khốn khó của mình, vừa là công cụ đắc lực giúp họ chiến thắng. Ngoài hai mô típ kể trên, báu vật thần kì còn có thể là sự ban tặng trực tiếp cho nhân vật sức khỏe phi thường, khả năng biến hóa … nhằm giúp cho nhân vật khắc phục thiếu thốn, khả năng chiến thắng và đạt được ước nguyện của đời mình.
Như vậy, mô típ “ phương tiện thần kì” ít nhiều phản ánh quan niệm thần bí của người xưa đối với mọi vật xung quanh mình : chúng đều có linh hồn. Nó phản ánh ước mơ của người xưa là có đủ sức mạnh và có những phương tiện kì diệu để giành quyền sống và hạnh phúc chính đáng của mình. Nó còn là duyên cớ để dẫn dắt câu chuyện phát triển và đi đúng đích mà nghệ nhân dân gian đã đặt ra và nó là nhân tố quyết định cho sự chiến thắng cuối cùng
của nhân vật. Nó là chi tiết thắt nút rồi mở nút, dẫn câu chuyện đi đến cao trào và kịch tính và qua đó thấy được tư duy lô gíc và sự sáng tạo độc đáo của dân gian. Có thể hình dung qua sơđồ sau:
Dạng thứ nhất:
Nhân vật gặp khó khăn, có phẩm chất đạo đức tốt
Gặp thử thách vượt qua thử thách
Được tặng thưởng báu vật thần kì (tặng thưởng )
Tiếp tục cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Dạng thứ 2 :
Nhân vật có hoàn cảnh bất hạnh nhưng có lòng tốt
Giải cứu cho con vật Giải cứu cho con vua, vua thoát khỏi hoạn nạn
Được trảơn và ban tặng phương tiện thần kì.
Khắc phục khó khăn và tiếp tục cuộc hành trình tìm hạnh phúc.
Dạng thứ 3:
Nhân vật có hoàn cảnh bất hạnh, có phẩm chất tốt
May mắn có được phương tiện thần kì