Xâydựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 79 - 80)

- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:

2005) Đơn vị tính: % Ngành

3.2.4.2. Xâydựng nguồn nhân lực

Theo kết quả khảo sát trên chương 2, đội ngũ cán bộ viên chức tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn có tuổi đời bình quân cao (42,5 tuổi) và trình độ chuyên môn bất cập, phần lớn được đào tạo chắp vá, nhiều năm liền không được tuyển dụng bổ sung. Từ đó, khó có thể thích ứng tốt với môi trường cạnh tranh và hội nhập trong tương lai.

Do vậy, một yêu cầu cấp thiết đảm bảo cho hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc an toàn và hiệu quả là phải nhanh chóng khắc phục tình trạng bất cập về trình độ chuyên ngành, thiếu hụt các kiến thức bổ trợ, năng lực thẩm định, điều hành kinh doanh của đội ngũ cán bộ viên chức. Cần phải “Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ các cấp, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng” [35].

Để làm được điều đó, trước hết phải được bổ sung ngay qua con đường tuyển dụng số lượng cán bộ thiếu hụt. ít nhất là 5 người cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Lộc và 2 người cho chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B, Đại Lộc, để có thể bố trí công việc, đưa tỷ lệ cán bộ tín dụng lên 50% như định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng hiện nay phụ thuộc vào chỉ tiêu định biên từ NHNo&PTNT Việt Nam, qua NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nên các chi nhánh NHNo&PTNT không thể tự quyết định được mà phải được sự quan tâm tạo điều kiện, bổ sung chỉ tiêu định biên lao động từ các cấp lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ viên chức NHNo&PTNT. Nội dung chương trình đào tạo phải kết hợp đào tạo chuyên môn với lý luận chính trị, chú trọng phát triển nguồn lao động có trình độ cao về công nghệ thông tin, có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc chịu áp lực cao trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Đào tạo phải gắn kết với công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ và nhất thiết phải được rèn luyện từ thực tiễn.

Phải chú trọng đặc biệt đến đội ngũ cán bộ tín dụng, vì đây là lực lượng chủ chốt, mang tính quyết định cho công tác tín dụng. Cần phải thực hiện tốt công tác đào tạo chuyên môn với rèn luyện đạo đức, phẩm chất. Đồng thời, phải kết hợp công tác bố trí, sử dụng với việc đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ tín dụng.

Trong công tác tuyển dụng cán bộ phải “thực hiện nguyên tắc dân chủ và minh bạch” [35], chuẩn hoá điều kiện tuyển dụng, có chính sách khuyến khích con em trong ngành đủ điều kiện vào làm việc, để vừa thu hút được nhân tài, đáp ứng được yêu cầu công tác, vừa có thể kế thừa và phát huy truyền thống ngành, vừa thực hiện tốt chính sách cán bộ.

Công tác quy hoạch, đánh giá, phân loại, bố trí, sắp xếp sử dụng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định, trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả. Cần phải lấy năng lực và phẩm chất đạo đức làm cơ sở cho công tác cán bộ.

Trong điều kiện khó khăn về số lượng cán bộ nhưng chưa thể bổ sung đủ theo yêu cầu hiện nay, để có thể đảm bảo hoạt động bình thường và phát triển, chỉ có thể phải tăng cường chế độ trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động cho mỗi tập thể, phòng ban chuyên môn và cá nhân người lao động. Cần phải đẩy mạnh hoạt động thi đua, khen thưởng, có chính sách đãi ngộ thoả đáng những cá nhân có thành tích cao trong công tác và học tập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)