Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội ở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 50 - 53)

- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:

2.2.1.3.Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội ở

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc

Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc nêu trên do nhiều nguyên nhân tác động. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ yếu để có được những kết quả đó được khái quát như sau:

Một là, nhờ có Chủ trương chính sách đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tín dụng và sử dụng công cụ tín dụng như một đòn bẩy để phát triển KT-XH. Sự lãnh đạo của các cấp Đảng, chính quyền, NHNo&PTNT và vận dụng công cụ tín dụng một cách hiệu quả vào phát triển KT-XH.

Trong điều kiện của kinh tế thị trường định hướng XHCN, tín dụng ngân hàng là một công cụ đòn bẩy trong hệ thống chính sách tài chính tiền tệ, điều tiết sự vận động của nền tài chính quốc gia. Điều đó thể hiện rõ từ phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2001 – 2005 là phải “sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ” [5, tr.197] và phải “Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, tách chức năng tín dụng chính sách ra khỏi chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh” [5, tr.322], từ Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ: “Ban hành một số chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn”. Đây là những chủ trương, chính sách đúng đắn làm nền tảng cho các hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng của NHNo&PTNT nói riêng, tác động mạnh vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn huyện.

Trong phạm vi kinh tế huyện, tín dụng ngân hàng còn có những vai trò đặc hữu, tác động tích cực vào sự phát triển của KT-XH, như chương 1 đã phân tích trên đây. Nhận

thức được vai trò tín dụng trong phát triển KT-XH, các cấp lãnh đạo địa phương, từ tỉnh xuống huyện và cấp xã đã chú trọng vai trò của tín dụng và đưa vào các chỉ thị, nghị quyết của địa phương. Từ đó, cùng với chiến lược phát triển đúng đắn của NHNo&PTNT Việt Nam, phấn đấu đưa NHNo&PTNT Việt Nam trở thành định chế tài chính hùng mạnh và là bạn đồng hành của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tín dụng của NHNo&PTNT đã thật sự trở thành một thành tố quan trọng, không thể thay thế của sự phát triển KT-XH, nhất là trên địa bàn huyện.

Hai là, sự phối hợp đồng bộ và hỗ trợ đắc lực của Chính quyền, đoàn thể, mặt trận và các cơ quan chức năng hữu quan ở địa phương trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT hướng đến sự phát triển toàn diện của KT-XH huyện.

Do những đặc thù trong cơ chế tổ chức, vai trò, chức năng của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT không thể vận hành bình thường nếu không có sự phối hợp và ủng hộ của các cấp chính quyền hữu quan trên địa bàn chi nhánh NHNo&PTNT phục vụ. Hơn thế nữa, mức độ thành công và hiệu quả của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH luôn luôn gắn liền với mức độ phối hợp và hỗ trợ của chính quyền sở tại.

Những tác động tích cực đó, trên địa bàn huyện Đại Lộc thể hiện ở sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân với việc triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch 2308/NQ, chỉ tính trong 5 năm, trên địa bàn huyện đã thành lập được 19 tổ vay vốn, với 215 thành viên, góp phần đưa vốn tín dụng về tận tay nông dân đưa vào SXKD; Hội Phụ nữ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch 02/NQ, Hội Cựu Chiến binh và nhiều hội đoàn thể khác cũng có những hoạt động tương tự.

Đặc biệt liên tục trong 3 năm 2004 - 2006, UBND huyện Đại Lộc đã có văn bản chỉ đạo trực tiếp cho các cấp chính quyền và cơ quan chức năng phối hợp với NHNo&PTNT nhằm “tăng cường các biện pháp xử lý nợ vay ngân hàng, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng tại địa phương” [42, tr.1] và đẩy mạnh “tăng trưởng vốn tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng” [41, tr.1]. Đầu năm 2006 Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự huyện được thành lập lại, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban và thành viên là lãnh đạo các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật như: Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an, Cơ quan Thi hành án… đã tập trung chỉ đạo cương

quyết giải quyết các án tồn đọng thuộc lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đã thực hiện cưỡng chế thi hành án tổng số 10 vụ, thu hồi là 211 triệu đồng, chưa kể các món vay xử lý chuyển quyền sử dụng đất và tài sản để thu hồi nợ… Hiệu quả của các hoạt động trên không chỉ là các vụ việc được giải quyết, thu hồi vốn tín dụng bị chiếm dụng về cho NHNo&PTNT mà có ý nghĩa còn cao hơn là sự tác động mạnh mẽ của nó vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động tín dụng.

Ba là, nguyên nhân về phía các chủ thể kinh tế trên địa bàn đã nhận thức đầy đủ các chủ trương chính sách phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước, hiểu biết, gắn bó, hợp tác có hiệu quả với các hoạt động của tín dung NHNo&PTNT.

Chủ thể kinh tế có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT trên địa bàn bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, hộ sản xuất… Đó cũng chính là những bộ phận chủ yếu của KT-XH trên địa bàn. Là địa phương có truyền thống cách mạng, trong xây dựng và phát triển kinh tế, người dân ở Đại Lộc cũng đã thể hiện bản chất anh hùng, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đột phá, tạo nên những bước đi vững chắc trong làm ăn. Đó là nguyên nhân tạo nên kết quả tốt trong các hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện.

Bốn là, truyền thống, thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank), đội ngũ CBVC có tầm nhận thức đúng đắn, có kỷ năng, đạo đức, đoàn kết xây dựng, gắn bó với nông nghiệp, nông thôn.

Đây là nguyên nhân thuộc về năng lực nội sinh của NHNo&PTNT Việt Nam, được khẳng định bởi truyền thống hoạt động gần 20 năm (1988-2006), với trên 2 vạn cán bộ viên chức, hơn 2.000 chi nhánh có mặt ở tất cả các vùng miền, khu vực, với thị phần tín dụng chiếm trên 50% [33, tr.81], chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng, NHNo&PTNT Việt Nam từ lâu đã trở thành chỗ dựa tin cậy cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy mà chính truyền thống và thương hiệu Agribank đã là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tất cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.

Trên địa bàn huyện Đại Lộc, cũng với bề dày thời gian và công sức xây dựng đơn vị, tập thể lãnh đạo và nhân viên các chi nhánh NHNo&PTNT là một tập thể mạnh, đủ sức tổ chức thực hiện thành công sách lược, chiến lược hoạt động của mình, từ đó đưa hoạt động tín dụng vào nề nếp, tác động tích cực cho sự phát triển KT-XH địa phương. Đây

cũng là điều kiện then chốt, là sự đảm bảo cho vấn đề tồn tại, phát triển của đơn vị trong giai đoạn đối mặt với những thời cơ và thách thức của hội nhập, của WTO…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 50 - 53)