Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 68 - 70)

- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:

2005) Đơn vị tính: % Ngành

3.2.1.2. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn

Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn huyện (dưới đây gọi tắt là các tổ chức) có tính đặc thù là kém ổn định và thường xuyên biến động, thậm chí có thể có biến động rất lớn trong những thời gian và điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, mặt tích cực không thể phủ nhận của nguồn vốn này là lãi suất huy động thấp, góp phần hạ thấp giá đầu vào, hạ thấp chi phí chủ yếu của hoạt động tín dụng. Do vậy, tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức này là giải pháp hỗ trợ tích cực cho hoạt động huy động vốn, tăng tính linh hoạt của tín dụng, tăng hiệu quả đích thực của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn.

Để huy động được nguồn vốn này, ngoài các giải pháp đẩy mạnh quảng cáo tuyên truyền, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, mở rộng và nâng cao năng lực mạng lưới huy động đã nêu, còn cần phải:

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn. Trong đó, chú trọng giữ vững các mối quan hệ truyền thống và tích cực xây dựng quan hệ tốt đẹp với các đối tác mới. Trong khuôn khổ các điều kiện tín dụng hiện hành, NHNo&PTNT sẵn sàng đáp ứng các chu cầu về vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp, đơn vị hoạt động. Đồng thời, NHNo&PTNT cũng là cầu nối trung gian giải quyết các yêu cầu về tiền tệ, thanh toán cho các tổ chức.

Giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn được cụ thể hoá bằng các nội dung cụ thể trên đây chỉ phát huy tác dụng khi và chỉ khi nó được thực hiện một cách

đồng bộ với các giải pháp khác về tín dụng, như: mở rộng đối tương cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, hạn chế rũi ro, nâng cao năng lực nội sinh của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.

Kiến nghị để thực hiện giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn

- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:

Cần có sự thống nhất về lãi suất huy động, cơ chế khuyến mãi trong hệ thống các ngân hàng thương mại, tránh cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây nên những biến dị của hoạt động tín dụng, tác động xấu vào nền kinh tế. Cần phải có cơ chế xử lý nghiêm minh các trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh nấp dưới các chiêu bài khuyến mãi mờ ám của các NHTM.

- Đối với NHNN Vịêt Nam:

Thể thức tiết kiệm được hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian gửi của NHNo&PTNT Việt Nam được ban hành theo Quyết định 165/QĐ - HĐQT, ngày 26 tháng 5 năm 2003 và Quyết định số 66/QĐ/HĐQT-NV, ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam là loại tiết kiệm có kỳ hạn (kỳ hạn bậc thang do NHNo&PTNT Việt Nam quy định, khách hàng lựa chọn), người gửi tiền có quyền rút vốn (gốc và lãi) trong bậc thời gian gửi và được hưởng một khoản tiền lãi với bậc lãi suất kỳ hạn phù hợp với thời gian gửi vốn.

Đây là sản phẩm mới, đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam, có quy chế huy động minh bạch, công khai ngay từ khi ban hành, không có những yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh. Từ khi áp dụng thể thức tiết kiệm mới này, đông đảo khách hàng hoan nghênh và hưởng ứng, đã thu hút rất lớn vốn nhàn rỗi tại các địa phương vào ngân hàng, góp phần không nhỏ trong việc mở rộng tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, theo công văn số 5958/NHNN-CSTT, ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v: lãi suất tiết kiệm bậc thang của NHNo&PTNT” cho rằng thể thức tiết kiệm bậc thang của NHNo&PTNT Việt Nam “chưa phù hợp với các quy định tại Điều 16 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc NHNN” (đối với các trường hợp rút vốn trước hạn, lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành). Từ lý do đó, NHNN không cho phép NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục áp

dụng thể thức này và “NHNN đang xem xét, nghiên cứu các quy định về rút tiền gửi trước hạn cũng như các quy định khác tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm để có chỉnh sửa thích hợp”.

Sau khi tạm ngưng huy động thể thức tiết kiệm bậc thang, số dư tiền gửi tiết kiệm tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn sụt giảm, ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn vốn từ dân cư, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng. trên địa bàn NHNo&PTNT phục vụ.

Do vậy, đề nghị NHNN Việt Nam sớm xem xét, nghiên cứu bổ sung Quy chế về tiền gửi tiết kiệm để NHNo&PTNT Việt Nam được tiếp tục áp dụng thể thức tiết kiệm bậc thang như đã ban hành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam pptx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)