Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại Quận Long Biên.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của quận Long Biên (Trang 74 - 77)

Do quận mới được sát nhập vào năm 2003 nên việc quản lý hồ sơ đất đai cũng khó khăn trong thời gian đầu. Đặc biệt là công tác cấp GCN khó có thể thực hiện khi không rõ được lịch sử của mảnh đất. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về đất đai của người dân và kịp với đòi hỏi của các hoạt động kinh tế, xã hội, phòng tài nguyên Môi trường và nhà đất Quận Long Biên đã có nhiều biện pháp đưa ra áp dụng trong công tác quản lý đất đai. Vì thế phần lớn đất đai đã được đưa vào sử dụng đúng quy hoạch đã được xét duyệt. Nhìn lại nhưng năm trước đây tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên trở thành “điểm nóng” năm 2001(khi chưa có quyết định thành lập quận). Với thông tin quy hoạch của thủ đô, người dân các xã và các thị trấn trước đây thuộc huyện Gia Lâm đã đẩy nhanh công tác đô thị hoá bằng cách bán những mảng đất của mình kể cả đất thổ cư và đất thổ canh. Tuy chưa có quy hoạch chi tiết nhưng diện mạo mới của quận đã được hình thành.

2.1/Tình hình sử dụng đất đai tại quận Long Biên:

Theo số liệu thống kê đất đai vào ngày 1/7/2006 quỹ đất đai của quận được sử dụng như sau:

+Tổng diện tích đất tự nhiên là 6038,24 ha chiếm 6,55% tổng diện tích đất Hà Nội (tổng diện tích đất của Hà Nội là 92,097). Trong đó được phân bố cho các loại

Đất nông nghiệp:1921.05 ha chiếm 31,81% Đất ở 1025,37ha chiếm 16,98%

Đất cho khu công nghiệp 447,21 ha chiếm 7.41% Đất khác 2644,61 ha chiếm 43,8%

Từ số liệu cho thấy: Đất khác có diện tích nhiều nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của quận có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như phục vụ an ninh- Quốc phòng, đất sử dụng xây dựng các hành lang công

cộng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất cho tôn giáo, đất sử dụng làm vật liệu xây dựng….. chính vì thế nó chiếm diện tích khá lớn.

Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn vì nguồn gốc trước đây người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, nó là khu dân cư nông thôn thuộc ngoại thành Hà Nội, là nơi cung cấp lương thực thực, thực phẩm hàng ngày như rau xanh, hoa quả…..Hiện tại đất nông nghiệp chỉ chiếm 31,81% giảm nhiều so với năm 2003(39.15%), đất nông nghiệp giảm nhanh do quá trình đô thị hoá. Khi các xã và các thị trấn của huyện Gia Lâm trước đây được sát nhập để thành lập quận Long Biên , đất đai trở nên có giá trị lớn do nhu cầu đất đai cho các dự án, đất ở, đất phục vụ cho các hoạt động khác …. tốc độ xây dựng đô thị và mua bán nhà đất sôi nổi. Có những làng xã nay lên phường được ví như công trường thi công, có những phường người dân bình thường cũng trở thành cò đất chuyên nghiệp trong vùng đất “nóng” này,Giá đất tăng lên vun vụt, những kẻ đầu cơ đất đã nhanh chóng nhảy vào cuộc để đầu cơ đất đai. Ngưòi dân ham lợi nhuận sẵn sàng bán hết đất đai không chỉ đất thổ cư mà cả đất thổ canh vốn là tư liệu sản xuất từ xa xưa của họ cho nhưng kẻ đã đầu cơ, bán hết đất đai ngưòi dân tự đưa mình vào con đường thất nghiệp. Ở pường Bồ Đề diện tích đất tự nhiên 379,92 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 65,56 ha mà hầu hết đất không canh tác được vì nằm xen kẽ trong các khu dân cư, không có hệ thống thoát nước. Ở phường Long Biên hiện tượng lấn chiếm đất công, mua bán trao tay,làm nhà trên đất nông nghiệp thường xuyên xảy ra. Biến động đất đai lớn tác động mạnh mã đến công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất .

Đ công nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,41%) nhưng hoạt động của cáckhu công nghiệp cũng không kém phần sôi động. Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn quận, bộ máy chính quyền đã đưa ra các quy hoạch cụ thể cho từng vùng đất. Đất giành cho khu công nghiệp tập trung nhiều nhất tai các phường Thượng Thanh(66.32 ha ), phức Lợi, Thạch Bàn,

Đức Giang (38,67ha). Ở Đức Giang phần lớn dân cư lao động trong nghành công nghiệp mang lại thu nhập lớn nên đời sống của dân rất cao. Đất công nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng cho đô thị hoá nhờ chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân làm cho đất công nghiệp cũng tăng lên rất nhiều.

Đất ở trong địa bàn quận với diện tích 1025,37 chiếm 16,98%, một con số không nhỏ so với diện tích đất ở trên các quận tại Hà Nội. Các khu đất ở đều có quy hoạch cụ thể và được công khai. Tuy nhiên tại một số phường đất ở còn xen kẽ đất nông nghiệp như Bồ Đề, Thạch Bàn... Một số phường có diện tích đất ở chiếm tỷ lệ cao như : Giang Biên 52,73%, Giang Thuỵ 39,11%....một số phường chiếm tỷ lệ thấp như:Long Biên 5,63%, Phúc Đồng 7,17%...Việc phân bố này không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và cho công việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Tại các phường có lao động phi nông nghiệp cao thi dân số tập trung tại đó lớn nên đất ở cần phải nhiều, còn lao động nông nhiệp không thu hút được lao động nhiều nên đất ở sẽ ít hơn. Từ khi có quyết định thành lập Quận Long Biên , để phù hợp với một đô thi hiện đại , đất ở được quy hoạch thành từng vùng hiện tượng ở lộn xộn đã giảm nhiều. Một số phường đất ở giảm đi vì Nhà nước cần cho các dự án , công trình giao thông, xây dựng…..Ngoài ra đất được sử dụng xây dựng hàng loạt các nhà chung cư, các khu biệt thự cao cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tình hình sử dụng đất của quận được thể hiện trên biểu đồ dưới đây.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của quận Long Biên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w