trên địa bàn Quận Long Biên năm 2006.
Đơn vị: GCN
năm 2006 2006 đã cấp hiện 1 Long Biên 496 487 98.19 2 Việt Hưng 700 811 115.86 3 Ngọc Lâm 955 678 70.99 4 Ngọc Thuỵ 720 431 59.86 5 Sài Đồng 915 592 64.70 6 Bồ Đề 670 739 110.30 7 Thạch Bàn 850 598 70.35 8 Gia Thuỵ 830 399 48.07 9 Phúc Đồng 1030 962 93.40 10 Thượng Thanh 615 615 100.00 11 Giang Biên 203 105 51.72 12 Cự Khối 689 419 60.81 13 Phúc Lợi 243 211 86.83 14 Đức Giang 150 65 43.33 Tổng 9066 7112 78.45
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên
3.2/Tổ chức kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên.
Quận có 14 phường thực hiện công việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đăng ký đất ở, chủ yếu đến từng tổ dân phố các văn bản
phòng địa chính quận, phổ biến nội dung quy trình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị. Hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất. Công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp GCN tại địa phương, chuyển lên UBND quận thẩm định và xét duyệt.
Sau khi tổ chức xong công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị, trình lên cấp thẩm quyền thực hiện công tác xét duyệt và cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị cho người sử dụng đã đủ yêu cầu theo quy định.
3.4/Lực lượng cán bộ tham gia vào công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở của quận.
Ở quận: Cơ cấu của phòng địa chính gốm: một trưởng phòng, một phó phàng phụ trách công tác đất đai và 7 cán bộ khác, trong đó 7 cán bộ đã được biên chế(tính đến 2007), nhưng mới chỉ 5 cán bộ trực tiếp tham gai công tác cấp GCN quyền sử dụng đất. Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, 100% có trình đọ chuyên môn. Phong có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các phường thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị.
Ở phường: Cán bộ địa chính chịu trách nhiệm về qủn lý đất đai trong đó có công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở, với một cán bộ địa chính coa trình độ chuyên môn, biên chế hoặc từ ngành khác chuyển sangchủ yếu lầ có trình đôh chuyên môn. Một số phường có thêm cán bộ hợp đồng nhưng chưa đủ yêu cầu công tác quản lý.
3.5/Tổ chức giao GCN và quản lý GCN trên địa bàn quận Long Biên.
- Tổ chức giao GCN.
+ UBND cấp quận huyện chuyển GCNcho UBND cấp phường để tổ chức trao GCN cho ngời đựoc cấp, đồng thời chuyển lưu văn bản GCN cho
+ Người sử dụng đất được cấp GCN có trách nhiệm đăng ký vào sổ cấp GCN tại UBND phường.
+ Trường hợp phát hiện sai sót trong GCN, phòng địa chính có trách nhiệm thu lại để trình chủ tịch UBND quận ký lại.
- Quản lý GCN sau khi cấp.
Khi người được cấp GCN thực hiện một trong các quyền của người sử dụng đất theo luật định, sau khi nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định và tới sở TNMT và NĐ Hà Nội(đối với GCN do UBND quận cấp), xác nhận vào “đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính” vào bản chính và lưu GCN.
4/Đánh giá thực trạng cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên.
4.1/ Kết quả đạt được
Nhìn chung công tác cấp GCN quyền sủ dụng đất ở của quận trong thời gian qua rất tốt, dưới sự chỉ đạo tiếp và quan tâm giúp đỡ của UBND quận cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội.Phòng Tài nguyên Môt trường và Nhà đất Quận Long Biên đã hướng dẫn chỉ đạo các phường, các thị trấn triển khai việc thực hiện các Quyết định, văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác cấp GCN quyền sử dụng đất như Luật đất đai 2003, Nghị định 181, Quyết định 23/2005/QĐ-UB ….
Việc đo đạc, lập kế hoạch sử dụng đất, lập bản đồ địa chính luôn được thực hiện hàng năm, phòng tài nghuyên môi trường luôn cùng các phường, thị trấn thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai để nắm được số lượng đất đai, chủ sử dụng, diện tích để luôn được cập nhật chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính phù hợp với thực tế.
Tài nguyên môi trường và nhà đất quận luôn luôn quan tâm để thực hiện việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn quận.
Năm 2004 mặc dù mới là thời gian đầu thành lâp nhưng quận đã cấp được 11389 GCN đạt 53.36% kế hoạch đề ra . Năm 2006 cấp được 7112 GCN đạt 78.45% kế hoạch trong đó hồ sơ kê khai đăng ký là 8134 hồ sơ.
Công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn quận đã thực hiện rất nghiêm túc, xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm minh nên các đối tượng khác thấy đó mà giảm bớt những sai phạm. Do được tuyên truyền giáo dục nên người dân đã hợp tác với cơ quan chức năng rất nhiệt tình tạo thuận lợi cho công tác giải quyết tranh chấp, cấp GCN.
Các công tác sang tên trước bạ, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư tuy rất nhiều nhưng phần lớn đã được thực hiện như: 2500 hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất đã được giả quyết. Tổ chức triển khai giải pgong mặt băng cho hơn 60 dự án theo quyết định thu hồi đất của chính phủ, đã thu hồi 6.142.200 m2 và đã chi trả tiềnđền bù được 1.300.240 triệu đồng. năm2006 đã nhận được 105 đong thư của 65 vụ việc liên quan đến công tác quản lý đất đai đô thị, đã giải quyêt được hơn 35 vụ…..
4.2/ Tồn tại.
Song song với kết quả như trên, công tác quản lý đất đai còn nhiều vướng mắc.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính cấp cơ sở chưa đáp ứng được với yêu cầu của công tác quản lý đất đai tại địa phương. Mặt khác hiện nay một số xã cán bộ địa chính được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
+ Một số địa phương để dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm đất ở, mua bán trao tay nhưng chưa xử lý kịp thời.
xuyên xảy ra ở một số phường, xã.
+ Các văn bản pháp quy của Nhà nước về đất đai thiếu đồng bộ, một số điểm chưa rõ ràng, cơ chế chính sách chưa phù hợp dẫn đến việc cấp GCN quyền sử dụng đất và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn phức tạp.
+Hồ sơ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai của cấp cơ sở như bản đồ năm 1960, 1974 còn thiếu, Hệ thống sổ sách như sổ mục kê,sổ đăng ký cấp GCN bị thất lạc hoặc bị mất. Các trang thiết bị bảo quản hồ sơ còn thiếu.
+ Việc quản lý quỹ đất công, đất không giao ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP còn tuỳ tiện, lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích. Nhiều phường chưa thực hiện đúng chức năng quản lý và tổ chức sử dụng quỹ đất công ích theo luật đất đai.
+ Một số hộ dân chưa có ý thức và mong muốn được cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Do đó làm giảm tiến độ đăng ký, kê khai phân loại hồ sơ và cấp GCN.
+ Tình trạng lấn chiếm đất công ở các khu vực đất nông nghiệp ven khu dân cư và xảy ra nhiều nhất ở các phường ven đô.
+ Phần lớn việc chuyển nhượng đất không thông qua các cơ quan các cấp có thẩm quyền mà chỉ dừng lại ở việc xác nhận ở cấp phường. Cá biệt có trường hợp mua bán trao tay làm thât thu cho ngân sách nhà nước.
4.3/ Những nguyên nhân.
a/ Nguyên nhân chủ quan.
Công tác tuyên truyền ở các cấp, các ngành chức năng chưa thường xuyên và liên tục, nên dẫn đến sự hiểu biết của nhân dân và các đối tượng sử dụng đất về Luật đất đai còn hạn chế. Các phường chưa có biện pháp
ở địa phương.
Bộ máy địa chính cấp cơ sở. Do thay đổi cán bộ địa chính hoặc một số phường cán bộ địa chính đã quá tuổi, không được đào tạo đúng chuyên ngành nên không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, cán bộ không nắm vững tình hình đất đai của quận. một số cán bộ lãnh đạo UBND phường, cán bộ địa chính phường chưa thực sự được quan tâm đến công tác quản lý đất đai, Mặt khác do trình độ còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, việc xử lý vi phạm, khiếu nại, tranh chấp đât đai chưa kịp thời còn né tránh đùn đẩy. hơn nữa, do sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai nói chung, công tác cấp GCN nói riêng của cán bộ địa chính xã, huyện trước đây.
b/ Nguyên nhân khách quan.
Các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai và các quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất chưa kịp thời, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong khi thực hiện.
Về thủ tục quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị còn rườm rà, mất thời gian. Chính sách truy thu nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa hợp lý nh+ư lệ: lệ phí trước bạ còn cao(1% giá trị đất, bất luận nguồn gốc)tiền sủ dụng đất thì chia làm nhiều mức căn cứ vào thời gian sử dụng nên rất khó xác định.
Do tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn quận, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã tạo ra những biến động lớn về đất đai, giá đất tăng dần đến nhiều hiện tượng vi phạm luật đất đai.
Ý thức chấp hành Luật đất đai của người dân còn hạn chế, cùng với sự quản lý lỏng lẻo và không kịp thời dứt điểm của chính quyền địa phương và các cở quan chức năng.