Mặc dù các tổ chức tín dụng đều thực hiện chiến lợc kinh doanh đa năng, tổng hợp, song do tính đặc thù của từng hệ thống, nên mỗi tổ chức tín dụng có sự khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình. Biểu hiện trong việc đầu t tín dụng ở từng tổ chức tín dụng nh sau:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Phục vụ ngời nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu đầu t vốn cho nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, kinh doanh, phục vụ chi phí sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn, tham gia tích cực đầu t vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, tham gia vào các chơng trình kinh tế xã hội của tỉnh nh: Chơng trình phát triển chăn nuôi trâu, bò, chơng trình cho vay trồng và chăm sóc chè, cho vay kinh tế trang trại, cho vay thí điểm tấm lợp tại các huyện vùng cao...
- Ngân hàng Đầu t và phát triển hoạt động chủ yếu tập trung cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, tăng cờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thi công, ngoài ra trong thời gian gần đây Ngân hàng Đầu t phát triển cũng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển kinh tế gia đình, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ CNVC trên địa bàn.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà giang từ năm 1996 đến 12/2002 thể hiện trên một số lĩnh vực cơ bản sau đây:
* Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Các tổ chức tín dụng đã đầu t vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với số vốn trên 800 tỷ đồng để giúp nhân dân phát triển cở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đầu t thâm canh, chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, tạo thêm hàng ngàn việc làm. Tín dụng ngân hàng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới, đa nền sản xuất nông lâm nghiệp của Tỉnh phát triển toàn diện, đạt mức tăng trởng trung bình 6,5% năm, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 2,85 lần, mở rộng diện tích gieo trồng cây hàng năm từ 90.229,6ha năm 1995 lên 104.712,7ha năm 2001, tăng 16,05% so năm 1995. Đa diện tích cây trồng lâu năm từ 9.407,1 ha năm 1995 lên 20.967,2ha năm 2001, tăng 122,9% so cuối năm 1995. Tín dụng trong khu vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần nâng
cao năng suất cây trồng trong nông nghiệp. Đến cuối năm 2001, tổng sản lợng lơng thực có hạt trên địa bàn đạt : 210.015,6 tấn, tăng 53,5% so năm 1995.
Ngoài ra tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đã tạo ra vùng chè với diện tích 12.356,2ha, hàng năm cho sản lợng chè hàng hoá trên 20 nghìn tấn. Đầu t cho trồng cây ăn quả, đặc biệt là cam, quýt, hàng năm cho sản lợng trên 13 nghìn tấn. Về đầu t chăn nuôi trong 3 năm từ 1999 đến hết năm 2001, ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng ngời nghèo Tỉnh đã cho vay trên 50 tỷ đồng giúp bà con mua đợc 32.271 con trâu ( bò).
Thông qua hoạt động đầu t, tín dụng ngân hàng trong nông nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực thực hiện chủ trơng xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nớc, giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo trên địa bàn từ 46% năm 1995 còn 20% năm 2001.
Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1996 đến nay, nhng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giúp hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn các quỹ hoạt động, tạo sự lành mạnh trong thị trờng tiền tệ trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Đến 12/2002 các quỹ tín dụng nhân dân ở Hà Giang đã thực hiện cho vay hàng chục tỷ đồng với trên 3 nghìn lợt thành viên đ- ợc vay vốn, đa d nợ cho vay lên 7.373 triệu đồng. Tuy d nợ cho vay còn nhỏ bé so với nguồn đầu t của các ngân hàng thơng mại, nhng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần quan trọng giúp các thành viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Đặc biệt với sự giúp đỡ các Quỹ tín dụng, cộng với sự nỗ lực của các hộ thành viên, hàng trăm em học sinh tốt nghiệp trung học đã có điều kiện theo học tại các trờng Đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề, tạo thêm hàng trăm việc làm góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại điạ bàn các quỹ hoạt động.
Bên cạnh những kết quả đạt đợc là cơ bản hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng còn nhiều vớng mắc tồn tại.
- Do hạ tầng cơ sở cha phát triển, giao thông đi lại khó khăn, dân của nhiều xã vùng sâu, vùng xa đi đến nơi có trụ sở của tổ chức tín dụng phải mất nhiều thời gian, việc đi lại thẩm định của cán bộ tín dụng và của ngời đi vay quá vất vả, tốn kém nhiều chi phí. Nhng quan trọng là không đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất (đối với các món vay nhỏ nh mua giống, vật t, thuốc trừ sâu...). Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi vay và cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Trình độ dân trí, đặc biệt là các huyện vùng cao còn thấp, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp còn kém, hiệu quả sử dụng vốn cha cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thoát vốn trong tín dụng nông nghiệp nông thôn.
- Thủ tục cho vay vốn còn nhiều bất cập, cha thật sự tạo thuận lợi cho ng- ời dân khi vay các món vay nhỏ lẻ. Đồng thời với các món vay có thế chấp bằng bất động sản ở vùng sâu, vùng xa, khi gặp rủi ro, các TCTD cần phát mại, nhiều khi không bán đợc, cũng ảnh hởng không nhỏ tới chất lợng tín dụng ngân hàng.
- Sản xuất nông nghiệp thờng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, độ ruỉ ro cao. Đầu t tín dụng vào vào lĩnh vực này thờng dẫn đến nợ quá hạn. Bình thờng nông dân thiếu vốn phải đi vay, nay do gặp rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn, về nguyên tắc khi có nợ quá hạn, ngân hàng không cho vay mới, nh vậy nông dân lấy vốn ở đâu để khôi phục đầu t sản xuất. Nếu xử lý cứng nhắc nh vậy thì ngời dân sẽ không có khả năng trả nợ và ngân hàng sẽ không thu hồi đ- ợc vốn.
* Về lĩnh vực công nghiệp, vận tải và xây dựng.
Vón tín dụng của các NHTM đầu t vào lĩnh vực này đã đợc các đơn vị mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ thi công hạ tầng cơ sở, đổi mới dây chuyền công nghệ, xây dựng mới các nhà máy, xí nghiệp theo các chơng trình dự án của tỉnh. Vốn tín dụng đầu t vào lĩnh vực này đã góp phần đa tốc độ phát triển ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt tốc độ bình quân 14,5% năm từ năm 1995 đến năm 2001.
Đến 12/2002, các NHTM đã giúp đầu t mở mới và nâng cấp hàng trăm km đờng ô tô, từ trung tâm tỉnh lỵ đến các vùng nông thôn, hàng nghìn mét kênh mơng thuỷ lợi, hàng trăm công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ tới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp. Đầu t xây dựng hàng chục nghìn m2 các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nh trờng học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan xí nghiệp, khách sạn...Giúp xây dựng mới một nhà máy gạch tuy nen với công suất 20 triệu viên trên năm, hai trạm nghiền clanhke, một dây chuyền sản xuất bột giấy xuất khẩu.
Thông qua vốn đầu t, các ngân hàng đã phục vụ đắc lực cho các chơng trình, dự án của tỉnh. Góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tề – xã hội tỉnh nhà, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hơng.
Tuy nhiên, trong điều kiện là một tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp còn nghèo nàn. Trong các năm qua, tỉnh Hà Giang mới chỉ chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ xây dựng cơ bản phát triển nhanh chóng. Đầu t tín dụng ngân hàng cũng bám theo định hớng đó, do vậy trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, vốn tín dụng ngân hàng vẫn tập chung cho xây dựng cơ bản với tỷ trọng lớn, chiếm 55,5% khối lợng tín dụng đầu t cho lĩnh vực này. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác chế biến khoáng sảnvốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ 0,4%, cha tơng xứng với tiềm năng sẵn có trên địa bàn.
Mặt khác, trong các năm qua trên địa bàn Hà Giang có rất nhiều doanh nghiệp t nhân, công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này rất lớn, đến 12/2002 chiếm tỷ trọng 45,4% tổng d nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn. Một điều không thể phủ nhận đợc là phần lớn các doanh nghiệp trên sử dụng vốn có hiệu quả, đã tạo ra một khối lợng lớn cơ sở vật chất và sản phẩm hàng hoá cho địa phơng, góp phần đáng kể trong việc tăng trởng kinh tế cuả tỉnh nhà.
Nhng do quá chú trọng vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, đại bộ phận các doanh nghiệp t nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn cha tìm đợc h- ớng kinh doanh thích hợp. Do vậy, khi tỉnh giảm khối lợng xây dựng cơ bản,
các doanh nghiệp trên sẽ gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Từ đó dẫn đến các tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều bất cập trong việc thu hồi và mở rộng đầu t vốn ở các doanh nghiệp trên. Về nguyên tắc các tổ chức tín dụng trên chỉ cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ, không đợc phép cho vay để đảo nợ, nhng thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Giang đã xuất hiện tình trạng vay đảo nợ của các doanh nghiệp t nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, với lý do các doanh nghiệp này bị đọng vốn tại các công trình XDCB, nhng đã đến hạn trả nợ vốn vay tại một tổ chức tín dụng, điều đó buộc các doanh nghiệp phải đi vay tại các tổ chức tín dụng khác .
* Đối với lĩnh vực thơng nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Bám sát định hớng của tỉnh về phát triển thơng mại, du lịch, dịch vụ nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là về du lịch các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh đầu t tín dụng vào lĩnh vực này. Đến 12/2002 vốn tín dụng trong lĩnh vực chiếm 10,9% tổng d nợ tín dụng toàn địa bàn với 116.987 triệu đồng. Vốn tín dụng ngân hàng dã góp phần đa doanh số bán lẻ hàng hoá năm 2001 đạt 414.633 triệu đồng, tăng 192,8% so năm 1995. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các chủ đầu t xây dựng nâng cấp hàng chục khách sạn nhỏ, đầu t mở mới thêm nhiều điểm du lịch nh khu du lịch suối khoáng Thanh Hà, khu du lịch Tam Sơn... đã tạo thêm hàng nghìn việc làm mới cho ngời lao động. Là một tỉnh miền núi, có nhiều hang động kỳ vỹ nh Động én Yên Minh, hang Cô Tiên - Quản Bạ, hang Tùng Bá....là những điểm du lịch hấp dẫn. Tiềm năng đầu t khai thác trong lĩnh vực du lịch là rất lớn, nhng do cơ sở hạ tầng còn thấp kém, giao thông đi lại còn khó khăn nên vẫn cha thu hút đợc đông đảo khách du lịch, đó là một khiếm khuyết trong phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn, trong đó có một phần trách nhiệm trong công tác tín dụng của các tổ chức tín dụng tỉnh Hà Giang là cha triệt để chú trọng đầu t khai thác hết các tiềm năng thế mạnh trong lĩnh vực này.
* Đối với doanh nghiệp nhà nớc: từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trờng, trong điều kiện thiết bị máy móc lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém, vốn và tài sản hầu nh không đáng kể, thị trờng hạn hẹp, với chủ trơng sắp xếp lại
theo Nghị định 388 của Chính phủ trong điều kiện vốn đợc cấp từ ngân sách hàng năm không đáng kể. Vì vậy, đại đa số các doanh nghiệp nhà nớc đều thiếu vốn để sản xuất. Nhờ có giải pháp phù hợp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã mạnh dạn đầu t, đáp ứng các nhu cầu về vốn lu động, cho vay cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng nhà xởng, t vấn về định hớng kinh doanh... Đến cuối tháng12/2002 d nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nớc là 184.644 triệu đồng, chiếm 16,4% tổng d nợ toàn tỉnh. Đồng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng đã trở thành “ bà đỡ” không thể thiếu để các doanh nghiệp nhà nớc đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trờng, từng bớc làm chủ sản xuất, làm chủ thị trờng, phát huy vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế địa phơng. Có thể kể đến một số doanh nghiệp nhà nớc hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực nh: Công ty Xây dựng số I, Công ty Vật t nông nghiệp, Công ty Xi măng Hà Giang...
Bên cạnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp nhà nớc, mặc dù đã đợc các tổ chức tín dụng chú trọng đầu t vốn tín dụng, nhng do chậm đổi mới phơng thức kinh doanh, không thích nghi kịp theo cơ chế thị trờng đã dẫn đến thua lỗ, phá sản nh Công ty Chè Hà Giang, một số đơn vị đang trên bờ vực phá sản nh Công ty xuất nhập khẩu, Công ty thơng mại tổng hợp Vị Xuyên... những đơn vị này đã gây không ít khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc đầu t và thu hồi vốn.