CD-DC phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre 1 Trong lao động sản xuất

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CA DAO - DÂN CA BẾN TRE (Trang 29 - 31)

2.2.1. Trong lao động sản xuất

Bến Tre là vùng đất mới, cĩ nhiều "của chìm của nổi" do thiên nhiên ban tặng nhưng bù lại những khĩ khăn, hiểm trở của trở lực thiên nhiên khơng phải là nhỏ. Từ buổi đầu khai phá, mảnh

đất này cịn hoang vu, sình lầy, hiểm trở. Để trở thành vùng đất trù phú, ruộng đồng thẳng tắp,

xĩm ấp liền kề, con người nơi đây phải đổ khơng biết bao nhiêu mồ hơi và xương máu. Và CD-DC đã ghi lại chân thật chân dung con người nơi đây trong quá trình lao động sản xuất, cải biến thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho đời sống của mình. Con người Bến Tre trong CD-DC được phác họa với vẻ đẹp hình thức như "trai lịch gái thanh", "gái xinh trai tài"… với vẻ đẹp ăn nĩi "nĩi

năng duyên dáng", "nĩi năng thuần hậu"…. Những con người ấy cịn nổi bật với sự cần cù, chăm chỉ trong lao động. Những bài ca đã ngợi ca những chàng trai, cơ gái, vốn là lực lượng lao động chủ yếu, họ thật giỏi, đảm đang:

- Bến Tre trai lịch gái thanh

Nĩi năng duyên dáng làm ăn cũng cừ. - … Quý thay những tấm lịng vàng Làm ăn chất phác đảm đang mọi điều.

Sự chăm chỉ trong cơng việc lao động hằng ngày được CD-DC khắc họa rõ nét. Hình ảnh cơ gái xứ lụa Ba Tri, cơ gái Bình Đại khơng quản ngại khĩ khăn, vất vả:

- … Ngày thời dãi nắng dầm sương

Nhọc nhằn chẳng quản vì thương quê nhà. - Sơng Cửa Đại hai chiều nước chảy

Gái Bình Đại chẳng ngại gian nan.

Khơng chỉ thể hiện trực tiếp bằng những cụm từ cụ thể, sự cần cù, chịu khĩ của người lao động cịn được thể hiện qua cách miêu tả như "suốt đêm lặn hụp" trên sơng nước để mị tơm, bắt tép hay cấy đến "đỏ đèn", đến "chẳng thấy đường đi":

- Mênh mơng sơng rộng cồn dài Suốt đêm lặn hụp nghèo hồi anh ơi. - Bánh tét đậu đen, đỏ đèn cịn cấy Bước lên bờ chẳng thấy đường đi.

Ngồi cần cù chăm chỉ, người xứ dừa cũng rất dũng cảm, lạc quan trong lao động. Sự dũng cảm thể hiện trong nghề đi biển:

- Em là con gái Bình Châu

Một thân vượt biển cho tàu ra khơi…

Bình Châu thuộc huyện Bình Đại, vùng này giáp biển nên người dân nơi đây hoạt động đánh

bắt khá phát triển. Nghề biển là nghề khá nguy hiểm vì phải đối diện với sĩng to giĩ lớn. Đây

thường là nỗi lo sợ cho người làm nghề biển vì cĩ khi bỏ mạng ở biển khơi: "Anh đi ghe cá cao cờ / Ai nuơi cha mẹ ai thờ tổ tiên ?". Thế nhưng cơ gái Bình Châu này khơng hề ái ngại, vẫn gan dạ "một thân", "cho tàu ra khơi" đánh cá. Để rồi, sự dũng cảm đĩ được đền đáp. Niềm hân hoan của cơ gái khi vượt qua trở lực thiên nhiên, thu được nguồn lợi lớn từ biển:

- … Bao ngày sĩng nước chơi vơi

Thuyền em nhiều cá mọi nơi khơng bằng.

Sự lạc quan của người lao động được CD-DC phản ánh qua hình thức sinh hoạt hị hát trong

lao động. Hị hát là cách để người lao động xua tan những mệt nhọc, quên đi những chặng đường

dài:

- Ghe bầu dọn dẹp kéo neo

- … Trước tui hị chơi đơi câu giải muộn Vậy chị em mình hịa cùng tui hị nghen.

Bến Tre trước năm 1975 chủ yếu là hoạt động nơng nghiệp, trong đĩ trồng lúa là hoạt động

chủ yếu. Vì thế hị trên đồng ruộng vào vụ cấy cĩ điều kiện phát triển. Cĩ hị để giải trí giúp vui,

người thợ cấy sẽ cấy chậm, đều tay, mạ mau bén rễ, đẻ nhánh nhanh…. Sự phong phú trong hình

thức hị mà CD-DC phản ánh như hị khoan, hị mơi, hị truyện, hị thơ,… cũng đã cho thấy người Bến Tre yêu ca hát, thật lạc quan trong lao động. Họ biết tự tìm cho mình hình thức giải trí để cơng việc lao động được tiến hành thuận lợi trong khơng khí vui tươi, sinh động nhất.

Một đặc điểm khác nữa của người Bến Tre trong lao động sản xuất là khéo léo, tài hoa. Sự

khéo léo, tài hoa được biểu hiện qua cơng việc của những làng nghề truyền thống như nghề làm bánh tráng, bánh phồng, kẹo dừa…. CD-DC nĩi về cơ gái Mỏ Cày như sau:

- … Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan.

Khơng "khéo" sao được khi nhìn những viên kẹo nhỏ nhắn, được gĩi vuơng cạnh gĩc hay

những chiếc bánh tráng, bánh phồng đều cĩ độ dày mỏng như nhau và vị cũng rất vừa ăn, vừa

thơm, vừa béo.

Bến Tre cĩ nhiều làng nghề tồn tại nhưng khơng được nhắc trong CD-DC Bến Tre như nghề đĩng ghe ở Bình Đại; nghề dệt chiếu ở Thuận Điền (Giồng Trơm), Nhơn Thạnh (Thị xã); nghề nấu

rượu, nghề đan đát ở Ba Tri. nghề trồng cây hoa kiểng, chiết cây ở Chợ Lách.... Nhưng qua sản

phẩm mà người lao động làm ra chúng ta thấy sự khéo kéo, tài hoa của họ, cả tư duy thẫm mỹ và sự sáng tạo.

Như vậy, trong lao động sản xuất, người Bến Tre hiện lên trong CD-DC với đầy đủ những

phẩm chất truyền thống của người Việt Nam: vừa cần cù, chăm chỉ vừa khéo léo, tài hoa, cũng

như rất dũng cảm, lạc quan. CD-DC đã giúp người đọc cảm nhận những phẩm chất ấy một cách

chân thật, rõ ràng nhất.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CA DAO - DÂN CA BẾN TRE (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)