Vài nét về tác giả và tác phẩm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN SƠN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1 Vài nét về tác giả và tác phẩm

Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, trong kháng chiến chống Pháp cĩ một số tác phẩm được ơng kí tên là Phạm Anh Tài. Ơng sinh ngày 11.12. 1926 tại làng Đơng Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá nay là tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là quê hương của người anh hùng làng chài Nguyễn Trung Trực và nhiều chí sĩ yêu nước khác.

Đơng Thái, Gị Quao, U Minh… là mảnh đất cuối cùng của tổ quốc, nơi cĩ những cánh rừng nối dài đến tận chân trời. Nơi ngày đêm cĩ thể nghe được tiếng sĩng biển rì rào. Xa xa về phía Tây là dãy Thất sơn hùng vĩ, sừng sững hiên ngang, nửa như bao bọc chở che, nửa như thách thức đối với con người. Cảnh đẹp hoang sơ, huyền bí của nơi này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam.

Sơn Nam xuất thân trong một gia đình nơng dân. Thuở nhỏ, ơng học tiểu học ở quê nhà, lớn lên rời mảnh đất quê hương xa xơi lên tận Tây Đơ để theo học trường Collège de Can Tho. Đây là thời gian ơng cĩ dịp tiếp cận với cuộc sống chốn thị thành, nắm bắt tình hình chính trị xã hội.

Sau khi ơng tốt nghiệp bằng Thành chung thì Cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Cùng với những tri thức yêu nước khác, theo tiếng gọi của non sơng, Sơn Nam gia nhập Đồn Thanh niên Cứu quốc.

Trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, ơng hoạt động cách mạng ở địa bàn khu IX. Đây cũng là thời gian ơng bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Tiêu biểu là sự ra đời và thành cơng của “Tây đầu đỏvaø Bên rừng cù lao Dung. Sau khi hồ bình lập lại, Sơn Nam hoạt động trên lĩnh vực báo chí ở Sài Gịn. Thời gian này, ơng cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí cơng khai như Nhân loại, Tiếng chuơng, Lẽ sống, Tin văn… Đây là thời kì sáng tác sung sức nhất của ơng. Nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại liên tục ra đời như: “Chuyện xưa tích cũ” (1961), Hình bĩng cũ (truyện vừa, 1964), “Vọc

nước giỡn trăng(tập truyện ngắn, 1965), Hương rừng Cà Mau(tập truyện ngắn, 1965), Nĩi về miền Nam (biên khảo, 1967), “Lịch sử khẩn hoang miền Nam (biên khảo, 1973), Chim quyên xuống đất (tiểu thuyết), “Bà chúa

hịn”(tiểu thuyết)…

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phĩng, ơng về cơng tác tại Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc nghỉ hưu, năm 1990. Phần lớn thời gian này ơng thiên về khảo cứu. Nhiều cơng trình biên khảo được người đọc biết đến như Bến Nghé xưa (1992), Văn minh miệt vườn (1992), “Đình miếu và lễ hội dân gian (1994)… Đĩ là kết quả của những ngày ơng đã “cơm đùm, cơm nắm” vào phịng lưu trữ cơng văn tài liệu trực thuộc phủ thủ tướng đọc hồ sơ hành chính cũ để gạn lấy những chi tiết, số liệu về lịch sử vùng đất Nam bộ trước đây và của cả những ngày ơng đã ngược xuơi khắp các nẻo đường từ Sài Gịn đến miền Tây Nam bộ. Ngồi ra, ơng cịn đĩng gĩp bài vở cho nhiều tờ báo, đặc biệt là các số báo Xuân. Thỉnh thoảng, ơng được mời tham dự những

buổi nĩi chuyện với học sinh sinh viên các trường Trung học, Đại học ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long về những phong tục tập quán của địa phương, về quê hương đất nước và con người miền Tây Nam bộ.

Năm 2002, ơng vừa cho ra mắt bạn đọc bộ hồi kýTừ U Minh đến Cần Thơ (tập 1) và Ở chiến khu IX (tập 2). Được biết ơng đang hồn thành hai tập cịn lại.

Sơn Nam được cơng nhận là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1977.

Cĩ thể nĩi, Sơn Nam là một con người cĩ sức lực dẻo dai, bền bỉ. Là một tấm gương cần cù về lao động và sáng tạo nghệ thuật, một ngịi bút đầy tâm huyết về con người và vùng đất phương Nam. Ơng đã đi vào lịng người đọc bằng một phong cách riêng. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, dù chưa cĩ nhiều kinh nghiệm nhưng Sơn Nam đã thể hiện được khả năng của mình. Cùng với những Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung, Hương rừng Cà Mau ơng đã xứng đáng tiếp nối những nhà văn Nam bộ đi trước như Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh… Ở những tác phẩm vừa nêu, tác giả đã đề cao phẩm chất đáng quý của người dân Nam bộ trong cuộc chiến khơng cân sức với thiên nhiên khắc nghiệt, với kẻ thù xâm lược. “Đĩ là những câu chuyện cũ về một vùng đất mới”. Với

Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam đã thật sự lơi cuốn người đọc. Ơng gợi lại những ngày đã qua đầy gian khổ như muốn gĩp thêm vào lịch sử hào hùng của dân tộc những trang sử bằng nghệ thuật ngơn từ. Vì vậy, truyện của ơng khơng phải là loại chỉ để đọc một lần hay dành riêng cho một giới. Khơng riêng gì ở truyện ngắn, ngay trong những truyện vừa, tiểu thuyết như Hình bĩng cũ”, “Vạch một chân trời”, “Bà chúa hịn”, “Chim quyên xuống đất cũng thế.

Vạch một chân trời” là một truyện dài miêu tả hành trình của

người dân Ba Láng (Cần Thơ) đi chinh phục vùng đất U Minh bên bờ sơng Cái lớn. Ở đây, họ khơng chỉ đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt mà cịn phải đối phĩ với sự tranh chấp giữa con người với con người.

Hình ảnh những tên tay sai hiểm độc, những kẻ vì tiền, sẵn sàng quay lưng với đồng bào, dân tộc, được Sơn Nam khắc hoạ rất đậm nét trong truyện dài Hình bĩng cũ. Sau này, trong thời hiện đại, Sơn Nam vẫn tiếp tục trăn trở, chú ý nhiều đến cách đối nhân xử thế. Đơi khi ơng cũng nghĩ suy, trăn trở về số kiếp con người (Ngơi nhà mặt tiền, Âm dương cách trở).

Đối với Sơn Nam, trên cả niềm say mê về mảnh đất và con người Nam bộ là cả một niềm đam mê về những vẻ đẹp văn hố truyền thống, phong tục tập quán, lễ nghi sinh hoạt của người dân nơi này. Ơng là người biết trân trọng và rất trân trọng những gì cha ơng đã để lại. Để bày tỏ tấm lịng của người đi sau dành cho ơng bà tổ tiên ngày trước, cĩ dịp ra Hà Nội, ơng đã “lặn lội đến Quảng Bình áo dài khăn đĩng chỉnh trang quỳ lạy trước mộ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người khai phá và sáng lập ra mảnh đất Sài Gịn-Gia Định” (84,19). Đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Châu Phú, bia đá Thoại Ngọc Hầu ở Núi Sập (An Giang) người ta đến đĩ một lần là đủ, “nhà văn Sơn Nam đã đi đến đĩ khơng biết bao nhiêu lần. Đến để đọc những câu đối, rờ rẫm bức tường rêu… như thì thầm với gạch ngĩi, trị chuyện với người xưa, những bậc Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ của đất phương Nam” (79,15). Phải chăng, qua nhiều cơng trình biên khảo, ơng muốn kêu gọi lớp trẻ ngày nay hãy trân trọng và gìn giữ những tinh hoa của dân tộc, những gì tốt đẹp nhất của nền văn hố dân gian. Với ơng, điều đĩ hồn tồn khác với sự cầu kì, dị đoan mê tín.

Trong Sơn Nam khơng chỉ cĩ một nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu mà cịn cĩ cả một nhà văn hố, một thổ cơng Nam bộ như nhiều người vẫn

thường gọi. Sáng tác của ơng thật sự là “chiếc chìa khố mở cửa vào tâm hồn người Việt” ở Nam bộ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN SƠN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)