Nội dung và hình thức tác phẩm văn học là một trong những vấn đề đã từng gây tranh cãi giữa hai nhĩm: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn lúc bấy giờ, ngay khi tập tiểu luận Văn chương và hành động của nhĩm Hồi Thanh- Lưu Trọng Lư ra đời. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến cuộc tranh luận đĩ? Các nhà phê bình Mác-xít đầu tiên của Việt Nam đã quan niệm như thế nào là nội dung và hình thức tác phẩm văn học và mối quan hệ giữa nội dung và hình thức như thế nào? Văn học khái luận đã giải quyết vấn đề này thoả đáng chưa? Trước hết chúng ta hãy làm sáng tỏ quan niệm của phê bình Mác-xít về vấn đề này.
Cũng như nhiều vấn đề khác của lí luận Mác-xít, chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị tiên phong của Hải Triều trong việc tìm câu trả lời đúng đắn cho khái niệm nội dung và hình thức tác phẩm văn học, theo quan điểm phê bình Mác-xít – một trong những vấn đề khĩ đang đặt ra đối với nền lí luận phê bình nước ta lúc bấy giờ. Mặc dù khơng cĩ một bài viết hay một chuyên luận nào đề cập riêng nội dung và hình thức tác phẩm văn học, nhưng khảo sát những ý kiến rải rác của ơng qua những bài viết suốt gần một thập kỉ, ta cĩ thể dễ dàng nhận thấy hạt nhân hợp lí, khoa học và những bước tiến bộ trong quan điểm của ơng về vấn đề này bên cạnh những hạn chế tất yếu của nĩ.
Ngay trong những bài viết đầu tiên về lí luận văn học, Hải Triều đã thể hiện cách nhìn của ơng về nội dung và hình thức tác phẩm, thơng qua các định nghĩa văn học. Quan niệm: “Văn học là cái biểu hiện của nhân sinh” và “Văn học là sản vật của xã hội” lặp lại khá nhiều trong các bài viết của Hải Triều. Cách định nghĩa này cho thấy Hải Triều coi nội dung là sự thể hiện bản chất của văn học nhưng nội dung ở đây lại đồng nhất với nội dung phản ánh xã hội, nội dung hiện thực của tác phẩm. Trong một định nghĩa khác (mà ơng coi là cách định nghĩa hai chữ văn học theo nghĩa rộng), ta thấy rằng ơng nhìn tác phẩm văn học đồng thời trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức nhưng lại tách biệt một cách trừu tượng mối quan hệ giữa chúng:
“Văn học chính là biểu hiện của tư tưởng, nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh phơ diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lĩng tre, trên mặt giấy v.v.. tất cả là văn học đĩ” [6, tr.51].
Quan niệm nội dung tác phẩm văn học trên đã cĩ phần mở rộng hơn; nĩ khơng chỉ cĩ nội dung hiện thực cuộc sống mà cịn hiện thực tâm trạng - tư tưởng, tình cảm xã hội của tác phẩm. Nhưng hình thức ở đây đã bị đồng nhất vào hình thức văn bản ngơn từ, tức là hình thức bên ngồi của tác phẩm.
Cĩ thể thấy rằng tác giả đã vận dụng quan niệm nội dung đã phân tích trên đây vào việc phê bình tác phẩm Lầm than của Lan Khai:
“… Tác giả khơng quên chỉ vạch một cách đau đớn mà sống sượng những tâm lí cộc cằn, những cách ăn nĩi thơ tục, những thành kiến hủ bại, cho đến những tập quán xấu xa như rượu, thuốc phiện, như cờ bạc, là cái bướu nĩ bám víu theo giai cấp thợ thuyền trong chế độ bĩc lột người.
Tuy vậy tác giả nên nhận thấy dưới những nét mặt cau cĩ (…) vẫn ẩn nấp biết bao nhiêu là tâm hồn trong sạch…” [6, tr.131].
Đoạn trích này chứng tỏ rằng tác giả phân tích giá trị tố cáo của tác phẩm trên hai mặt nội dung của tác phẩm: phản ánh hiện thực xã hội (tập quán, tâm lí, thành
kiến…) và phản ánh đời sống tư tưởng tình cảm của con người (tâm hồn trong sạch, tinh thần cương quyết, cảm tình đồng giai cấp…). Cĩ thể coi đây là một bước phát triển trong quan niệm phê bình Mác-xít về nội dung trong tác phẩm văn học.
Trong một số bài viết khác, ơng cũng phát biểu về những khía cạnh khác nhau của nội dung hay hình thức nghệ thuật về tính hệ thống và tính hình tượng của văn học:
“Nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn thành ra hình ảnh” [6, tr.79]. Về kết cấu, tổ chức của tác phẩm:
“Cái tình cảm của một người đã phức tạp mà cái tình cảm của một xã hội lại càng phức tạp hơn. Sắp đặt những tình cảm ấy cho hệ thống, phân biệt ấy cho minh bạch rồi diễn dịch lên trên mặt giấy, trên tấm đá, trong âm điệu v.v... tất cả là nghệ thuật vậy” [6, tr.84].
Về thành phần cấu tạo của nội dung và hình thức:
“Câu văn chỉ là hình thức, cái cốt truyện mới là nội dung” [6, tr.72]. Hay là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:
“Một tác phẩm hay khơng những vì nĩ đã đi đúng với các thị hiếu đương thời của độc giả, mà nĩ cịn hay ở nơi xếp cảnh, xếp tình của tác giả nhẹ nhàng, kín đáo đẹp đẽ. Quan niệm của tác giả tự bộc lộ ra trong sự hành động của các vai
chính và vai phụ cùng sự bố trí và kết thúc của tác phẩm chớ tác giả khơng cần
phải tự tuyên bố ra”. [6, tr.102].
Các lời dẫn trên đây cho thấy Hải Triều đã mở rộng phạm vi nội hàm của khái niệm nội dung và hình thức. Về nội dung, tác giả khơng chỉ thấy tình và cảnh (nơi xếp tình, xếp cảnh, hệ thống tình cảm), ở cốt truyện mà cịn nhìn thấy nội dung bề sâu của nĩ là quan niệm của tác giả. Về hình thức, tác giả khơng chỉ đề cập đến cấp độ hình thức văn bản ngơn từ (câu văn, diễn dịch lên trên mặt giấy, trên tấm đá), mà cịn đề cập đến cấp độ văn bản hình tượng với các yếu tố: âm điệu, hình ảnh, nhân vật, tình tiết (sự hành động của các vai chính và vai phụ) và đặc biệt là kết cấu
và bố cục tác phẩm (sắp đặt những tình cảm ấy cho cĩ hệ thống, nơi xếp cảnh, xếp tình, sự bố trí và kết thúc của tác phẩm). Tuy chưa diễn đạt một cách chính xác và cĩ hệ thống chặt chẽ nhưng rõ ràng, Hải Triều đã cĩ cái nhìn khá tồn diện về cấu trúc, về nội dung và hình thức tác phẩm văn học. Mặt khác, ơng cịn thấy được một cách sáng rõ mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này trong tác phẩm, cũng như hiệu quả thẩm mỹ của sự liên kết ấy đối với người đọc.
“Khi nĩi đến nghệ thuật phải chú ý đến cả hai phần: hình thức (forme) và nội dung (fond). Hai cái phân tích ấy nĩ đắp đổi, nĩ bồi bổ cho nhau khơng cái nào
là thực thụ, cái nào là tạm thời, cái nào là chính thức, cái nào là phụ thuộc” [6,
tr.70]. Trên quan điểm này, Hải Triều phê phán tư tưởng coi trọng hình thức hơn nội dung của nhĩm Hồi Thanh trong Văn chương và hành động:
“Nội dung ở đây là triết lí (…) hình thức là những tình, những cảnh, những hình tượng, những âm điệu (…) tất cả những cái biểu diễn thiên tài (của Nguyễn Du)”.
“Triết lí chỉ là cái vỏ, một cái khung, giá cĩ cất đi cũng khơng hại gì”. [45, tr.145].
So sánh hai cách nhìn trên đây, ta cĩ thể thấy rằng quan điểm của Hải Triều cĩ phần tiến bộ hơn, nhất là ở chỗ ơng nhận ra được sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức; sự hồ hợp nhau giữa chúng để làm nên giá trị của nghệ thuật mà ơng ví von đĩ là “điệu đàn đã thốt tiếng tơ” của tác phẩm. Ơng dẫn chứng về điều đĩ qua việc phân tích hiệu quả tác động thẩm mỹ đồng thời từ nội dung và hình thức câu văn của tác phẩm Những kẻ khốn khổ (Victor Hugo) như sau:
“Khi người xem những cái tình trạng đau thương khốn khổ ấy lại diễn ra bằng một lối văn rất lâm li, bi đát thì tự nhiên người ta phải cảm, mà một thứ văn làm người ta cảm được, tất cĩ cái đẹp của nghệ thuật” [6, tr.71].
Ở đây, Hải Triều đã tiếp cận đến chỗ sâu sắc và tinh tế của nghệ thuật khi ơng đặt cơ sở giá trị tác phẩm – kết quả sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm trên nền tảng của quá trình tiếp nhận thẩm mĩ nơi người đọc. Tuy
nhiên, nhìn lại tồn bộ vấn đề, ta cũng thấy rằng quan điểm của Hải Triều vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, khi phân tích nội dung và hình thức, ơng chưa nhận thấy sự chuyển hố giữa chúng mà tách biệt một cách trừu tượng hai yếu tố này. Ơng cho rằng “cốt truyện mới là nội dung” nhưng chưa thấy đứng trên phương diện đề tài hay chủ đề tác phẩm, cốt truyện cũng là một thành tố của hình thức. Thứ hai, trong khi nhận ra mối liên hệ thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức, tác giả chưa làm rõ cơ chế của mối liên hệ đĩ. Thứ ba, về khái niệm nội dung, tác giả chưa chú ý đúng mức đến nội dung của yếu tố chủ thể trong tác phẩm, mặc dù ơng cĩ đề cập đến yếu tố “quan niệm của tác giả”, đồng thời ơng cũng chưa thấy được
sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa nội dung mang tính khách quan và nội dung mang tính chủ quan trong tác phẩm. Do đề cao nội dung phản ánh của nghệ thuật,
tác giả gần như đồng nhất nội dung được phản ánh vào nội dung phản ánh trong
tác phẩm. Cuối cùng, về khái niệm hình thức, tác giả hầu như chỉ lưu ý về phương
diện cấu trúc của hình thức trong sự hồ hợp với nội dung mà chưa đề cập đến đặc trưng cơ bản của nĩ là tính sáng tạo và độc đáo – cái gĩp phần quan trọng vào hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm; hơn nữa, tác giả cũng chưa phân biệt được hai cấp độ
hình thức của tác phẩm: hình thức bên ngồi và hình thức bên trong của tác phẩm.
Ngồi ra, cịn phải nĩi rằng, quan điểm của ơng được trình bày một cách rời rạc, tản mạn, chưa cĩ một hệ thống rõ ràng, chặt chẽ. Tuy vậy, những hạn chế đĩ vẫn khơng làm giảm đi ý nghĩa lịch sử quan trọng của quan điểm Hải Triều về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Cùng tham gia tranh luận với Hải Triều về vấn đề nội dung và hình thức tác phẩm văn học, lúc bấy giờ cịn cĩ ý kiến của Khương Hữu Tài, Cao Văn Chánh, Hải Thanh. Nĩi chung, luận điểm chính của họ đều đứng về lập trường quan điểm của Hải Triều: khẳng định tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức, phê phán cách nhìn thiên lệch coi trọng hình thức của nhĩm Hồi Thanh:
“Hình thức và tinh thần phải đi đơi với nhau trong văn chương, tách nĩ ra mà xét từng phương diện là sai” [124, tr.645].
“Văn cĩ khi dịu ngọt êm đềm, mà cĩ khi hùng hồn kiên quyết, cĩ khi thanh nhã, cĩ khi cục cằn, tuỳ theo cái cốt truyện mà lối văn diễn đạt” [125, tr.483].
Ngồi ra, hai tác giả Khương Hữu Tài và Cao Văn Chánh cịn đưa ra tiêu chí thời gian khi xem xét vấn đề này. Đây cũng là một ý kiến đáng coi trọng:
“Xét một vấn đề văn học phải biết theo thời gian” (Khương Hữu Tài).
“Làm sao phân biệt nội dung và hình thức được? (…). Cụ Nguyễn Du làm văn hay vừa đúng văn pháp, vừa cĩ thiên tài (…). Thời chúng tơi đáp rằng: cái tài đứng sau cái lí tưởng” [64, tr.635-636].
Trong thời kì này, đáng lưu ý cịn cĩ bài phê bình tác phẩm Tắt đèn (Ngơ Tất Tố) của tác giả Phú Hương. Tác giả đánh giá, bình luận giá trị tác phẩm trên cơ sở nhận định và phân tích các yếu tố cốt truyện, lối văn, nghệ thuật tả cảnh, lối kể chuyện, cách chia chương và chủ ý tác giả trong tác phẩm. Bài phê bình cũng thể hiện cách nhìn của tác giả về nội dung và hình thức tác phẩm văn học: đồng nhất cốt truyện vào nội dung, tách biệt giá trị nội dung và giá trị hình thức; trong đĩ ta cũng thấy được sự phát hiện mới mẻ của tác giả về yếu tố thời gian trong truyện kể và tính chủ quan của tác giả trong nội dung tác phẩm:
“… lối kể chuyện Á Đơng (…) đi luơn một mạch từ đầu đến cuối, chuyện nọ liên tiếp chuyện kia (…) làm mất sức tưởng tượng của người đọc”, “… hình như tác giả khơng nỡ để những người đàn bà bị ơ nhục …” [87, tr.637].
Sự khám phá này cũng là một điểm đĩng gĩp rất đáng trân trọng của Phú Hương cho phê bình Mác-xít. Tuy nhiên, hạn chế chung của phê bình Mác-xít giai đoạn này vẫn là sự tách biệt trừu tượng giữa nội dung và hình thức, nhấn mạnh vai trị nội dung hơn hình thức (nhất là trong phê bình tác phẩm) và chưa thấy được nội dung chủ quan trong thành phần nội dung nghệ thuật. Văn học khái luận đã bổ sung được phần nào những khiếm khuyết này trong chương IV của tác phẩm.
Về khái niệm hình thức, tác giả Đặng Thai Mai phân biệt hai cấp độ hình
thức của tác phẩm bao gồm hình thức bên ngồi hay là văn bản ngơn từ của tác
phẩm với các thành tố cấu tạo như: (âm) điệu, chữ, câu và hình thức cấu tạo bên trong của tác phẩm là “tồn bộ cơng phu tổ chức về nội bộ của áng văn”, là kết cấu của áng văn như là thứ tự phân lượng” của nĩ:
“Hình thức khơng phải chỉ là những điệu du dương, chưõ bĩng bẩy, những câu
văn nhịp nhàng của nhà nghề mà thơi. Nĩi đến hình thức cũng phải nghĩ đến cơng phu tổ chức về nội bộ của áng văn nữa” [14, tr.175].
“Hình thức khơng phải chỉ là “bề ngồi” của áng văn, như âm hưởng, cú điệu, lời văn mà thơi, mà gồm cả kết cấu áng văn như là thứ tự phân lượng” nữa.
Ta cĩ thể dễ dàng nhận thấy bước tiến trong quan điểm về hình thức trong Văn học khái luận so với những ý kiến của nhĩm Hải Triều. Lí luận văn học hơm nay cũng nhìn nhận tính khoa học của nội dung này, nhưng cách nĩi “hình thức bên ngồi” và hình thức bên trong” ngày nay được hiểu là hình thức văn bản ngơn từ (vỏ âm thanh ngơn ngữ gắn với chức năng nghệ thuật của nĩ). Điều hạn chế ở đây là tác giả chưa thấy được sự phân biệt đĩ chỉ là tương đối và chưa phân tích, làm rõ mối quan hệ chuyển hố qua lại giữa hai cấp độ hình thức này. Chẳng hạn, tác giả cho rằng âm hưởng, cú điệu thuộc về “bề ngồi” của hình thức, tức là vỏ âm thanh ngơn ngữ mà chưa thấy rằng, xét ở cấp độ văn bản hình tượng, đây cũng là yếu tố gĩp phần biểu hiện hình tượng tác phẩm. Mặt khác, tác giả cho rằng “ bề trong” của hình thức tác phẩm là “tổ chức về nội bộ”, “kết cấu áng văn” cĩ thể hiểu theo thuật ngữ hiện đại là kết cấu và bố cục tác phẩm. Nghĩa là, tác giả quan niệm rằng hình thức bề trong của tác phẩm là kết cấu và bố cục, mà chưa phải là văn bản hình tượng. Do đĩ, sự phân biệt giữa hình thức bên ngồi (vỏ ngơn ngữ) và hình thức bên trong (kết cấu, bố cục) của Văn học khái luận cũng chưa thực sự là rạch rịi và hợp lí.
Về khái niệm nội dung, Văn học khái luận cũng cĩ những điểm nhìn mới rất đáng lưu ý:
“Nội dung khơng phải chỉ là ý thức và tư tưởng đã biểu hiện ra trong một áng văn hoặc là những sự thực khách quan mà các nhà văn đã lựa chọn và mơ tả theo
thế giới quan của họ (…). Bấy nhiêu khái niệm mà chúng ta đã lĩnh hội được đều trải qua sự khái quát của nghệ thuật, để mà biểu hiện hồn tồn vào trong hình thức nhất định. Nội dung khơng phải chỉ là hiện thực của thế giới khách quan mà
thơi. Hiện thực cũng cĩ cái “hình” (image) đã hiện ra đằng sau tấm lăng
(prisme) của ý thức nghệ thuật và nhân sinh quan riêng cho một nhà nghệ sĩ”
[14, tr.176].
Cĩ thể nĩi rằng, nhận định trên đây về nội dung tác phẩm văn học là một trong những điểm sáng khoa học nổi bật trong Văn học khái luận. Nếu như Hải Triều chỉ