Kiến nghị đối với chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 79 - 82)

XI/ Các chỉ tiêu khác

2.3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư

Hồ sơ vay vốn của khách hàng là nguồn cung cấp thông tin đầu tiên và quan trọng đối với ngân hàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ nhu cầu thị trường, nền kinh tế và các tổ chức khác thì CBTĐ vẫn chủ yếu sử dụng những thông tin từ chủ đầu tư. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khách hàng và Ngân hàng để đảm bảo hoạt động của dự án có hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng, chủ đầu tư và nền kinh tế.

- Chủ đầu tư phải ý thức được sự quan trọng của công tác thẩm định dự án, nó nhằm đánh giá lại một lần nữa tính khả thi của dự án và là cơ sở để Ngân hàng ra quyết

định tài trợ vốn cho dự án. Do vậy chủ đầu tư cần chú trọng vào công tác lập dự án, cần xác định rõ căn cứ để thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án, tính khả thi và độ an toàn của dự án. Đồng thời cũng phải xem xét đến khả năng trả nợ của dự án trong tương lai.

- Chủ đầu tư cần am hiểu lĩnh vực lập dự án, có thể thuê đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng có kinh nghiệm chuyên sâu vào lĩnh vực mà dự án định thực hiện. Điều này giúp dự án được lập với đầy đủ nội dung, chính xác, hợp lý, vừa tạo điều kiện để ngân hàng xem xét hồ sơ vay vốn và thẩm định lại một cách nhanh chóng, dễ dàng.

- Chủ đầu tư nên áp dụng đúng quy định về chế độ kế toán, kiểm toán của Nhà nước, công bố thông tin đầy đủ, chính xác, đúng thời gian. Tránh vì mục đích vay vốn của mình mà cung cấp thông tin sai lệch, vừa ảnh hưởng tới công tác thẩm định và uy tín của chính mình, vừa tốn kém thời gian lập dự án, chi phí thẩm định và các chi phí có liên quan. Đồng thời chủ đầu tư cần nhanh chóng tìm hiểu, nghiên cứu những quy định mới của pháp luật, của hệ thống ngân hàng để nắm bắt được những thay đổi có liên quan tới hoạt động của mình, từ đó điều chỉnh dự án và hồ sơ vay vốn sao cho hợp lý. Có sự phối hợp chặt chẽ với CBTĐ và Ngân hàng sau khi đã tiến hành giải ngân, thực hiện hợp đồng vay vốn nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề bất trắc, rủi ro xảy ra.

KẾT LUẬN

Sở Giao dịch 3 là một ngân hàng trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ chính là đại lý ủy thác của BIDV. Mặc dù mới được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay song Sở Giao dịch 3 đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án.

Các dự án đầu tư có nhu cầu được tài trợ vốn tại SGD 3 chủ yếu là những dự án có quy mô vốn lớn, kỹ thuật phức tạp, thuộc các ngành trọng yếu quốc gia như các dự án về cơ sở hạ tầng, ngành điện, bất động sản, sản xuất công nghiệp…Các dự án này không chỉ đem lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Do vậy công tác thẩm định giữ một vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có sự chính xác và cẩn trọng khi tiến hành đánh giá một dự án đầu tư cụ thể. Kết quả đánh giá của công tác thẩm định là cơ sở quan trọng nhất để Ngân hàng ra quyết định tài trợ vốn, đồng thời giúp cho Chủ đầu tư nắm được chính xác tính hiệu quả của dự án để tiến hành thực hiện. Chính vì vậy trong chuyên đề tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng tìm hiểu và trình bày về hoạt động thẩm định nói chung đối với các dự án đầu tư vay vốn tại SGD 3 và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về công tác thẩm định tài chính. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch 3 nói riêng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.

Trong thời gian đi thực tập tại Phòng Thẩm định – Sở Giao dịch 3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các anh chị trong phòng đã giúp em hoàn thành chuyên đề của mình nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w