Những hạn chế còn tồn tại trong thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD3 * Về quy trình thẩm định:

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 59 - 62)

XI/ Các chỉ tiêu khác

1.4.2.Những hạn chế còn tồn tại trong thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD3 * Về quy trình thẩm định:

* Về quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định được áp dụng tại SGD 3 là quá trình thẩm định áp dụng chung cho toàn hệ thống BIDV, đã qua sửa đổi và công bố mới nhất tại quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14 tháng 07 năm 2009. Tại đó quyền hạn trách nhiệm của mỗi phòng ban chức năng trong quy trình được quy định cụ thể, chặt chẽ, theo một quy trình thống nhất, cụ thể. Tuy nhiên trong nhiều dự án, khi thực hiện công tác thẩm định một cách độc lập thì ý kiến của 2 phòng, Phòng Tín dụng và Phòng Thẩm định mâu thuẫn nhau hoặc tờ trình của cả hai phòng không được cấp trên chấp thuận, phê duyệt dẫn đến việc tái thẩm định lại hồ sơ vay vốn của khách hàng. Từ đó kéo dài thời gian và chi phí thẩm định, ảnh hưởng tới lợi ích của chủ đầu tư và ngân hàng.

* Về phương pháp thẩm định:

Các phương pháp thẩm định sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư được sử dụng tương đối cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên các phương pháp này còn mang tính truyền thống khá cao, tức là qua thời gian hầu như không có sự thay đổi, không có sự bổ sung phương pháp mới hoặc bổ sung phương pháp cũ. Ngày nay khi khoa học ngày càng

phát triển thì các phương pháp hiện đại như phương pháp toán xác suất, phương pháp mô phỏng, phương pháp xây dựng kịch bản cần được áp dụng sau sắc và triệt để hơn.

- Đối với phương pháp so sánh đối chiếu mà CBTĐ sử dụng trong phân tích khía cạnh tài chính: khi đánh giá khả năng tài chính của khách hàng mới chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, do vậy nhiều khi không phản ánh đầy đủ quá trình phát triển của khách hàng, những rủi ro nào có thể tiềm ẩn và nảy sinh. Nhất là khi rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đầu tư lớn trên TTCK và bất động sản gây nên hiện tượng phát triển “bong bóng”.

- Đối với phương pháp dự báo: Phương pháp này tương đối quan trọng giúp Ngân hàng lường trước những rủi ro có thể xảy ra và khả năng chủ động đối phó với rủi ro, tuy nhiên phương pháp này lại được sử dụng khá sơ sài, mang nặng tính chủ quan của người thẩm định. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả cũng như tính khả thi của các chỉ tiêu này.

- Đối với phương pháp phân tích độ nhạy: các cán bộ thẩm định thường chỉ chú ý tới ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản, trong khi đó một dự án đầu tư với thời gian thực hiện dài, vốn đầu tư lớn thì trong tương lai nó sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những con số đưa ra về sự thay đổi giá hay số lượng không có căn cứ khoa học, khách quan và cụ thể. Thêm nữa, SGD 3 mới chỉ dừng lại ở việc phân tích riêng rẽ ảnh hưởng của một nhân tố tới các chỉ tiêu hiệu quả và việc phân tích này khá sơ sài. Trong khi đó các nhân tố tác động tới dự án thường không đơn lẻ mà cùng một lúc tác động liên tục. Do đó độ tin cậy trong các kết quả là không cao.

* Về nội dung thẩm định:

- Về thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn: Để thẩm định nội dung này SGD 3 đã có sự đánh giá cẩn thận và kỹ càng, việc xác định tổng vốn đầu tư phải thông qua phân tích cung cầu thị trường, phương án kỹ thuật…Tuy nhiên do đặc thù của SGD 3 là đại lý ủy thác của BIDV, tiếp nhận nguồn vốn ODA, do vậy thường xuyên thẩm định tổng vốn đầu tư của các dự án lớn, quan trọng quốc gia như dự án ngành điện, bất động sản, cơ sở hạ tầng…Việc liệt kê tất cả các danh mục chi phí để tính toán tổng vốn đầu tư là rất khó khăn, đôi khi còn nhiều thiếu sót hoặc tính toán chưa chính xác.

Về cơ cấu nguồn vốn: chủ yếu dựa trên hồ sơ của khách hàng, tuy nhiên khách hàng thường đưa ra con số về vốn chủ sở hữu tăng cao so với thực tế để dễ dàng hơn

trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên việc thẩm định lại chính xác nguồn vốn chủ sở hữu này là khó khăn do biểu hiện nguồn vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư rất đa dạng, số lượng lại lớn, việc thẩm định tốn kém thời gian và công sức nên CBTĐ thường mặc nhiên chấp nhận số liệu khách hàng đưa ra.

- Về thẩm định doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án:

Về doanh thu: CBTĐ chủ yếu dựa trên kế hoạch doanh thu của khách hàng, dự báo công suất thực tế của dự án. Tuy nhiên việc đánh giá và dự báo nhiều khi không chính xác, còn mang nặng yếu tố tâm lý chủ quan.

Về chi phí: nhiều khoản mục chi phí chưa được đánh giá chính xác hoặc chưa tính tới các yếu tố tác động như lạm phát, trượt giá. Đặc biệt là khoản mục “chi phí khác” rất khó để xác định.

Khi thẩm định doanh thu và chi phí không chính xác sẽ dẫn tới dòng tiền bị thay đổi so với thực tế, kéo theo sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Từ đó dẫn đến việc ra quyết định tài trợ vốn kém chính xác.

* Về nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định:

- Về nguyên tắc hoạt động tại SGD 3 cũng như các chi nhánh khác của BIDV: những dự án vượt quá mức vốn cho phép trong phạm vi thẩm định thì dự án đó sẽ được trình lên Hội sở chính để tái thẩm định, xem xét cấp vốn. Do vậy trong nhiều trường hợp CBTĐ tại sở chưa thực hiện hết nhiệm vụ của mình, hoặc do tâm lý ngại rủi ro nên sẽ đệ trình lên Hội sở chính ngay mà chưa phân tích cụ thể, kỹ lưỡng dự án.

- SGD 3 mới được hình thành năm 2003, do vậy số lượng cán bộ có kinh nghiệm trong nghề còn rất ít, chủ yếu là các cán bộ trẻ còn thiếu những kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin thị trường, dự báo xu thế phát triển của ngành nghề trong tương lai. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định, đặc biệt là khía cạnh tài chính dự án.

- Trong P. Thẩm định tại SGD 3 có sự chuyên môn hóa về thẩm định các ngành nghề, lĩnh vực của các dự án khác nhau như có cán bộ phụ trách riêng về ngành điện, cán bộ phụ trách riêng về nhà đất, sản phẩm dịch vụ…mà nhu cầu vay vốn các dự án trên trong mỗi thời kì lại khác nhau. Từ đó tạo ra sự mất công bằng trong việc phân công công tác.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin phục vụ thẩm định tài chính:

- Mặc dù là một ngân hàng còn non trẻ, song SGD 3 đã rất chú trọng trong việc trang bị, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Sở. Tuy nhiên với nguồn kinh phí được hỗ trợ chưa phải là lớn khiến cho diện tích các phòng làm việc còn hẹp, không đủ chỗ lưu trữ tài liệu, tài liệu sau 1-2 năm thường phải chuyển xuống kho chứa. Do vậy sẽ rất khó khăn cho CBTĐ so sánh đối chiếu các dự án trong cùng lĩnh vực, tương tự về quy mô hoặc chủ đầu tư trước đó đã tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

- Các dự án tại SGD 3 chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, do vậy việc thu thập thông tin rất rộng, phức tạp, đòi hỏi chi phí cao. Trong khi đó CBTĐ lại bị giới hạn về thời gian thẩm định cho từng dự án cụ thể. Chính từ hạn chế này mà thông tin CBTĐ thu thập chủ yếu trên hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, nguồn thông tin này lại chưa thật sự đáng tin cậy. Các nguồn thông tin từ báo chí, phương tiện truyền thông, Internet…quá chung chung, không đánh giá được một vấn đề cụ thể. Hiện nay với việc khai thác thông tin từ CIC (Trung tâm thông tin tín dụng – NHNN Việt Nam) khá chính xác và chi tiết song mới chỉ dừng lại ở thông tin về diễn biến dư nợ của khách hàng trong toàn hệ thống ngân hàng.

- Tốc độ truy cập mạng tại Sở chưa cao, dễ bị lỗi, chưa nối Wifi để kích hoạt hoạt động của các máy tính cá nhân. Điều đó cũng gây khó khăn cho CBTĐ trong việc thu thập thông tin khi không làm việc tại máy tính của mình.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 59 - 62)