Đặc điểm tình hình quản lý sử dụng tài sản cố định tại Công xây dựng 472

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng 472 (Trang 30 - 32)

1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định

ạ Đặc điểm tài sản cố định

- Công ty xây dựng 472 thuộc Tổng công ty xây dựng Tr−ờng Sơn là một doanh nghiệp Nhà n−ớc có quy mô lớn , giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Công tỵ Do vậy nhu cầu sử dụng tài sản cố định tại Công ty rất lớn. Biến động về tài sản cố định diễn ra th−ờng xuyên và phức tạp.

Bên cạnh đó Công ty là một doanh nghiệp xây dựng cơ bản với nhiều xí nghiệp, đội thành viên. Các công trình do Công ty thực hiện th−ờng là không tập trung mà phân tán trên

nhiều địa bàn. Để phục vụ tốt cho các công trình thi công, các loại máy móc trang thiết bị luôn đ−ợc điều động đến tận chân công trình.

Do những đặc điểm trên mà việc quản lý tài sản cố định tại Công ty xây dựng 472 phải đ−ợc thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học.

b. Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau cùng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể quản lý tốt tài sản cố định đòi hỏi Công ty phải thực hiện phân loại một cách hợp lý.

* Phân loại tài sản cố định theo kết cấu

Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình đ−ợc phân loại theo các nhóm sau đây:

- Máy móc thiết bị xây dựng - Nhà cửa vật kiến trúc

- Ph−ơng tiện vận tải truyền dẫn - Thiết bị dụng cụ quản lý

- Tài sản cố định khác

Tài sản cố định sử dụng tại Công ty phần lớn là các loại máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Công ty ( từ 30 - 40%). Nhà cửa vật kiến trúc có tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản cố định của Công ty bao gồm: Trụ sở làm việc của công ty, Khu nhà làm việc ở Đông Anh, nhà làm việc của các xí nghiệp, đội sản xuất thi công...

Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý tài sản cố định và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối t−ợng sử dụng. Ngoài ra đây cũng là cơ sở để kế toán lập các sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm TSCĐ.

Biểu số 2.1 Tình hình TSCĐ tại công ty ngày 31/12/2002

Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng %

Tổng giá trị TSCĐ 16.911.416.370 100

Trong đó

Nhà cửa vật kiến trúc 3.791.054.985 22,40

Máy móc thiết bị 7.959.790.159 47,05

Ph−ơng tiện vận tải 2.3.19.930.053 13,70

Thiết bị dụng cụ quản lý 463.943.356 2,8

Giàn giáo, cốt pha 230.363.857 1.36

Tài sản cố định khác 2.146.333.960 12.6

* Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

Tài sản cố định tại công ty xây dựng 472 đ−ợc hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn ngân sách Nhà n−ớc, nguồn vốn Tổng công ty và nguồn vốn khác. Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép công ty nắm bắt đ−ợc tình hình

đầu t− TSCĐ cũng nh− các nguồn vốn tài trợ. Trên cơ sở đó cho phép công ty điều chỉnh việc đầu t− một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho TSCĐ.

Biểu số 2.2. Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

ĐVT: đồng Trong đó

Tổng số Ngân sách Tổng Cty Công ty Vốn khác Gtrị TT Gtrị TT Gtrị TT Gtrị TT

16.911.416.370 1.928.758.691 11,4 522.159.850 3 10.023.076.479 59,27 4.437.421.034 26,24

1.2. Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ

Mỗi TSCĐ tr−ớc khi đ−a vào sử dụng đều đ−ợc quản lý theo các bộ hồ sơ ( do phòng vật t− xe máy quản lý) và hồ sơ kế toán do phòng ( kế toán tài chính quản lý), Hàng năm công ty thực hiện kiểm kê TSCĐ. Việc kiểm kê đ−ợc thể hiện qua bảng kiểm kê TSCĐ (Biểu số 2.3)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng 472 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)