II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vô
2. Giải pháp, chính sách về thu hút vốn đầu tư
Các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng thường có vốn đầu tư lớn và có nhiều rủi ro nên cần có những cơ chế đặc biệt để khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước chỉ thực hiện cho các mục đích quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay dể thực hiện công tác thăm dò địa chất hoặc xử lý môi trường tập trung. Như vậy để thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng cần phải:
Tạo dựng môi trường quản lý đầu tư sản xuất kinh doanh thân thiện và công bằng với các doanh nghiệp của mọi thàng phần kinh tế, lấy mục tiêu phục vụ doanh nghiệp làm đầu. Hoàn thiện các hướng dẫn về trình tự và thủ tục thẩm định cấp phép tài nguyên theo hướng tập trung, thống nhất, rõ ràng và có thời hạn giải quyết đối với nhà đầu tư.
Có chính sách đặc biệt để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Ưu tiên cấp phép hoạt động khoáng sản cho các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng.
Các mỏ đá vôi trắng không nằm trong danh mục quy hoạch ở quy mô quốc gia được giao về cho cấp tỉnh quản lý và cấp phép khai thác, nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động trong việc thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và tạo dựng một môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Không cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực tài chính, không đủ các quy định bắt buộc của luật Khoáng sản như không có giám đốc điều hành mỏ...
Không xé nhỏ các mỏ đá vôi trắng thành từng khối nhỏ để cấp phép khai thác tận thu quy mô nhỏ. Kiên quyết xử lý triệt để các tình trạng khai thác trái phép trên địa bàn. Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở các khu vực đã cấp phép khai thác đá vôi trắng.
Tăng cường công tác chuẩn bị nhân lực: đào tạo các bộ kỹ thuật có chuyên môn về ngành mỏ - địa chất, đào tạo đội ngũ công nhân khai thác, tuyển khoáng có tay nghề cao. Thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện công tác điều tra địa chất ở Nghệ An còn rất sơ lược, tỉnh cần huy động và sử dụng cán bộ có trình độ cao ở trong nước về địa chất, nhất là cán bộ địa chất chuyên sâu để có thể diễn giải, cập nhật tình hình tài nguyên và có thể tư vấn kịp thời cho quá trình phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Công bố, công khai các điểm mỏ đá vôi trắmg đã phát hiện, các khu vực đã cấp phép khai thác và quản lý cũng như các khu vực cấm hoạt động khoáng sản để các tổ chức cá nhân có quan tâm chủ động đánh giá khả năng tham gia phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Chủ động xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng đá vôi trắng trên địa bàn với các đối tác tiềm năng để thúc đẩy phát triển các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng. Xây dựng một số dự án đầu tư phát triển các hoạt động khoáng sản bằng vốn ngân sách để giới thiệu, tư vấn cho các đối tác quan tâm tham gia đầu tư khai thác và chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An.
Có giải pháp nghiêm cấm việc mua bán, sang nhượng quyền được khai thác đá vôi trắng cho các tổ chức, cá nhân không có năng lực tổ chức khai thác mỏ theo đúng
kỹ thuật, ngay sau khi được cấp phép khai thác, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ quyền được tổ chức khai thác và bảo vệ tài nguyên không bị tàn phá.
Hạn chế việc cấp phép ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến đá vôi trắng. Có hình thức ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện có trên địa bàn và có đầu ra xuất khẩu.