Giải pháp hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 (Trang 58 - 59)

II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vô

1.Giải pháp hạ tầng cơ sở

1.1. Phát triển hạ tầng cơ sở phần cứng

Điều kiện hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện nước, phát triển các dịch vụ sản xuất và sinh hoạt là hạ tầng cơ sở phần cứng, chiếm một vai trò quan trọng trong việc phát triển mỏ đá .Nhằm hỗ trợ cho việc khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn như đối với một ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, Nghệ An cần tăng cường phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào phát triển mỏ đá nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở địa phương.

Trong điều kiện khai thác mỏ nhỏ, phân tán, không có đủ điều kiện để xử lý môi trường một cách triệt để ở từng khu vực sản xuất, nhà nước cần hỗ trợ các địa phương có nhiều địa điểm khai thác nhỏ, tổ chức đắp đập, xử lý nước thải, lắng bùn một cách tập trung.

Giải phóng mặt bằng nhanh chóng những diện tích đã được nhà nước cấp phép hoạt động khoáng sản, nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các nhà đầu tư phát triển các mỏ đá.

Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp cho hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường đúng tầm của một địa phương có tiềm năng về đá vôi trắng và có nhiều cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng.

Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các khu cụm công nghiệp để tập hợp thu hút vốn đầu tư vào chế biến đá vôi trắng.

1.2. Phát triển hạ tầng cơ sở phần mềm

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về địa chất, hỗ trợ lãi suất vốn vay và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành công tác thăm dò địa chất một cách đồng bộ để có cơ sở tài nguyên vững chắc cho các hoạt động thiết kế mỏ và quản lý tài nguyên

Xây dựng đồng bộ quy hoạch, phê duyệt, công bố quy hoạch tổng thể về tài nguyên khoáng sản để có căn cứ định hướng phát triển các hoạt động điều tra thăm dò, khai thác, vàc chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.

Hoàn thiện, đồng bộ và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm cơ sở cho công tác quản lý trên địa bàn.

Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, thanh tra giám sát các hoạt động tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn như:

Xây dựng và đưa vào vận hành nề nếp quy chế phối hợp công tác giữa các sở, ban ngành và UBND trong việc quản lý, cấp phép, thanh tra giám sát các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Đào tạo và bổ sung cán bộ quản lý khoáng sản có trình độ chuyên môn phù hợp cho cấp tỉnh và cấp huyện, đảm bảo các huyện đều có kỹ mỏ hoặc địa chất chuyên quản về đá vôi trắng và bảo vệ môi trường.

Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính công khai, công bằng và nhất quán trong việc cấp phép khai thác, chế biến đá vôi trắng. Phân định rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cấp.

Phân cấp quản lý tài nguyên và giám sát, thanh tra môi trường cho cấp huyện, nhất là những huyện có nhiều cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng.

Tành lập hội đồng xét duyệt, đánh giá trữ lượng tài nguyên ở cấp tỉnh để đánh giá những tài nguyên thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Thực hiện tốt việc tuyên truyền và phổ biến luật khoáng sản và luật môi trường để nâng cao nhận thức của nhân dân và các cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 (Trang 58 - 59)