III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHA
3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.3.3.1. Định hướng khai thác đá vôi trắng
Vùng I: Gồm các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp. Đây là vùng đá trắng phân bố tập trung, chất lượng đá tốt có khả năng sản xuất đá trắng siêu mịn. Vùng này đã cấp 13 mỏ với diện tích 102 ha. Vùng này chỉ có Công ty Khoáng sản Nghệ An liên doanh với DMC được Bộ Công Nghiệp cấp 49 ha. Số còn lại được tỉnh Nghệ An cấp phép tận thu.
Định hướng phát triển như sau: Đây là vùng tập trung, tài nguyên chất lượng tốt cần ưu tiên cho các dự án khai thác quy mô công nghiệp có trang thiết bị hiện đại để chế biến đá trăng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng cao cấp khác. Các mỏ đã được cấp phép tận thu khi hết thời hạn, chỉ cấp lại giấy phép hoặc gia hạn thêm những trường hợp thực sự đầu tư vào thăm dò dài bản, báo cáo trữ lượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức khai thác gắn với chế biến. Các điểm mỏ đã cấp phép mà không tiến hành tổ chức khai thác, sử dụng thì thu hồi lại giấy phép.
Vùng II: Gồm xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình, Thọ Hợp, Thị Trấn. Vùng này có nhiều tài nguyên, nhưng phân bố không tập trung trên một diện tích hơn 1200 ha. Hiện đã cấp phép khoảng 26 ha. Tài nguyên ở đây ngoài đá vôi trắng kết tinh thô, còn có đá vôi trắng kết tinh mịn và hạt trung có thể vừa sản xuất đá trắng siêu mịn vừa sản xuất đá ốp lát, đá tạc tượng, đá xay granito...
Định hướng phát triển là ưu tiên các khu vực tài nguyên quy mô lớn, tập trung, chất lượng tốt để khai thác quy mô công nghiệp, ghắn với chế biến nghiền mịn và siêu mịn đá vôi trắng. Số mỏ còn lại khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác chế biến bột đá thấp cấp tiêu dùng nội địa, đá hạt granitô, sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá xây dựng...Các khu vực chế biến cần được tổ chức tập trung nhằm tránh ô nhiễm môi trường và đảm an toàn lao động.
Vùng III: Gồm các xã Châu Cường và Châu Quang. Vùng này cũng có tiềm năng tổ chức khai thác lớn, quy mô tập trung, chất lượng tài nguyên đá trắng tốt. Hiện vùng này đã được cấp phép 10 điểm mỏ có tổng diện tích 120 ha, gồm 3 mỏ lớn là mỏ liên doanh Việt Nhật 51 ha, mỏ của công ty khoáng sản ở Châu Cường 15ha và mỏ của công ty hợp tác Quân Khu 4 ở Châu Quang là 30 ha. Số còn lại là giấy phép khai thác tận thu.
Định hướng phát triển vùng này như sau: Ưu tiên cho các dự án lớn khai thác công nghiệp, hiện đại gắn với chế biến đá vôi trắng siêu mịn phục vụ cho xuất
khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Các mỏ đã cấp tận thu cần được củng cố để đi vào khai thác có hiệu quả. Không cấp thêm các mỏ nhỏ ở vùng này. Các giấy phép
khai thác tận thu khi hết hạn được xử lý tương tự như vùng I. Tâp trung phát triển khai thác công nghiệp và chế biến siêu mịn.
Vùng IV: Một phần xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp, vùng này có tài nguyên , có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, chủ yếu là mỏ tận thu, có thể dành cho đầu tư khai thác mỏ, nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Vùng V: Các mỏ đá vôi trắmg ở khu vực Tân Kỳ chủ yếu dành cho đầu tư sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá xay granito, một phần làm bột đá trắng khi có nhu cầu xuất khấu.
Định hướng chung các mỏ đá vôi trắng còn lại ở Nghệ An không nằm trong quy hoạch của quốc gia và sẽ được giao cho Tỉnh quản lý, cấp phép theo quy định.