Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

2.6.Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

1994 đến nay

2.6.Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Đá vôi trắng trong công nghiệp hiện nay là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trên thế giới. Các ngành sử dụng đá vôi trắng chủ yếu là ngành công nghiệp hoá chất ( 34% ), công nghiệp giấy ( 30% ), lĩnh vực môi trường ( 28% ), ngành xây dựng ( 8% ).

Trong những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng phát triển rất ồ ạt song các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý còn ít hiểu về thị trường mặt hàng này, chủ yếu ai mua thì bán, nên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô, bán đá khối, đá ngô, bột đá cấp thấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh tái chế xuất khẩu, nên giá trị rất thấp: Đá ngô giá chỉ 50.000 đồng/tấn bán cho các cơ sở làm đá Granito, đá xẻ giá 80.000 đồng/m2, bột đá thô giá 180000 – 300000 đồng/tấn dùng làm bột bả tường....với giá bán như vậy thấp hơn nhiều so với giá bán của bột đá trắng siêu mịn.

Sản phẩm của ta chủ yếu bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.... Sản lượng xuất khẩu sản phẩm đá vôi trắng sang các nước này đạt được qua các năm như sau:

Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu đá vôi trắng giai đoạn 2001 – 2008

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng đá vôi trắng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ngày càng tăng. Nếu năm 2002 sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 8135 m3, đến năm 2008 sản lượng này đạt 423.607 m3. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu chủ yếu đều ở dạng chế biến thô nên giá trị không cao.

Hiện nay, thị trường đá vôi trắng rất lớn kể cả trong nước và quốc tế nhưng các doanh nghiệp của ta lại chưa có thị trường ổn định và vững chắc, mà phải bán qua các khâu trung gian.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 (Trang 43 - 44)