So sánh – Trường liên tưởng độc đáo trong Trăng non

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 46 - 55)

V ềm ặt lí luận, trong thi pháp thơ cổ điển Ấn, ngoa dụ và so sánh là hai biện pháp nghệ thuật được đề cao đặc biệt Thế nhưng, khi đi vào trong các tác phẩm thơ ca cổđiển

3.2So sánh – Trường liên tưởng độc đáo trong Trăng non

Theo Phong cách hc tiếng Vit hin đại của Hữu Đạt so sánh là “ đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng”. Cần phân biệt giữa “so sánh logic” ( comparision) với “so sánh tu từ” ( simile).

So sánh logic : là phép liên tưởng dựa trên những nét giống nhau hay gần giống nhau giữa hai đối tượng đem so sánh, trong đó hai vế đem so sánh phải cùng loại và cùng bản chất. Tính chất của phép so sánh này là đối chiếu sự tương đương, ngang bằng nhau giữa hai đối tương, nó có tính chính xác cao.

Ví dụ: A học giỏi như B

So sánh tu từ: là phép liên tưởng chỉ dựa vào một nét tương đồng nào đó của hai

đối tượng đem ra so sánh, trong đó hai vế so sánh có thể khác loại, khác bản chất. Vì là so sánh có tính chất nghệ thuật nên đôi khi nó có tính khoa trương.

Ví dụ: Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương

( Ca dao )

Theo T đin thut ng văn hc, so sánh tu từ còn được gọi là tỉ dụ. Đó là “ phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm bật nổi đặc điểm, thuộc tính của hiện tương này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tương kia”[27, tr. 282]. So sánh thường có hai vế: vế được so sánh và vế so sánh.

Trong văn học dân gian, người ta thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những hiện tượng tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hoá những hiện tượng trừu tượng.

Ví dụ: Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Trong văn học viết, chức năng của so sánh tu từ rất đa dạng. Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình, hoặc phương tiện biểu hiện hay kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Vì lẽ này nên chuẩn mực so sánh trong văn học viết rất đa dạng, bất ngờ và độc

đáo. Ví dụ: “ Tháng giêng ngon như một cặp môigần” ( Xuân Diệu) .

Về mặt hình thức, so sánh tu từ có hai dạng: so sánh tu từ nổi ( nét giống nhau biểu hiện bằng từ ngữ cụ thể) và so sánh tu từ chìm ( nét giống nhau khuyết đi, không được phô bày, tuỳ vào sự liên tưởng của người tiếp nhận ).

Như trên đã nói, trong thi pháp thơ cổ điển Ấn Độ, so sánh được xem là tài sản chính của nhà thơ. Điểm qua một số tác phẩm văn học Ấn từ thời văn học Veda cho đến thời hiện đại, ta thấy phép so sánh chính là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ

biến. Trong sử thi Ramayana, bên cạnh các biện pháp nghệ thuật khác, so sánh nổi bật lên là một biện pháp nghệ thuật có tác dụng biểu đạt cao. Trong trích đoạn H Pampa, để diễn

đạt nỗi thương nhớ của Rama dành cho Sita giữa mùa xuân , mùa kết đôi tràn đầy hạnh phúc, Vanmiki đã sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh gắn liền với thiên nhiên: “ Mùa xuân, như lửa, đang thiêu đốt anh đến là khổ – hoa Ashoka đỏ là than hồng, tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo và lá màu đồng thau là ngọn lửa! Những ý nghĩa về nàng đang thiêu cháy anh, gió mùa xuân không thể quạt cho anh mát dịu được”.

Có thể nói, dùng thiên nhiên làm đối tượng để so sánh với con người là một đặc điểm độc

đáo trong văn học Ấn . Với họ, sức mạnh và vẻđẹp của tự nhiên cũng chính là sức mạnh và vẻđẹp lí tưởng mà con người vươn đến. Lối so sánh con người với tự nhiên không chỉ xuất hiện trong thời cổđại với các bộ sử thi nổi tiếng, mà đến thời cổđiển, thời cận hiện đại nó vẫn xuất hiện với một tác dụng nghệ thuật rất cao. Trong sử thi Mahabharata, “sen” là một hình ảnh thường được sử dụng để so sánh với vẻđẹp hoàn thiện và lí tưởng của con người: “ Một trăm contrai của Dhritarashatra lớn nhanh như những bụi sen trong hồ”, nàng Draupadi có“đôi mắt như những đoá sen mùa thu”, và “ khuôn mặt nàng, khi đẫm mồ hôi trông như những bông sen hay hoa nhài”.Đến thời cổđiển, hình ảnh “sen” lại tiếp tục đi vào thơ ca để ca ngợi vẻđẹp con người:

Những ngón tay kết với nhau bằng một làn da Như hình hoa sen vươn cánh

Lúc rạng đông mới hé nửa vời

Và ở thời hiện đại, đến với R. Tagore, hình ảnh “sen” trở thành biểu tượng cho cái

đẹp, cho sự thanh cao của tâm hồn, cho tình yêu vĩnh cữu: “ Chỉ xin được phép nâng bàn tay nhỏ nhắn của Người, bàn tay như những búp sen nõn nà”( Ngườilàm vườn, bài 1). Kế thừa nghệ thuật so sánh truyền thống của thơ ca Ấn Độ, trong các sáng tác của mình, R. Tagore luôn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. Thiên nhiên là một chuẩn mực, một ngữ liệu phong phú và bất tận giúp nhà thơ bộc lộ tư tưởng. Lấy chất liệu là hình ảnh thiên nhiên trong cuộc sống đời thường Tagore đã cụ thể hoá những vấn đề trừu tượng, tinh tế trong đời sống tinh thần Ấn Độ bằng những hình thức so sánh độc đáo:

“ Chỉ xin để tôi biến đời mình thành bình dị, thẳng ngay, như chiếc sáo sậy để người phảđầy âm nhạc vào trong

( Thơ Dâng, bài số 7) “ Thân này – thuyền nhỏ mỏng manh

Xác này – Cây gậy khẳng khiu

( Thơ Dâng, bài 1)

Ánh sáng nô đùa trong đám lá xanh Như một đứa bé trần truồng

May mắn không biết rằng Con người có thể giả dối

( Nhng con chim bay lc, bài 16)

Riêng ở Trăng non, do thiên nhiên được khai thác qua ánh mắt trẻ thơ nên sự so sánh có nhiều mới lạ. Bên cạnh đó, các dạng thức so sánh cũng phong phú hơn. Ngoài dạng thức so sánh đơn, so sánh chuỗi còn có so sánh mở rộng với trường liên tưởng độc đáo. Chính dạng thức so sánh này đã đem đến cho Trăng non một sắc màu kì diệu. Nó không chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế của Tagore về trẻ nhỏ mà nó còn khẳng định sự kế thừa truyền thống văn học dân tộc một cách sáng tạo của nhà thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Trăng non dạng so sánh đơn xuất hiện tương đối nhiều. Nó là dạng so sánh ngầm, lấy cái trừu tượng để nói cái cụ thể. Dạng so sánh này tạo ra những hình ảnh mang tính triết lí và sáng tạo cao, gợi ra nhiều liên tưởng độc đáo cho người tiếp nhận. Ở bài

Bui sơ khai , bằng hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên trừu tượng mang tính triết lí cao, người mẹđã giải thích cho con về cội nguồn của nó:

Khi trong thời con gái, trái tim mẹ nở xoè như một đoá hoa Con đã lượn quanh nó như mùi hương phảng phất

Vẻ tươi mát nhẹ nhàng của con nở trên chân tay non trẻ của mẹ

như một ánh hồng trên trời cao

trước buổi bình minh.

Con la đứa con cưng của Thương Đế La anh em sinh đôi với ánh bình minh Không biết sự kì diệu nào

Đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thế Và đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹđây”

( …When in girlhood my heart was opening its petals, you hovered as a fragrance about it.

Your tender softness bloomed in my touthful limbs, like a glow in the sky before the sunrise.

Heaven`s first darling, twin – born with the morning light, you have floated down the stream of the world`s life, and at last you have stranded on my heart

As I gaze on you face, mystery overwhelms me, you who belong to all have become mine

For fear of losing you I hold you tight to my breast. What magie has snared the world`s treasure in these slender arms of mine?”)[ 66, tr.16]

Với nguồn gốc thần tiên, trong lòng mẹ, con là hiện thân của tất cả những gì linh thiêng và thần thánh nhất. Bài thơ gồm mười hai câu (trong nguyên tác ), nhưng đã có đến bảy câu dùng hình thức so sánh đơn.. Cách sử dụng hàng loạt những hình ảnh so sánh cho một đối tượng được so sánh (con) tạo thành dạng so sánh chuỗi độc đáo trong cả bài thơ. Dạng so sánh này xuất hiện với tần số cao trong Trăng non mang tính biểu cảm và gợi hình rất cao. Nó diễn đạt trọn vẹn tình cảm dạt dào mẹ dành cho con hay ngược lại, của con dành cho mẹ. Ở bài Bui sơ khai ( The beginning), với hàng loạt những hình ảnh so sánh, người mẹđã thể hiện tấm lòng yêu thương và niềm tự hào, hạnh phúc vì có con trên cõi đời này: ước mơ ( của mẹ )

vị Chúa của mẹ

Con mùi hương phảng phất

ánh hồng trước buổi bình minh con cưng của thượng đế

anh em sinh đôi với ánh bình minh kho vàng trên cõi thế

Trong cái nhìn của mẹ, con luôn được đặt trong thế ngang bằng cùng vũ trụ, con là

ánh bình minh, là vị Chuá đời, là mùi hương phảng phất …, và con cũng là những gì thân thuộc, bình dị trong cuộc sống chung quanh: con là một ăn mày nhỏ đáng yêu, một nụ đời

tươi xinh của mẹ ( Đám rước không ng ), con ngự trị ở vô biên, vĩnh hằng và cả trong lòng mẹ nữa. Vì yêu con, mẹ nguyện bên con suốt đời, đến tận bến bờ thế giới không tên:

Con ơi, bài ca mẹ sẽ uốn điệu nhạc quanh con như vòng tay âu yếm

Bài ca mẹ sẽ mơn trớn trán con như cái hôn chúc lành

Khi con đơn độc, bài ca sẽ ngồi cạnh con thì thầm bên tai, khi con trong đám đông người, bài ca sẽ làm rào cản con xa cách

Bài ca mẹ sẽnhưđôi cánh chấp vào mộng mơ con, đưa lòng con đến tận bến bờ không tên

No sẽnhư ngôi sao chung thủy trên đầu khi đường con đêm tối mịt mù.

Với một chuỗi những so sánh liên tiếp được mở rộng trên bình diện toàn bài thơ,

Bài ca m thể hiện tấm lòng yêu con vô điều kiện của mẹ. Từ một khái niệm trừu tượng ( my song), Tagore đã đưa hình ảnh bài ca mẹ trở thành một biểu tượng đẹp về tình mầu tử. So sánh dạng A ( bài ca mẹ) như là B, C, D… vừa giúp Tagore cụ thể hoá một khái niệm trừu tượng vừa giúp người đọc đi đến tận cùng bản chất của đối tượng . Mặt khác, với việc sử dụng từ “like” để so sánh một cach trực tiếp đối tượng cần so sánh, Tagore đã thành công khi thể hiện tình cảm thiêng liêng, gần gũi của mẹ dành cho con. Hơn nữa, cách thể

hiện đơn giản như thế cũng rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ:

This song of mine will wind its music around you, my child, like the fond arms of love (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

This song of mine will touch your forehead like a kiss of blessing

… My song will be like a pair of wings to your dreams, it will transport your heart to the verge of the unknown

It will be like the faithful star overhead when dark night is over your road…[66,tr. 78]

Trong Trăng non, Tagore sử dụng khá nhiều dạng so sánh chuỗi. Em béthiên thn

là một trong những bài thơ có dạng thức so sánh như thế, nhưng đặc biệt hơn, ở bài thơ này,

đối tượng so sánh không chỉ là một hình ảnh A mà phong phú, đa dạng hơn. Bài thơ vừa có dạng so sánh trực tiếp ( A nhưB ), vừa có dạng so sánh mở rộng, sóng đôi, tương phản hai hình ảnh Trẻ con – Người lớn. Đây là một sáng tạo độc đáo của Tagore:

Con ơi, hãy để đời con đến với họ như ngọn đuốc sáng, bền vững tinh khôi, khiến cho họ say mê, im lời.

Họđộc ác trong tham lam và ghen tị, lời họ như những con dau giấu kín khát máu người.

Con ơi hãy bước tới đứng giữa những tấm lòng quạu cọ và đoái nhìn họ với cặp mắt hiền từ như cái an bình bao dung của buổi chiều phủ trên một ngày tranh đấu Con ơi, hãy để họ thấy mặt con, và như thế hiểu nghĩa của muôn loài, hãy để họ yêu con và như thế họ yêu thương nhau

Con ơi, hãy đến ngự trong lòng cái vô biên. Bình minh con mở rộng và cất cao trái tim như một bông hoa nở, và hoàng hôn con cúi đầu yên lặng làm tròn sự thờ phượng trong ngày.

Vì yêu con mà người mẹ kiêu hãnh so sánh đồng nhất con với “ ngọn đuốc sáng tinh khôi, bền vững”. Hình ảnh của con đối lập với xã hội người lớn đố kị, tham lam. Với lối so sánh vừa tương phản vừa trừu tượng , Tagore đã làm bật nổi tâm hồn thánh thiện của trẻ

thơ khi đưa ra hàng loạt những hình ảnh so sánh mang tính triết lí cao: Con là bình minh, là

hoàng hôn , và trái tim con cất cao nhưmột bông hoa nở, con là tất cả những điều tốt đẹp ở

cõi đời này. Con mang niềm vui, tình yêu đến cho trần thế và với mẹ, con luôn dành trọn những tình cảm thiết tha:

Con s thành một luồng khí nhẹ vuốt ve mẹ, và con s sóng lăn tăn trong nước mẹ tắm, hôn mẹ và hôn mẹ nữa

…Bằng những ánh trăng lạc loài (là) con sẽ lẩn vào giường mẹ, nằm trên ngực mẹ khi mẹ ngủ

Con s thành giấc mộng, và qua riềm mi mẹ hé mở, con sẽ vào sâu giấc mẹ mơ, khi tỉnh dậy, mẹ nhìn quanh ngơ ngác, lúc đó, (con ) như con đom đóm lấp lánh con sẽ lướt vào bóng đêm.

Đêm đến, Tết trung thu, trẻ con hàng xóm tới nhà đùa chơi, con s tan vào nhạc sáo du dương trong tim mẹ suốt ngày

( Chung cuc )

( I shall become a delicate draught of air and caress you, and I shall be ripples in the water when you bath, and kiss you and kiss you again.

… On the straying moonbeams I shall steal over your bed, and lie upon your bosom while you sleep.

I shall become a dream, and through the little opening of your eyelids I shall slip into the depths of your sleep; and when you wake up and look round startled, like a twinkling firefly I shall flit out into the darkness.

When, on the great festival of puja, the neighbours’ children come and play about the house, I shall melt into the music of the flute and thrrob in your heart all day.) [ 66, tr.66]

Với một chuỗi những so sánh nhiều tầng bậc, đối tượng được so sánh là con trong bài thơ trên đã thể hiện tình yêu thương chân thành của mình dành cho mẹ. Bằng những hình ảnh so sánh đậm chất thần tiên, đứa con đã đến với mẹ theo liên tưởng riêng của nó: qua giấc mộng, qua làn nước êm đềm cho mẹ tắm, qua nhạc sáo du dương, qua con đom

đóm diệu kì… và cao hơn cả là qua linh hồn và thân xác mẹ: “ nó ở trong đôi mắt tôi, trong thân thể tôi, và trong linh hồn tôi”.

Trong sáng tạo thơ ca, liên tưởng là một đặc điểm quen thuộc của thủ pháp nghệ

thuật so sánh, đặc biệt là ở thể thơ văn xuôi, một thể thơ được xem là tự do nhất trong mọi thể loại thơ ca. Dưới áp lực dồn nén của dòng cảm xúc và niềm khát khao được bộc lộ, giãi bày, tác phẩm thơ văn xuôi vừa phát triển theo trục dọc của một bài thơ tự do vừa mở rộng liên tưởng theo hình thể tuyến tính của văn xuôi. Câu thơ văn xuôi có được sự kết hợp hài hoà giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, cấu trúc câu thơ nhiều tầng bậc, hình ảnh cho nên nó vừa là đơn vị cơ bản, vừa là tế bào làm nên sức sống cho cả bài thơ. Với những đặc

điểm đó, trong thơ văn xuôi, liên tưởng so sánh đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng và độc đáo, sau đây là một số ví dụ cụ thể :

“ Khi người, đám mây như tấm lụa đen ướt sũng, mắc hong trên đỉnh non cao

Sườn núi lớp lớp những cây xoài lúc lỉu trái vàng chín mọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người như núm vú sẫm màu nghỉ ngơi trên ngực trắng của nàng trái đất

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 46 - 55)