0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

2 Người mẹ– Thiên đường trần gian của con

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 37 -43 )

Cũng như tất cả các tôn giáo khác trên thế giới, tôn giáo Ấn Độ là một cuộc hành trình không mệt mỏi để con người tìm đến cõi Thiên đường, tìm đến với Chúa trời, Thượng

đế. Dường như mọi người dân Ấn đều hướng về Thiên đường, đều tắm gội trong dòng nước thiêng của sông Hằng và tự nguyện sống cuộc đời khổ hạnh để mong đến được miền siêu thoát ấy. Trong quyển Bin chng và gii thoát, tác giả Nghiêm Xuân Hồng cũng từng nhận xét: “ Trên đại lược , về sự sinh hoạt tinh thần, dân tộc Ấn trong suốt 4.000 năm lịch sử, có thể coi như một dân tộc có một không hai trên thế giới. Trong tiềm thức, người dân

Ấn nào cũng say sưa với siêu hình học, với sự truy tầm tuyệt đối, với sự thể hiện Thượng

Đế. Tuy ở bên ngoài xã hội, họ cũng sinh hoạt như các xã hội khác… nhưng bên trong họ

vẫn chỉ hằng tha thiết với sự đi tìm những cảnh giới nội tâm. Phần lớn sinh hoạt của người

Ấn đều hướng về việc phụng sự tôn giáo, việc thể hiện Thượng đế trong tâm linh mỗi người”[ 31, tr. 19].

Tagore là người Ấn nhưng ông không hoàn toàn tin vào Thượng đế cũng như

không tin có sự giải thoát nào để đến được Thiên đường: “ Tôi tin rằng hình ảnh thiên

người và sự giàu có của cuộc sống con người, cả trong những vật xem ra không đáng kể và chưa từng có trước kia. Mọi nơi trên quảđất này, tư tưởng thiên đường đang thức tỉnh, từđó mà chuyển đi tiếng gọi. Nó đến bên tai ta mà ta không hề biết, tạo âm sắc cho cây thụ cầm của đời sống, truyền khát vọng đi bằng âm nhạc vượt qua cái hữu hạn, không những bằn lời cầu nguyện và mong ước mà bằng những ngôi đền, những ngọn lửa trong đá, trong tranh, là những giấc mơ được biến thành vĩnh cữu, trong điệu múa, là sự suy ngẫm say mê ở cái trung tâm tĩnh của chuyển động”[45, tr. 382].

Như vậy, với Tagore, thiên đường ( heaven) là cuộc sống trần thế với tất cả những gì gần gũi quanh ta, là thiên nhiên tươi đẹp, là nụ cười trong sáng của bé thơ, là vòng tay yêu thương của mẹ… Vì thế, trong Trăng non, Tagore đã khẳng định lại một lần nữa câu trả lời thiên đường thực sự ở đâu trong việc thể hiện hài hoà mối quan hệ mẹ con qua hai hình ảnh mang tính triết lí và sáng tạo cao. Nếu con là “Chúa đời” của mẹ thì lòng mẹ

chính là thiên đường trần gian của con. Chúa và Thiên đường không ở đâu xa mà tồn tại ngay trong tình thương của con và mẹ. Đối với đứa trẻ, nơi nào có mẹ, nơi đó là thiên

đường. Bài thơ số 21 (Người thoáng hin) Tagore đã thể hiện rõ ý tưởng này: Sau khi mẹ

mất, đứa con trai bảy tuổi ngây thơ hỏi cha: “ Mẹ đâu rồi, cha ơi?” thì “người cha chỉ lên trời và đáp: Ở trên thiên đàng.” Đêm xuống, đứa trẻ giật mình thức giấc và lén ra ngoài vì thương nhớ mẹ: “ Cậu ngước mắt lên trời/ và lặng im nhìn kĩ hồi lâu. / Đầu óc phân vân của cậu /đã ném vào trong đêm tối bao la / cậu hỏi: Thiên đường ở đâu? / không có tiếng trả lời. / Và những vì sao / trông như những dòng lệ chảy / của đêm đen / không hay biết gì đâu.”[45, tr.742].

Bài thơ với hai đoạn thơ văn xuôi kết nối với nhau bằng dòng cảm xúc suy tưởng tìm lời giải đáp cho câu hỏi thiên đường ở đâu. Mạch cảm xúc bài thơ phát triển một cách tự nhiên dưới dạng đối thoại, một hình thức thường gặp trong các tác phẩm triết học, tôn giáo Ấn Độ như Veda, Upanishad… Cái tôi trữ tình của nhà thơ chìm khuất sau những lời

đối thoại. Chính nhà thơ đã mượn lời nhân vật để “ném vào đêm tối bao la” câu hỏi : “ thiên đường ở đâu?” và “ không có tiếng trả lời”. Sự im lặng tuyệt đối đồng nghĩa với câu trả lời: thiên đường là sự hư vô, là thứ chỉ có trong tưởng tượng. Với đứa bé, chỉ nơi đâu co mẹ, nơi đó mới thực sự có thiên đường. Nói cách khác, Tagore không tin vào sự có mặt của thiên đường, ông chỉ biết đến một thiên đường duy nhất mà con người có khả năng tạo dựng trên trần thế bằng tình yêu, bằng niềm hạnh phúc và cả nỗi khổđau của chính con người: Thiên đường sinh ra ở trong con

Trong cánh tay của bà mẹđất bụi này

(Tng phm ca người yêu, 49)

Trong Trăng non, Thiên đường của trẻ được hình thành từ tình yêu của mẹ. Đi với con đến cuối cuộc đời, mẹ là biểu tượng của sự vĩnh hằng. Ở bài Mây và sóng ta sẽ bắt gặp một ý tưởng gần gũi như trên. Bài thơ là câu chuyện tâm tình giữa bé với mẹ. Những phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng đã được em kể lại cho mẹ bằng sự tưởng tượng diệu kì. Mây và sóng đã rủ em vào một tuần du không hạn định nhưng sợ

mẹ buồn em lại quay về không nỡđi xa:

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được? Thế là họ cười nhảy múa rồi đi xa

Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò chơi ấy Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng Con sẽ lăn, lăn mãi

Và vỗ vào gối mẹ cười vang

Và không một ai trên cõi đời biết nơi đâu mẹ con ta đang ở

Mở đầu bài thơ là lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng. Đó là những cuộc vui chơi triền miên từ “ tinh mơđến hết ngày”. Mây thì: “ chơi với buổi sớm mai vàng”, “ chơi với vầng trăng bạc”; sóng thì : “ hát từ sớm mai đến tối”… Sự vẫy gọi của thiên nhiên ở

chốn cao xa đầy sức hút vì nó chạm đến đúng niềm mơước của trẻ thơ : Nguồn vui và sự tự

do. Bởi thế, trong câu hỏi của bé ẩn chứa một thèm muốn: “ Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”. Bé khao khát được tự do trong trí tưởng tượng của mình, được vui đùa thoả thích nhưng trong tâm hồn bé, bé vẫn băn khoăn: “ Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?”. Về với mẹ, bé tìm được trò chơi thú vị hơn nhiều trò chơi mây và sóng : trò chơi tình mẫu tử. Sợi dây liên kết yêu thương giữa bé và mẹ đã mở ra giữa cõi đời trần thế này một thiên đường thật sự. Hình tượng mẹ là biểu tượng của cuộc đời với tư cách là đấng sáng tạo và con ( vật tạo) là kết tinh từ tình yêu của mẹ. Vì thế, khi con hoà nhập vào mẹ ( về với mẹ) con sẽ tìm thấy được thiên đường.

Là thiên đường trần gian của tình mẫu tử, trong Trăng non, ranh giới giữa cái thiêng liêng và bình dị có thể hoán đổi với nhau. Mẹ có thể tự hào giải thích tại sao bé có mặt ở cõi đời này như một vị “Chúa đời” : “ Con là đứa con cưng củaThượng đế, là anh em sinh đôi với ánh bình minh” ( Bui sơ khai ), thì cũng có thể ôm bé vào lòng nâng niu, bênh vực: “Anh muốn nói gì về nó tuỳ anh / nhưng tôi hiểu chỗ yếu của con tôi / Tôi yêu nó không

phải vì nó ngoan nó giỏi / mà là vì đứacon nhỏ của tôi”.( Người phánx). Chính tình yêu thương con vô bờ của mẹ và ý thức đáp đền hiếu thảo của con đã đem đến cho Trăng non

một vẻđẹp dịu dàng. Ở bài Người phu trm độc ác, thấy mẹ buồn vì không nhận được thư

cha, bé cho rằng người phu trạm đã giấu đi những lá thưấy: Chuyện gì đã xảy ra mà trông mẹ khác mọi ngày Phải chăng hôm nay mẹ nhận được thư cha?

Con thấy bác phu trạm mang túi thư phát cho hầu hết mọi người trong tỉnh Riêng thư cha bác giữđọc một mình

Con chắc bác phu trạm này là một người độc ác.

và bé đã an ủi mẹ bằng cách chính mình sẽ viết thư thay cha. Bé tự tin nghĩ rằng mình viết sẽ rất hay vì mình yêu mẹ nhất:

Nhưng mẹđừng buồn vì chuyện đó mẹơi

Ngày mai có phiên chợở làng bên, mẹ hãy sai chị

đi chợ mua giấy bút

Chính con sẽ viết thư cho cha, mẹ sẽ thấy không có lấy một lỗi

… Mẹ không nghĩ rằng con có thể viết hay như cha sao!

Tình cảm của bé dành cho mẹ ngây thơ và chân thật. Nó như dòng nước mát lành xoa dịu những lo âu, cô đơn về sau của mẹ: “ Cuộc đời của chúng ta rồi sẽ bị tách ra/ Và tình ta sẽ rơi vào quên lãng/ Nhưng ta không điên rồđến nỗi/ Hy vọng có thể dùng những món quà để mua trái tim con./ Đời của con còn trẻ, Đường của con còn dài./ Và mối tình ta mang đến cho con/ Con uống luôn một ngụm/ Rồi con bỏ chúng ta mà quay lưng đi thẳng..” (

Món quà ). Trong dòng sông trần thê, mẹ biết rằng mọi thứ sẽ cuốn đi, con sẽ lớn khôn và rời bỏ mẹ, thế nhưng tình mẹ dành cho con vẫn không thay đổi, cho đến tận tuổi già con vẫn là đứa con bé bỏng: “ Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca / và đập tan hết những thứ gì ngăn cản / Nhưng núi thì ởlại nhớ mong / với tấm lòng trìu mến”. Nhà thơ Nga Êxênin, trong bài

Thư gi mcũng có những dòng thơ cảm động như thế về lòng mẹ thương con. Đó là người mẹ của Êxênin mà cũng là người mẹ của muôn đời, người mẹ của phương Đông và phương Tây. Người mẹ mỏi mòn vì thương con, bất cứ nó còn nhỏ hay trưởng thành, không cần biết nó là anh hùng hay thi sĩ.:

Người ta viết cho con rằng mẹ Phiền muộn lo âu quá đỗi về con

Rằng mẹ thường lững thững ra đường Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.

Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngát Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con

Giữa quán rượu ồn ào, loạn đả … Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước

Trong lòng mẹ, đứa con bao giờ cũng nhỏ nhoi, yếu đuối. Dù còn ấu thơ hay đã trưởng thành, dù thành công hay thất bại mẹ vẫn luôn là điểm tựa yên bình cho con tìm đến, mẹ là ánh sáng diệu kì soi bước con đi. Giữa cõi đời này, mẹ là người duy nhất yêu con bằng tình yêu vô điều kiện. Issa, một nhà thơ Nhật Bản, đã nhận thấy ở mẹ một tình yêu bao la sánh tựa biển trời: “Ôi biển khơi / Khi tôi nhìn thấy biển / Mẹ tôi ơi”. Vì thế, khi băn khoăn về chuyện tại sao con “ chọn mẹ trong muôn người , tới cửa mẹ, nắm tay mẹ và hỏi đường”, “ vừa cười vừanói. Lòng không chút hồ nghi” thì Tagore đã lí giải vì “ mẹ giữ lòng tin của nó, dẫn nó đi thẳng và cầu chúc cho nó”, “ đặt tay lên đầu nó khấn rằng dù sóng ngầm có đe doạđến đâu, linh khí từ trên cao cũng sẽ thổi căng buồm đưa nó đi tới cõi bình yên”(Ban phước ). Trong vòng tay của mẹ, con luôn cảm thấy bình yên. Mẹ là chốn yên bình, là nguồn vui bất tận mà cuộc đời đã ban tặng cho con. Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, “ còn dịu dàng hơn tất thảy tự do”:

... Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng Bé tự do không hề bị ràng buộc chút nào

Nhưng không phải tự nhiên mà bé không cần đến tự do Bé biết rằng trong góc nhỏ trái tim của mẹ

Có chứa một niềm vui vô tận, vô cùng

Và được ghì, được ôm chặt trong cánh tay thân yêu của mẹ Còn dịu dàng hơn tất thảy tự do

( Cung cách ca bé )

Vì thế, khi con mẹ là con nghĩ về những điều thân thương và thiêng liêng nhất. Giọng hát, mùi hương và tình yêu của mẹ là những kí ức tươi đẹp nhất trong trái tim con, linh thiêng và bất tử:

Chỉđôi khi đang giữa cuộc nô đùa

Tôi nghe một giọng nào như bay lượn trên đồ chơi của tôi

Giọng của một bài hát nào xưa kia mẹ tôi vẫn thường khe khẽ ru tôi. Tôi không thể nào nhớ rõ mẹ tôi

Nhưng khi trong buổi sáng một mùa thu sớm Hương hoa siuli ngào ngạt khắp bầu trời Mùi hương trong đền của buổi lễ ban mai Đến với tôi như mùi hương của mẹ

Tôi không thể nào nhớ rõ mẹ tôi chỉ khi từ cửa sổ phòng tôi Tôi đưa mắt nhìn lên khoảng trong xanh của bầu trời xa thẳm Tôi cảm thấy cái nhìn yên tĩnh của mẹ tôi đã toả khắp bầu trời.

( Bài 64, Thơ )

Tóm lại, bằng những lời thơ ngọt ngào, sâu lắng, Tagore đã xây dựng nên một thiên

đường trần gian tràn ngập tình mẫu tử thiêng liêng. Chính ở nơi đó, cõi chân phúc của con người sẽ thật sự mở ra và nguồn vui bất tận sẽ chào đón con người.

*

Vẻđẹp thế giới tâm hồn trẻ thơ là điểm sáng chủ đạo trong Trăng non. Vẻđẹp

đó được chiếu rọi qua thiên nhiên tươi đẹp, qua tình mẫu tử thiêng liêng, sâu đậm. Với Tagore, tâm hồn thánh thiện của trẻ thơ, tình yêu thương vô biên của con và mẹ là nguồn ánh sáng diệu kì hướng con người đến giá trị Chân – Thiện – Mĩ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 37 -43 )

×