Đứa con – Hình ảnh “Chúa Đời” của mẹ

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 31 - 37)

Cách đây hàng nghìn năm, kinh Veda của người Ấn Độ cổđã đưa ra một quan niệm nhân văn sâu sắc:

“ Trong tất cả mọi cái đang tồn tại, trong tất cả mọi cái gì sẽ tồn tại, Con người là và sẽ là tối cao”.

Quan niệm ấy đã được Tagore kế thừa và cụ thể trong tiểu luận triết học quan trọng của ông The religion of man. Ông luôn khẳng định tôn giáo của ông là tôn giáo của con người. Khi nhận xét về vấn đề này trong sáng tác của Tagore, PGS. Lưu Đức Trung có viết:

“ Con người đối với Tagore là vĩ đại, là ánh sáng thiêng liêng, là lòng khoan hồng rộng mở, là tâm hồn thanh thản, là tình yêu, là kẻ thù kiêu ngạo và bạo tàn”[ 59, tr. 149].

Ở Ấn Độ, các tôn giáo đều xem con ngừời là sản phẩm sáng tạo cuả Thượng đế, chịu sự quyết định của Thượng đế theo quy luật luân hồi… Đối với con người, đời sống trần thế chỉ là ảo ảnh ( Maya). Kế thừa quan niệm đề cao con người trong quan niệm truyền thống của văn hoá Ấn, Tagore một mặt thưà nhận sự gắn bó giữa con người và Thượng Đế, một mặt lại xem con người là hiện thân của Thượng Đế. Thượng Đế chỉ là một khái niệm trừu tượng, siêu hình. Với ông, đời sống trần thế của con người và tất cả những sự vật, hiện tượng đang hiện tồn trong vũ trụ bao la này đều là những hiện thân khác nhau của Thượng

đế. Từ nhận thức trên, Tagore đã đưa ra một khái niệm mới về con người theo quan điểm của riêng ông, đó là khái niệm Con người –Thượng Đế. Năm 1914, nữ văn sĩ người Đức Andre Karpeles Hoegman viết thư cho Tagore. Trong thư, bà có đưa ra câu hỏi: “Ông thuộc tôn giáo nào?”. Tagore viết thư trả lời, trao đổi về quan niệm tôn giáo của mình: “ Tôi không thuộc tôn giáo nào cả, mà chẳng nghiêng về đức tin đặc biệt nào cả. Có điều khi Thượng đế sinh ra tôi thì Người đã biến Người thành cuộc đời tôi rồi. Ngày ngày Người triển khai con người tôi trong cuộc sống và nâng niu con người tôi với nhiều sinh lực và vẻ đẹp khác nhau trong thế giới này. Chính sự kiện tôi hiện hữu đã mang trong nó lòng yêu thương vĩnh cửu rồi”. Như vậy, về cơ bản cuộc đối thoại bằng thư năm ấy là một trong những lí do để ông viết Tôn giáo con người ( The religion of man, 1931). Đây là tiểu luận triết học quan trọng thể hiện cao nhất sự hiện hữu của con người ở Cái tôi ( Atman) và đồng thời xác nhận sự liên thông sâu sắc giữa con người với thế giới tự nhiên.

Vive kanada ( 1863) , nhà hiền triết sống cùng thời với Tagore cũng gợi mở những cách nhìn mới về Con người. Ông cho rằng : “ Chỉ có một Thượng đế có ý thức là nòi giống chúng ta, đâu đâu cũng có bàn tay của người. Người là bao trùm hết thảy. Sự sùng bái chính

đáng nhất là sự sùng bái vạn vật quanh ta. Những thần linh mà ta thờ phụng trước hết là

đồng bào ta”[ chuyển dẫn từ 52, tr. 41]. Triết lí của Vivekananda ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm Tôn giáo ca con người của Tagore. Ông đã tiếp nhận các hình tượng Brahma, Thượng Đế, Chúa… của Hindu giáo và trần thế hoá thành Con người Thượng đế. Theo ông, Thượng đế có sẵng trong mỗi chúng ta, Thượng đế chính là bản ngã con người, là chuẩn mực thanh cao mà con người cần vượt lên đểđặt nhân cách mình vào đấy. Trong thơ

của ông, Thượng đế với Con người hoà nhập là một. Theo nhận xét của Ts. Nguyễn Thị

quá trình tư duy sáng tạo đã trở thành biểu tương nghệ thuật. Chúa trời, Thượng đế đã từ

một ý niệm tôn giáo vềđấng sáng tạo cao siêu đầy quyền uy quyết định số phận con người trên trần thế trở thành vị “Chúa đời”, là chính cuộc sống đang hiện hữu và biến đổi không ngừng, là ước mơ, là khát vọng để con người vươn tới”[50, tr. 61].

Như vậy, trong sáng tác thơ, Tagore đã đưa những ý niệm siêu hình về Thượng đế, Chúa trời vào đời sống thực của con người và nâng lên thành những biểu tượng đậm chất Tagore. Xét về nguồn gốc, Chuá trời, Thượng đế là những biểu tượng của văn hoá và tôn giáo Ấn Độ cổ. Từ xưa, người Ấn Độđã cho rằng Thượng đế tồn tại trong mỗi Atman( bản ngã) , là mức thanh cao mà con người vươn đến để đặt nhân cách mình vào đấy và tìm đến

được Thượng đế cũng chính là đạt tới sự giải thoát cuồi cùng. Kinh sách, thần thoại Veda, Kinh Upanishad, sử thi… đã chuyển những phạm trù tôn giáo này thành những hình ảnh tượng trưng, biểu tượng đậm sắc màu văn hoá Ấn. Riêng với Tagore, ông đã biến những biểu tượng tôn giáo thành biểu tượng nghệ thuật và lí giải chúng từ hai yếu tố tôn giáo, cuộc sống.

Về cơ bản, khái niệm Con người – thần thánh của Tagore là sự kế thừa , phát triển khái niệm Con người – Vũ trụ trong triết học Upanishad. Đó là con người tự nhiên gắn bó mật thiết với vũ trụ. Tuy nhiên cái mới của Tagore là ở chỗ trong mối tương quan với vũ trụ ông đề cao con người , tôn thờ con người, xem con người là hiện thân của Thượng đế và đặc biệt hơn nữa là ông khẳng định một cách mạnh mẽ sự tồn tại của Cái tôi trong mỗi con người: “ Tôi tuyệt đối

độc đáo. Tôi là tôi, tôi vô song. Tất cả khối lượng của vũ trụ hẳn không sao đè được cái cá tính này vốn là của tôi”.

Ở mảng thơ viết cho thiếu nhi, hình ảnh Chúa đời được Tagore sử dụng như một biểu tượng cho trẻ thơ, cho đứa con của mẹ. Trong bài Bui sơ khai ( The beginning), ông

đã thể hiện rõ quan niệm Con người thần thánh của mình qua hình ảnh đứa con, vị Chúa của đời mẹ: “ When with clay I made the image of my god every morning. I made and unmade you then”[66, tr. 15]:

Và mỗi buổi sáng khi mẹ lấy đất sét nặn ra Hình ảnh Chúa đời của mẹ

Thì mẹđã năn đi nặn lại con rồi

Với Tagore, sự bắt đầu ( the beginning) , nguồn gốc ( the source) của trẻ vô cùng thiêng liêng và huyền bí . Nó là kết tinh của tình yêu, nỗi mong chờ, niềm hạnh phúc của mẹ, là cái đẹp diệu kì của tạo hoá, thần tiên:

Con đã được nuôi dưỡng từđời này sang đời khác Trong lòng của vị thần linh bất tử ngự trịở nhà ta

Khi, trong thời con gái trái tim mẹ nở xoè như một doá hoa Con đã lượn quanh nó như một mùi hương phảng phất Vẻ tươi mát của con

Nở trên chân tay non trẻ của mẹ Như một ánh hồng

Trên trời cao

Trước buổi bình minh

Bằng hình thức đối thoại của thơ văn xuôi, bài thơ trên mang dáng dấp một cuộc

đối thoại triết học, lí giải về nguồn cội con người. Câu trả lời của mẹ là dòng cảm xúc tuôn trào khi con khơi gợi vào đúng điều bí ẩn và huyền diệu nhất của cuộc đời: Con từđâu tới, mẹ nhặt con ở đâu? Con là hoá thân của Thượng đế, là kết tinh tình yêu của cha và mẹ và giữa cõi đời này con đã đến để mang lại cho mẹ suối nguồn bất tận những yêu thương: Con là đứa con cưng của Thượng đế

Là anh em sinh đôi với ánh bình minh

Con đã theo dòng nước trôi xuôi đến cuộc đời trần tục này Và cuối cùng con đã được đặt vào trong lòng mẹ

Khi mẹ ngây nhìn khuôn mặt của con Mẹ như bị ngập trong bao điều bí ẩn

Và con, vốn là của chung của tất cả mọi người Đã trở thành của riêng của mẹ

Sợ mất con đi mẹđã siết chặt con trên ngực mẹ Không biết sự diệu kì nào

Đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thế Và đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹđây

Bằng những hình ảnh tượng trưng, Tagore đã gọi trẻ thơ là : đứa con cưng của thượng đế, anh em sinh đôi với ánh bình minh, ánh hồng trên trời cao, khovàngtrên cõi thế, nụ vui, ánh trăng non trẻ…. để lí giải những vấn đề về bản chất trẻ thơ, về tình yêu của mẹ dành cho con và tình cảm trìu mến của con dành cho mẹ theo quan niệm triết lí của riêng mình. Trong khi những nhà thơ khác khi sáng tác mảng thơ thiếu nhi thường bắt đầu từ

À uôm ếch nói ao chuôm

Rào rào gió nói cái vườn rộng thênh Âu âu chó nói đêm thanh

Tẻ te gà nói sáng banh ra rồi Vi vu gió nói mây trôi

Thào thào trời nói xa vời mặt trăng

( Tiếng nói – Trần Đăng Khoa)

hay:

Con làm bằng yêu thương Của cha và của mẹ

Của bà và của ông Con làm bằng tất cả

( Ct nghĩa – Xuân Quỳnh)

thì Tagore lại xuất phát từ một triết lí trừu tượng. Với ông, sự ra đời của một đứa trẻ là kết tinh vẻđẹp thiêng liêng của tạo hoá và tình mẹ:

“Giấc ngủ chập chờn trên hàng mi em bé. Ai biết giấc ngủ từđâu đến? Ừ nghe nói giấc ngủđến từ làng tiên nữ, trong bóng cây rừng có đom đóm lập loè dìu dịu, có hai nụ hoa thần kì níu cành, e lệ.

Ấy giấc ngủ từ nơi đó đến hôn hàng mi em bé.

Nụ cười khẽ rung đôi môi em bé ngủ. Ai biết nụ cười từđâu đến?Ừ nghe nói có tia trăng non vàng viền quanh đám mây thu tàn; đó là nơi nụ cười hé nởđầu tiên, trong giấc mơ buổi sáng đầm sương.

Màu mát dịu phơi phới trên tay chân em bé. Ai biết màu tươi mát từ lâu ẩn vào đâu? Ừ, thuở mẹđang là gái xuân, màu tươi mát thấm đầy lòng mẹ trong tình yêu sâu kín, dịu dàng, lặng lẽ.

Ấy, màu mát dịu phơi phới trên tay chân em bé.

( Tđâu? )

Bài thơ với ba đoạn thơ văn xuôi được kết nối với nhau bằng một dòng cảm xúc suy tưởng tìm lời giải đáp cho nguồn gốc giấc ngủ, nụ cười và sự tươi mát trên tay chân em bé. Nguồn gốc của trẻ nhuốm màu huyền thoại vì nó được dệt nên bởi một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, diệu kì . Bức tranh ấy biểu trưng cho tâm hồn trong trắng, cho sự hồn nhiên và vẻđẹp thần tiên của một bé thơ. Thiên nhiên và con người, mẹ và con… tất cảđã thống nhất hài hoà thành một thể. Cái vĩnh hằng trong cái hữu hạn, cái cụ thể trong cái toàn thể.

Đó là triết lí về cái duy nhất mà Tagore đã kề thừa từ Upanishad. Bài thơ không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử mà còn chứa đựng một triết lí sâu xa về sự thống nhất hoà hợp của muôn loài trong vũ trụ. Sự tươi mát dịu dàng của con đã được giấu kín trong tâm hồn mẹ

khi mẹ còn là một cô gái trẻ. Nếu mẹ là biểu tượng cho đấng sáng tạo thì con ( vật tạo) luôn là một phần trên thân thể mẹ. Đối với mẹ, con là máu thịt, là lẽ sống, là “ bí ẩn của tình thương ngọt ngào và lặng lẽ” trong trái tim của mẹ. Ở bài 49 của tập Tng phm ca người yêu, Tagore đã khẳng định: “ Con yêu, con hỏi, trời đâu – Thánh nhân dạy cha con mình trời ở ngoài biên giới tử sinh, thản nhiên trước nhịp ngày đêm trôi chảy và không thuộc trái đất này, con yêu. Nhưng thi sĩ của con lại bảo trời vẫn hằng mơ ước sinh ra trong bụi đất phì nhiêu và niềm khát khao trời muôn đời tìm kiếm ấy là không gian cùng với thời gian.Thân xác con thơm tho, trái tim con rạo rực ấy là chứa đầy chất trời đấy, con yêu. Biển hân hoan dạo nhạc, ngàn hoa nghểnh cao hôn yêu con. Vì lẽ, sinh ra trời đã ở trong con, trong cánh tay mẹđất dịu hiền, con ạ”[ 45, tr. 680].

Như vậy, dưới một hình thức khác, hình ảnh Con người – thượng đế của Tagore

đã được tái hiện và khẳng định lại qua hình ảnh đứa con. Trong vòng tay mẹ, con bỗng trở

nên bình dị, đáng yêu. Sự trong trắng của con chính là cội nguồn đem đến sự thánh thiện cho thế giới này:

“Họ la lối tranh giành, họ hoài nghi và tuyệt vọng, họ cãi cọ chẳng bao giờ thôi. Con ơi, hãy để đời con đến với họ như ngọn đuốc sáng, bền vững tinh khôi, khiến họ say mê im lời. Họ độc ác trong tham lam và ghen tị, lời họ như những con dao giấu kín khát máu người. Con ơi hãy bước tới đứng giữa những tấm lòng quạu cọ và đoái hoài nhìn họ với cặp mắt hiền từ như cái an bình bao dung của buổi chiều phủ trên một ngày tranh đấu. Con ơi, hãy để họ thấy mặt con và như thế hiểu nghĩa của muôn loài; hãy để họ yêu con và như thế họ yêu con. Con ơi, hãy đến ngự trong lòng cái vô biên. Bình minh con mở rộng và cất cao trái tim như một bông hoa nở, và hoàng hôn con cúi đầu yên lặng làm tròn sự thờ phương trong ngày”.

( Em bé thiên thn )

So với thế giới người lớn, thế giới trẻ thơ thuần khiết vô cùng. Được tôn xưng là vị “Chúa đời”, con là hiện thân của những phẩm cách thanh cao mà con người cần đạt đến.

Đó là sự thánh thiện, vô tư, sự hiền minh, chân thật. Vì thế, khi mẹ âu yếm gọi con là “My god” ( vị chúa của tôi) thì cũng có nghĩa con là tất cả cuộc đời của mẹ, con là điều thiêng liêng và bí ẩn nhất trên cõi đời này. Tự hào về con mẹđã để tim mình cất cao tiếng hát:

Khi mẹ hát cho con nhảy múa,

mẹ mới thực sự hiểu vì sao có nhạc trong cành lá và vì sao nước lại gửi những bản đồng ca

cho lòng đất lắng nghe

Vâng, khi mẹ hát cho con nhảy múa

mẹ hiểu vì sao trong cái cốc của hoa có mật

và vì sao trái cây kín đáo chứa đầy vị ngọt bên trong

( Bao gi và vì sao )

Khi mẹ hát cho con nghe, mẹ mới thực sự hiểu rằng vì sao “ có nhạc trong cành lá”, “ vì sao nước lại gửi bản đồng ca”, và vì sao “ trong cái cốc của hoa có mật”. Chính vì con và tình yêu mẹ dành cho con mà tới bây giờ mẹ mới nhận ra vũ trụđang dâng tặng tình yêu cho cuộc đời của mẹ, trong đo có con.

Tóm lại, trong Trăng non, với người mẹ, đứa con là tất cả những điều thiêng liêng nhất. Khi so sánh và đặt con trở thành một biểu tượng ngang tầm với vũ trụ, Tagore đã một lần nữa khẳng định quan niệm, tư tưởng con người – Thượng đế tiến bộ của mình. Mãi mãi trong thơ ông, Con người vẫn là tất cả những gì cao đẹp nhất.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)