Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ Nguyễn Du 1 Cuộc đời của con người “tài hoa bạc mệnh”

Một phần của tài liệu KHUẤT NGUYÊN, CON NGƯỜI VÀ THƠ CA TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 94 - 98)

Chương 3: TÁC PHẨM CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG THƠ CA CỦA NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU

3.2.Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ Nguyễn Du 1 Cuộc đời của con người “tài hoa bạc mệnh”

3.2.1. Cuộc đời của con người “tài hoa bạc mệnh”

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng, theo tính toán thì ông sinh năm 1765. Quê ở làng Tiên

Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình

đại quý tộc, “là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ” [22; tr. 21]. Dân gian vùng Tiên Điền, Nghi Xuân có câu hát:

“Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan”

là ý chỉ vào họ Nguyễn Du. Bởi lẽ, dòng họ này có nhiều người đỗ đại khoa và làm quan to. Trước tiên phải kể đến thân phụ ông - Nguyễn Nghiễm- làm

đến chức Thượng thư bộ Lại, phong tước Quận công đời Lê - Trịnh, sau lại

được giữ chức Nhập thị tham tụng. Nguyễn Khản, anh của Nguyễn Du được bổ chức Thập nhị bồi tụng, rồi từng giữ chức Tả thị lang bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây…, gia đình này không chỉ có truyền thống làm quan mà còn có nhiều người viết sách, làm văn, nghĩa là một gia đình có truyền thống về

văn học. Nguyễn Quỳnh, ông nội Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch. Nguyễn Nghiễm, một sử gia, đồng thời là một nhà thơ. Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, hay làm thơ đối đáp với Trịnh Sâm. Rồi Nguyễn

Đề, anh cùng mẹ với Nguyễn Du, Nguyễn Thiện, cháu gọi Nguyễn Du bằng chú ruột, Nguyễn Hành, em ruột Nguyễn Thiện đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cả…( 37; tr. 299).

Mẹ Nguyễn Du là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, tên là Trần Thị Tần, con gái của một người thuộc hạ làm chức câu kê, người xã Hoa Thiều, huyện

Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bà sinh năm 1740, trẻ hơn chồng ba mươi hai tuổi. Vốn xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng lại làm lẽ một ông quan to trong triều chắc hẳn bà phải có chút nhan sắc và giỏi nghề ca xướng. Không có tài liệu nào ghi chép, nhưng chắc chắn trong những năm ấu thơ Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ.

Những năm tháng tuổi thơ, Nguyễn Du được sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang, xa hoa phú quý. Nguyễn Hành, cháu Nguyễn Du trong bài “Đồng Xuân ngụ kí” có ghi lại cảnh sống của gia đình Nguyễn Du lúc bấy giờ: “Nhớ

lại cảnh phú quý khi trước, nhà tôi một ông hai chú dự vào trong chính phủ,

ơn nước dồi dào, các nơi trong thành Bích Câu lâu đài san sát, những người xe ngựa võng lọng hàng ngày chầu chực ở trước cửa. Trong nhà, hạng người nô bộc cũng được ăn thịt, mặc áo gấm. Tôi sinh sau đẻ muộn vẫn còn kịp trông thấy cảnh tượng ấy”( chuyển dẫn 37; tr. 299). Cuộc đời Nguyễn Du tưởng chừng như suôn sẻ, nhưng biến cố của gia đình lại xảy ra khi Nguyễn Du còn thơ dại. Mười tuổi mất cha, mười ba tuổi mất mẹ. Bóng tối của cuộc

đời đã bao trùm lên đầu nhà thơ khi tuổi đời còn non trẻ. Vậy là, nhà thơ của chúng ta sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Không biết nương tựa vào đâu trong khi các anh em cùng mẹ với Nguyễn Du còn quá nhỏ, do đó ông đành phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản, Nguyễn Khản hơn ông 31 tuổi. Và những năm tháng sống chung với người anh sớm đỗ đạt, làm quan to trong triều, lại là một con người tài hoa “phong lưu” rất mực, đã có những ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Du sau này. Cách sống hào hoa của Nguyễn Khản

đã được Phạm Đình Hổ, tác giả cuốn Vũ trung tuỳ bút, chép rất kĩ trong bài Họ Nguyễn Tiên Điền.

Ông Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho nó tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc. Khi ông có tang quan Tư đồ (tức Nguyễn Nghiễm), ngày rỗi cũng vẫn cứ sai con hát đồ khúc gọi là “ngâm thơ Nôm”. Bọn con em họ quý thích đều bắt chước chơi bời, hầu như thành thói quen”(chuyển dẫn 17; tr. 98).

Sống trong hoàn cảnh như vậy nên cũng giải thích được phần nào nỗi lòng trắc ẩn của nhà thơ đối với phụ nữ nói chung, và đối với ca kĩ nói riêng. Số phận của người đàn bà trong xã hội cũ sao mà xót xa, phũ phàng đến như

vậy. Vì có chút nhan sắc hay có giọng hát hay mà họ phải đem nhan sắc tài hoa của mình để mua vui làm trò chơi cho thiên hạ. Cái cảnh ấy đập vào trong tâm trí nhà thơ cũng như sau này có dịp chứng kiến thêm nhiều cảnh tượng bất công ngang trái cho những kiếp người “tài hoa” nhưng “bạc mệnh”.Cho nên, ta không lấy làm lạ trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du viết về những người phụ nữ với biết bao mối đồng cảm sâu xa. Cũng chính vì vậy mà câu “Đau đớn thay phận đàn bà” cứ trở đi trở lại như một điệp khúc trong thơ ông. Cuộc sống của Nguyễn Du khi ở với anh cũng chẳng được yên ổn bao lâu vì trong thời gian này gia đình của người anh cũng bắt xuống dốc. Nhiều biến cố

xảy ra, một trong những sự kiện diễn ra trong thời điểm ấy là vụ án Canh Tí, Trịnh Sâm lập Cán thay Tông làm thế tử, Khản định giúp Tông, việc bị bại lộ, Khản bị bắt giam. Đến khi Tông lên ngôi Khản được phục chức nhưng cũng không thể cầm cự được, bọn kiêu binh không phục chúng kéo đến đập phá nhà cửa, Khản đành phải bỏ trốn lên Sơn Tây rồi sau đó về quê vợở Hà Tĩnh.

Đó cũng là năm Nguyễn Du 19 tuổi, vừa thi Hương đậu Tam trường (tú tài) ở

trường Sơn Nam. Thế là gia đình của Nguyễn Du từđây mỗi người một ngả. Học hành để đỗ đạt làm quan vốn là con đường mà các nhà nho xưa đã chọn. Nguyễn Du cũng không nằm ngoài quy luật đó, thế nhưng thời cuộc đã

đạt hay được cất nhắc mà là do người cha nuôi họ Hà để lại. Theo tài liệu thì trước kia, một ông quan họ Hà, làm việc dưới quyền Nguyễn Nghiễm, giữ

chức Chánh thủ hiệu đội quân hùng hậu hiệu ở Thái Nguyên, do không có con trai nên nhận Nguyễn Du làm con nuôi. Sau khi người họ Hà mất, Nguyễn Du

được giữ chức quan ấy. Những năm tháng sau đó cũng là những năm tháng

đầy sóng gió trong cuộc đời của Nguyễn Du.

Năm 1789 Tây Sơn kéo quân ra Bắc phá tan hai mươi vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống bỏ nước chạy theo đám tàn quân của giặc. Lúc này ba anh em cùng mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Ức chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp. Nguyễn Du đành từ giã Nguyễn Đề, Nguyễn Ức trở về quê vợ là xã Hải An, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình), sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn, nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi trở về Hà Tĩnh. Tiếp theo đó là những năm tháng Nguyễn Du sống trong cảnh ăn nhờ ở đậu, nay đầu sông, mai cuối bể, trong túi thì rỗng không. Mười năm phiêu bạt cũng đủ cho nhà thơ chiêm nghiệm

được nhiều điều. Nhìn cảnh vợ con nheo nhóc, bản thân mình thì tiều tuỵ, ốm

đau không tiền thuốc men. Tình cảnh gia đình lúc này khiến ông buồn chán vô cùng. Vì cuộc sống mưu sinh, vì gia đình nhỏ bé của mình nên ông đành phải gát lại bao nỗi ưu tư. Dấn thân vào chốn quan trường đầy cạm bẫy, xung quanh là những kẻ xu danh trục lợi làm sao không sợ hãi âu lo. Nhưng khi làm quan cho triều Nguyễn, "dẫu làm đến chức á khanh mà ông vẫn giữ vẻ

thanh nhã đơn giản như một người học trò nghèo" (theo Gia phả). Nguyễn Du làm quan nhưng không nghĩ đến danh lợi, lúc nào cũng chăm lo đến đời sống nhân dân. Gia phả chép: "Khi làm chức cai bạ dinh Quảng Bình, phàm những việc công trong hạt như lính tráng, dân sự kiện thưa, tiền nong, lương thực và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương lượng với các quan Lưu thủ, Ký lục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăm, nên được sĩ phu và nhân dân yêu mến" (chuyến dẫn 17; tr. 105). Tất cả

những suy nghĩ và hành động của Nguyễn Du giúp chúng ta hiểu được vì sao ông thuộc giai cấp thống trị mà trong thơ ca lại có mối đồng cảm sâu xa với những mảnh đời khốn khó, bất hạnh.

Là một vị quan thanh liêm với khát vọng cao đẹp là mong sao đất nước

ấm êm, nhân dân hạnh phúc, chắc chắn ông phải cống hiến hết sức mình. Thế

nhưng ra làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du rất ít nói năng chỉ làm hết bổn phận và trách nhiệm của mình. Đến nỗi có lần ông còn bị vua quở rằng: "Nhà nước dùng người tài giỏi thì cất lên, không hề phân biệt người Bắc, người Nam. Khanh (Nguyễn Du) với Ngô Vị đã được trẫm biết tài mà bổ

dụng, làm quan đến chức Tham tri, biết điều gì cứ nói, để làm hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ sệt, chỉ dạ dạ vâng vâng thế thôi?" [17; tr. 111]. Hình như ông luôn mang trong mình nỗi buồn không thể nói cùng ai. Nỗi buồn ấy ông đành chôn chặt tận đáy lòng và đã mang theo ngay cả khi xuống dưới tuyền đài. Cảnh ông mất được sử sách ghi lại như sau: "Đến khi

ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, ông nói "được" rồi mất, không trối lại một lời".

Nguyễn Du ra đi nhưng ưu tư vẫn còn đó, nỗi buồn chẳng thể nào nguôi. Cũng như Khuất Nguyên xưa từ giã cõi trần mà lòng vẫn nặng trĩu nỗi sầu lo. Số phận dường như không mỉm cười với người đức độ, tài năng. Họ luôn gặp những bất trắc trong cuộc sống. Nhưng chính trong tận cùng của nỗi đau lời thơ của họ bỗng rực sáng, ánh sáng ấy sẽ soi suốt mọi nẻo đường, giúp con người tìm chút niềm tin vào cuộc sống và sống sao cho xứng đáng với người, với đời.

Một phần của tài liệu KHUẤT NGUYÊN, CON NGƯỜI VÀ THƠ CA TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 94 - 98)