Lòng yêu nước sâu sắc

Một phần của tài liệu KHUẤT NGUYÊN, CON NGƯỜI VÀ THƠ CA TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 46 - 52)

Chương 2: HÌNH ẢNH VÀ THƠ CA CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

2.1.1.Lòng yêu nước sâu sắc

Yêu nước vốn là đặc tính chung của mỗi dân tộc. Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước. Nếu có khác thì chỉ khác cách biểu hiện lòng yêu nước của mỗi dân tộc mà thôi. Rõ ràng dân tộc ta cũng có cách biểu hiện lòng yêu nước của riêng mình, đó là đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập nước nhà. Từ khi mở cõi ông cha ta đã không ngừng đấu tranh chống lại mưu đồ

xâm lược, thôn tính của các thế lực phong kiến phương Bắc. Gần một ngàn năm Bắc thuộc quả là một bi kịch cho dân tộc ta, nhưng là một bi hùng kịch - một nhà nghiên cứu đã nói. Trải qua bao gian lao, vất vả và nhiều đau thương trong cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước, chúng ta càng khâm phục ý chí, nghị

lực, lòng dũng cảm của cha ông. Một dân tộc nhỏ bé nhưng sức mạnh thật lớn lao, đã bao phen khiến kẻ thù khiếp vía, run sợ. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng…mãi vang lên trong lòng mọi người dân và sừng sững như bức tượng đài lịch sử của dân tộc. Thật tự

hào biết bao!

Do hoàn cảnh lịch sử nước nhà luôn phải đối mặt với kẻ thù nên văn chương cũng phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ. Tư tưởng yêu nước vì thế cũng là một trong những tư tưởng chủ đạo của văn học Việt Nam. Nó như

sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học nước nhà. Mỗi tầng lớp nhân dân đều thể

của mình vào ca dao, tục ngữ; các nhà nho thì bộc lộ tình cảm trong thơ cảm hoài, vịnh cảnh, tức sự, vịnh vật; các triều thần có cương vị, có trách nhiệm thì lòng yêu nước được thể hiện qua những bản tụng ca; còn các thủ lĩnh của dân tộc thì lòng yêu nước toát ra từ những lời tuyên cáo…Dù biểu hiện bằng cách nào nhưng tình cảm họ dành cho quê hương, đất nước thì như nhau. Cho nên khi bắt gặp những vần thơ tha thiết với đất nước của Khuất Nguyên thì các nhà thơ của chúng ta có mối đồng cảm sâu xa. Không chỉ qua thơ văn mà qua lý tưởng, nhân cách của Khuất Nguyên họ dường như thấy hình bóng của mình trong đó nên dễ bộc bạch tâm sự.

Đánh giá lòng yêu nước của Khuất Nguyên cũng như của những người sinh cùng thời với ông, không thể nói ai yêu nước nhiều hay ít, hay không yêu nước mà phải hiểu vì sao họ lại cư xử như vậy. Khuất Nguyên ra đời vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, là “thời kì mà các nước ở Trung Nguyên đều tự xưng là Hoa Hạ và Trung Quốc đểđối lập với Đông di, Nam man, Tây nhung, Bắc

địch. Bởi vậy, bảy nước Tần - Nguỵ - Hàn - Triệu - Sở - Yên - Tề cùng xưng hùng, xưng bá nhưng đều là các chư hầu tranh ngôi thiên tử để làm bá chủ

toàn Trung Hoa” [59; tr. 81]. Cho nên, nếu ở nước này họ không được xem trọng và tin dùng thì có thể sang nước khác với hi vọng tài năng sẽđược trọng dụng. Dù ở nước này hay nước khác thì đều nằm trên lục địa Trung Hoa cổ. Như vậy không thể nói họ không yêu nước mà do quan niệm về nước thời ấy chưa cụ thể, còn mơ hồ. Vì thế mà thời ấy một số nhà du thuyết, nhà quân sự

tài ba hay những nhà tư tưởng vĩ đại đều có thể đi tìm cho mình một nước để

phát huy tài năng. Điển hình như Ngũ Tử Tư - nhà quân sự đại tài - sinh ra ở

nước Sở nhưng lại qua nước Ngô cống hiến tài năng rồi ông lại rước quân Ngô về đánh nước Sở, đến như Khổng Tử cũng muốn bỏ nước Lỗ để chu du mong tìm được vị minh quân tin dùng tư tưởng của mình. Thế nhưng, nổi bật lên trên những người có quan niệm về nước như vậy thì Khuất Nguyên - vị

quan thanh liêm của nước Sở - lại một lòng một dạ gắn bó với quê hương đất nước thật là điều hiếm thấy và đáng khâm phục biết bao. Hình ảnh của vị

quan Tam Lư đại phu luôn soi sáng cho mọi thế hệ nhà nho Việt Nam. Nó như một lời động viên, khích lệ dù bất cứ hoàn cảnh nào thì tấm lòng yêu nước, yêu dân luôn khắc sâu trong tâm trí họ.

Khuất Nguyên yêu nước Sở tha thiết nên ông không đành lòng nhìn đất nước lâm nguy. Để đất nước khỏi bị diệt vong ông ra sức cứu nước bằng hành

động cụ thể: Giúp vua luận bàn việc nước, đưa ra những kế sách đúng đắn, liên minh Tề - Sở thành công chính là nhờ vào tài ngoại giao của ông. Làm nhiều việc như vậy cũng chỉ nhằm mục đích xây dựng một nước Sở giàu mạnh, yên bình, không có chiến tranh, nhân dân được hạnh phúc, ấm no. Ước mơ chính đáng ấy của Khuất Nguyên cũng chính là ước mơ chung của các nhà nho Việt Nam.

Cũng như Khuất Nguyên các nhà nho của ta không bó gối ngồi chờ

quân giặc rút lui, hưởng cảnh thái bình mà họ cũng ra công góp sức để xây dựng nước nhà giàu đẹp ấm no. Thời xưa, nước ta còn lệ thuộc vào phương Bắc (Trung Quốc) cho nên việc các triều đại vẫn có lệ cử sứ đoàn sang Trung Quốc để ứng thù hoặc triều cống. Việc đi sứ do đó mà vô cùng khó khăn và nguy hiểm, bởi lẽ nó quyết định đến vận mệnh quốc gia. Theo Lê Quý Đôn “nếu sứ thần ta là người tầm thường thì bị họ khinh là “mọi rợ”, nếu là người có tài thì họ tìm cách hãm hại” [76; tr. 67]. Những thói đời đen bạc ấy thời nào cũng vậy. Cũng chính vì thế mà những sứ thần của ta là những người tài năng xuất chúng, tài đức vẹn toàn. Thơ đi sứ, giao bang thời này vì vậy mà nhiều vô kể. Nguyễn Trung Ngạn là một sứ thần tài giỏi của nước ta thời bấy giờ. Quả thực, ông không chỉ là nhà ngoại giao có tài ứng đối mà còn là nhà thơ xuất sắc. Thơ của ông còn lại khoảng 125 bài hầu hết là thơ vịnh cảnh,

Dù công việc nguy hiểm ông vẫn dấn thân với mong ước “đền nợ nước”, báo

đáp ơn vua.

Định lập công danh đền nợ nước,

Đâu vì nguy hiểm phụ lòng ta.

(Nghĩ tương huân nghiệp thường tiền trái,

Khẳng vịưa nguy phụ thốn tâm)

(Họa vần thơ Lê Nhân Kiệt)

Ông cũng từng biết đường đời nhiều hiểm nguy nhưng vẫn không nản lòng, bởi nước nhà chưa yên bóng giặc.

Việc nước lo toan dám quản công, Ban mai gió thấm hạt sương nồng.

(Vương sự đa mang cảm đạn lao,

Hiểu phong suy lộ bát chinh bào)

(Ra đi ở trại Vĩnh Bình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự khắc nghiệt của thời tiết không đánh ngã được ý chí kiên cường của người đi sứ. Vượt lên trên sự khắc nghiệt ấy để hoàn thành sứ mệnh của nước nhà là niềm vui lớn của thi nhân.

Cũng như Khuất Nguyên, tinh thần hăng hái vì xã tắc của Nguyễn Trung Ngạn xuất phát từ tấm lòng “trung quân”. Điều này được thể hiện rõ trong những vần thơ sau:

Thuý hoa luôn ngoảnh lại nhìn,

Tấm lòng khuyển mã ruổi bên bệ rồng.

(Thuý hoa tại vọng tần hồi thủ,

Khuyển mã không trì luyến khuyết tâm).

Và:

Phương Nam nóng nực đành nên sợ,

(Lĩnh Nam viêm thử chân kham uý,

Tranh nại quân ân trọng thử hành).

(Cuối xuân ở biên thành)

Yêu nước, yêu dân nên hết lòng vì nước vì dân; yêu vua, hết lòng với vua nhưng có mấy ai trung thành với vua mà được vua tin yêu. Điều này cũng

được Khuất Nguyên nhắc đến trong bài "Tích tụng". Đời thật trớ trêu và oái oăm thay! Càng buồn hơn khi người trung trực, ngay thẳng không được tin dùng, kính trọng mà lại bị gây thù, kết oán. Lời người xưa nói quả không sai chút nào. Khuất Nguyên cũng như bao vị quan thanh liêm khác dù biết đời là vậy nhưng họ vẫn dấn thấn vào chốn hiểm nguy, bởi tấm lòng yêu nước, yêu dân sâu nặng mà họ không thể quay lưng để nhân dân phải sống trong cảnh lầm than đau khổ. Cho nên từ bao đời nay yêu nước, yêu dân, yêu vua khó hòa hợp vậy mà Nguyễn Trung Ngạn đã khéo léo kết hợp tinh thần yêu nước, yêu dân, yêu vua làm một. Với mong ước đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, vua quan trên dưới một lòng thì chẳng có việc gì gian nguy mà ông từ

chối. Lời thơ của Nguyễn Trung Ngạn vì thế mà chân thành tha thiết biết bao. Tấm lòng “trung quân” ấy ta còn bắt gặp rất nhiều ở những nhà thơ khác, chẳng hạn Phạm Nhữ Dực khi ông nói:

Hằng mong theo gấp bánh xe rồng Sớm chiều những muốn vua vời đến. (Y thừa tại niệm thiết tùng long

Nhật biên tảo vãn hành tuyên triệu)

(Ngước trông năm mây)

Và đạo vua tôi cũng được các nhà thơ biểu hiện bằng tất cả tình cảm tha thiết của mình. Lương Như Hộc - một vị quan Ngự sử đài dưới triều Lê Thái Tông - đã bộc lộ tâm tình của mình về mối quan hệ vua tôi khắng khít không thể nào quên:

Đệm hoa đầm ấm khi nằm thức Khăn khắn nào quên đạo chúa tôi.

(Chim nhạn đáp xuống bãi cát phẳng)

Thật không thẹn với nước, với dân! Làm sao nói hết được những tình cảm chân thành, những hoài bão cao đẹp. Lòng mong mỏi được báo đáp ơn vua, thấy cảnh nước nhà thịnh trị, dân tình ấm no thì dù gian nan mấy cũng chẳng từ. Lời thơ trong những vần thơ “Đường khách” của Nguyễn Phi Khanh càng khiến ta cảm động trước suy nghĩ của ông:

Mảy may mong báo đời minh thánh, Muôn dặm gian lao bước dám chồn.

(Minh thời thảng hiệu hào phân bổ, Vạn lý ninh từ ngã bộc phu.)

(Đào Phương Bình dịch)

Quên bản thân mình vì nước là nét đẹp của dân tộc ta. Không những thế

lòng yêu nước còn biểu hiện ở niềm tự hào dân tộc. Là một nước nhỏ nằm về

phương Nam so với phương Bắc rộng lớn, luôn bị bọn chúng dòm ngó, xem thường. Thế nhưng, chúng ta có thể ngẩn cao đầu và tự hào về một đất nước giàu đẹp. Vì thế mà đi sứ là dịp để các sứ thần nước ta có thể biểu dương những vẻđẹp của non nước, biểu dương văn hoá, và hơn hết là nói cho người phương Bắc biết ta không phải là Man di, mà là một dân tộc có nền văn hiến riêng, ngang tầm với phương Bắc. Có một lần, một viên quan nhà Thanh hỏi sứ thần của ta về phong cảnh nước Nam, sứ thần Đoàn Nguyễn Tuấn đã làm một bài thơđể trả lời, gọi là Đáp vấn:

Cảnh vật nước Nam, khách hỏi a? Nước Nam cảnh vật khác Trung Hoa Không tia bụi vẩn, quang sông núi, Suốt bốn mùa xuân rạng cỏ hoa.

Ít bữa ngô khoai, nhiều thóc gạo. Khinh hàng lông dạ, chuộng thơ ca. Tuy nhiên có chỗ đồng nhau lớn. Lễ nghĩa văn chương tựa một nhà.

(Khương Hữu Dụng dịch) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời thơ thốt ra rất tự tin không e dè, sợ hãi, từng câu, từng chữ đều thấm

đẫm tinh thần dân tộc. Còn gì sung sướng hơn khi được nói ra tình cảm của mình đối với quê hương đất nước. Xưa kia, Khuất Nguyên viết về cảnh đẹp nước Sở với tất cả tình cảm tha thiết chân thành. Lời thơ bay bổng diệu kì, giọng thơ trìu mến thiết tha. Cảnh núi non, sông nước cứ thế mà đi vào thơ

ông thật hùng vĩ và xinh đẹp, nào là đầm Vân Mộng, hồ Động Đình, núi Côn Lôn và nhiều địa danh khác nữa.... Thì giờ đây cảnh đẹp của núi non nước Nam cũng được các nhà thơ ta khắc họa với tấm lòng đầy tự hào. Thơ văn yêu nước giai đoạn văn học Trung Đại chiếm một khối lượng lớn. Chỉ một vài chi tiết dường như không thể truyền đạt hết nội dung vấn đề. Nhưng phần nào cũng biểu hiện được tình cảm vô hạn mà các tác giả dành cho quê hương đất nước. Chỉ có lòng yêu nước thiết tha, lòng tự hào dân tộc mới giúp nhà thơ

viết được những vần thơ cháy bỏng như vậy.

Yêu nước dám xả thân vì quê hương đất nước là điều đáng trân trọng nhưng có thể nói cái cao quý của người quân tử là biết đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp, phải phấn đấu vì mục tiêu cao cả, nguyện hết lòng vì nước, vì dân.

Một phần của tài liệu KHUẤT NGUYÊN, CON NGƯỜI VÀ THƠ CA TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 46 - 52)