Trần thuật bộc lộ tình cảm bằng trữ tình ngoại đề

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL (Trang 109 - 135)

Đây là hình thức trần thuật mà người kể chuyện không hề “lộ diện” nhưng độc giả vẫn nhận thấy tư tưởng tình cảm tiếng nói của tác giả bộc lộ rõ, thông qua những lời bình luận và trữ tình ngoại đề. “Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện, một bộ phận của ngôn ngữ người kể

chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởngm tình cảm quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện” [14, tr.256].

Trữ tình ngoại đề là yếu tố quen thuộc trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, giúp tác giả soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm, góp phần bộc lộ đầy đủ tập trung hơn sự đánh giá với nhân vật cũng như thể hiện quan điểm nhân sinh của mình. Những lời trữ tình ngoại đề có tác dụng thỏa mãn nhu cầu trí tuệ và tình cảm nơi người đọc, mang đến cho họ những khoái cảm thẩm mỹ đặc biệt.

Ở trên có đề cập đến lối trần thuật nửa trực tiếp, khi đó người kể, tác giả gần như hóa thân vào nhân vật để nói thay những ý nghĩ niềm vui nỗi

buồn của nhân vật đến khó phân biệt đâu là người kể đâu là nhân vật. Còn đến

đây, thì thậm chí người k đã “xut hin” bng hình hài vi ngôn ng ca chính mình để bc l cm xúc với những lời văn đậm đà sắc thái biểu cảm.

Đây là một đoạn thuật lại lúc Scarlett đã trở về Tara, trong hoàn cảnh hoang tàn của quê nhà và mình nàng phải gồng gánh trên vai trách nhiệm hồi sinh vùng đất máu thịt này với một ý chí can trường hơn người. Người đọc vô tâm nhất cũng có thể cảm nhận được tiếng lòng của nhân vật và của chính tác giả đã hòa làm một, thậm chí không giấu được đã bật ra thành tiếng, đẫm chất triết lý (vốn không thể có ở nhân vật “kém đầu óc phân tích” như ta đã biết về

Scarlett), đó đích thị là giọng của tác giả:

“Sau cùng khi đã đứng được lên và nhìn lại cảnh điêu tàn cháy rụi của Twelve Oaks, nàng ngẩng cao đầu. Bóng dáng của tuổi hoa niên, nét mỹ

miều, ngây thơ đã biến mất khỏi mặt nàng, cái gì qua đều thôc v quá kh, nhng gì chết đều đã chết ri. Nếp sng xa hoa ngày cũđã đi qua và chng bao gi tr li. Và ngay lúc bưng chiếc thúng đựng đầy rau cải lên, Scarlett

đã có sẵn một quyết tâm cho cuộc sống của chính mình. Không còn có th

bước lùi thì dĩ nhiên ch còn con đường tiến ti. Trong vòng năm mươi năm nữa, trên toàn lãnh thổ miền Nam sẽ có vô số đàn bà chua xót nhìn về dĩ

vãng, nhớ lại những thuở huy hoàng, những người đã chết, gợi lại những kỷ

niệm đau thương vô bổ và hãnh diện chịu đựng cảnh nghèo khổ với tất cả

niềm cay đắng. Nhưng Scarlett thì nhất định không, nàng sẽ không bao giờ

nhìn lại dĩ vãng” [25, tr.638].

Không thuộc tuýt người quá ủy mị, bản thân câu chuyện trong “Cuốn theo chiều gió” cũng không đề cao sự buồn rầu, nên cách Margaret Mitchell thể hiện tình cảm bằng trữ tình ngoại đề không phải ở những trường đoạn cảm xúc cao trào (thường kèm các dấu chấm than, các từ cảm thán), mà là những bình luận, triết lí sắc sảo, thể hiện cách nhìn thế giới và con người đậm chất

nhân văn.

Triết lí về niềm tin: “Ngày mai s là mt ngày mi”, “ngày mai s mt ngày khác”. Ý tưởng này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuốn tiểu thuyết, dưới dạng ngôn ngữ của nhân vật Scarlett, nhưng thật ra là của chính thông điệp sâu xa mà Margaret muốn gửi gắm đến độc giả. Tâm đắc với ý nghĩa giản dị của nó đến mức chính Margaret từ đầu đã dự định lấy tên tiêu đề

cho tác phẩm là “Tomorrow is another day”. Và cũng chính nó đã làm bất hủ

tính cách nhân vật Scarlett – một biểu tượng mới về người phụ nữ hiện đại, đủ

can đảm và mạnh mẽ vượt qua những thử thách, tiến lên phía trước.Ý tưởng

ấy đã trở thành một thứ đức tin mà triệu triệu độc giả trên thế giới xem như

một thứ “bảo bối” có tác dụng trấn an tinh thần rất nhiều trước những trở ngại mà đời người ai cũng có thể gặp phải.

Triết lí về giá trị của đất đai: “Đất đai là vt duy nht có ý nghĩa trên

đời, bi vì đó cũng là vt duy nht tn ti mãi… Đó là vt duy nht xng

đáng để b công làm lng, xng đáng để chiến đấu bo v... và xng đáng

Scarlett ngay tại mảnh đất Tara thời trù phú. Những năm tháng di dân khai hoang để tạo lập gia sản đã giúp cho Gerald, người đàn ông nhỏ bé gốc Iceland nhận ra được chân lý thấm thía ấy. Đó thực chất là quan điểm của chính Margaret về giá trị thiêng liêng của đất đai, của nguồn cội quê hương,

đã được minh chứng trong chính thời đại ngày nay.

Triết lí về tình yêu: “Scarlett, có bao giờ cô nghĩ rằng ngay c mi tình bt dit nht cũng có ngày phi tàn?” [26, tr.667] hay …“Scarlett, tôi không có cái kiên nhẫn của những kẻ gom góp các mảnh vụn, hàn gắn lại và tự nhủ

rằng món đồ vá víu cũng có giá như lúc trước. Cái gì tan v là tan v… Thà luyến tiếc nó còn hơn phi nhìn hình nh chp vá ca nó sut đời” [26, tr687]. Nhân vật Rhett kiêu mạn của chúng ta chưa bao giờ tỏ ra ủy mị, ngay cả trong những giờ phút nguy cấp nhất của chiến tranh. Nhưng trong tình yêu, anh đã sống rất thực, thậm chí không giấu nổi những giờ phút yếu lòng (khi Bonnie chết, khi Scarlett sẩy thai). Và cái con người bí hiểm ấy, thông minh và tinh quái nhường ấy, đã hết mình vì tình yêu ấy, hơn ai hết, đã đúc kết

được triết lí về tình yêu một cách không thể phủ nhận. Đó cũng là điều Margaret muốn nhân vật nói thay cho mình để chuyển đến những thế hệ các con người đang ngụp lặn trong thứ men say của tình yêu, hay đang đau đớn trong những trắc trở của thứ quả ngọt ấy, biết gìn giữ và nâng niu hơn thứ

Triết lí về chiến tranh: “…phn ln nhng s đau kh ca thế gii

đều do chiến tranh gây ra. Và khi chiến tranh kết thúc không ai hiu được ti sao nó đã xy ra” [25, tr174]. Toàn bộ tác phẩm viết về chiến tranh, tuy không xoáy sâu vào những tang thương, chết chóc nơi chiến trường, nhưng những mất mát trong số phận con người miền Nam Hoa Kì sau nội chiến là một minh chứng rõ nét cho tấm lòng đau đáu của Margaret. Dù khi viết tác phẩm đã có một khoảng lùi khá xa của lịch sử, nhưng qua trang viết của bà, người đọc lại lần nữa như sống lại không khí chiến tranh, và mỗi người đọc lại thêm lần nữa thấm thía quy luật khắc nghiệt của chiến tranh để biết quý trọng hơn cuộc sống thanh bình hiện tại.

Trên đây, khi tách bạch xem xét các hình thức trần thuật là để nhìn thấy nét riêng đặc trưng của nghệ thuật trần thuật trong “Cuốn theo chiều gió”, còn thật ra kiểu trần thuật của Margaret Mitchell không rạch ròi đến mức đó. Bao

trùm lên tác phẩm là một kiểu trần thuật hỗn hợp có lúc trong cùng một đoạn miêu tả bao gồm cả kiểu khách quan vô nhân xưng, kiểu hòa nhập với nhân vật, và cả những trữ tình ngoại đề, tạo nên tính đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật. Hay nói cách khác, đó là kiểu trần thuật đa giọng, nhiều tiếng nói khác nhau từ nhiều điểm nhìn vào cùng vào một chỉnh thể.

Xét về dung lượng (số trang) thì chương 3 về nghệ thuật trần thuật ngắn hơn các chương đầu, bởi lẽ chúng tôi chỉ đi vào những điểm chính yếu kết hợp với một ít dẫn chứng để phân tích. Việc phân bổ các chương thành từng chủ đề (cốt truyện – nhân vật – trần thuật) chỉ để việc tiếp cận được dễ dàng hơn, còn theo chúng tôi trong sự nhất quán của nghệ thuật tiểu thuyết thì các yếu tố này luôn có sự tương hổ qua lại. Ngay khi khai thác nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật, trong đó đã có sự lồng ghép với nghệ thuật trần thuật, chúng ta có thể tham khảo lại ở các chương 1 và 2.

KT LUN

“Cuốn theo chiều gió” đã được bắt đầu vào một ngày trong thời thơ ấu của Margaret Mitchell, khi bà từ chối đến trường, khiến mẹ bà phải trò chuyện với bà. Margaret Mitchell đã kể lại nó trong một lá thư: “Mẹ tôi đã dẫn tôi ra ngoài trong một ngày tháng 9 nóng bỏng và dẫn tối xuống con

đường dẫn tới Jonesboro… và chỉ tôi những dãy nhà hoang tàn nơi những con người giàu có đã từng sống… Và bà đã kể cho tôi nghe về thế giới những con người đó đã từng sống, một thế giới thật an tòan, và nó đã nổ tung dưới chân họ như thế nào. Và bà đã nói với tôi rằng, một ngày nào đó, thế giới của riêng tôi cũng sẽ nổ tung dưới chân tôi, và chỉ có Chúa mới giúp được tôi khi tôi không có một vũ khí nào đểđối mặt với thế giới mới. Bà nói về sự cần thiết phải có một nền giáo dục tốt, cả về truyền thống lẫn thực tế. Vì bà nói rằng tất cả những gì còn lại sau khi thế giới chấm dứt sẽ là những gì mà tôi có thể

tạo ra với bàn tay và những gì tôi có trong đầu.“Thế nên vì Chúa, hãy tới trường và học một thứ gì đó sẽ ở lại với con. Sức mạnh của bàn tay phụ nữ

chẳng đáng là bao, những những gì mà họ có trong đầu sẽ giúp họ đi bất cứ

nơi nào mà họ cần đi” [49].

Chúng tôi – trong quá trình nghiên cứu, đã không ít lần tự hỏi: nếu không có những thời khắc như thế trong quá khứ, kể cả cái biến cố khiến Margaret phải nằm bệnh và đọc gần hết sách trong thư viện đến mức chồng bà phải kêu lên: “nếu em muốn đọc thêm thì hãy viết ra cuốn sách của mình”, hoặc kể cả lúc Harold – người đàn ông định mệnh mang bản thảo đi nhưng không nhận thấy được sức hút của nó, liệu độc giả có phải đã mất đi một cơ

hội được đón nhận, sở hữu một tác phẩm đẹp như “Cuốn theo chiều gió”? Xem xét cái hay, cái đẹp của một tác phẩm, có lúc chúng tôi nghĩ cũng phức tạp, tinh tế chẳng khác gì đi khám phá sự duyên dáng quyến rũ của một

con người. Có khi ta bị thu phục bởi một vẻ đẹp sôi nổi, lắm lúc ta bị “gục ngã” bởi sự thâm trầm. “Cuốn theo chiều gió” ngay khi ra đời đã mang số

phận của một “hồng nhan”, nên “đa truân”, cũng lắm long đong trước muôn vàn lời khen tiếng chê. Tuy thế, dư luận càng nhiều, sức hấp dẫn của tác phẩm lại càng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Và tuyệt vời hơn, thời gian đã là một phép thử cho cuốn tiểu thuyết có một không hai này. Ngày nay, hơn 70 năm đã trôi qua, dẫu còn nhiều ý kiến khen chê nhưng cả thế giới đã biết đến, đã yêu mến, và đã công nhận “Cuốn theo chiều gió” là một tác phẩm kinh điển. Những nhân vật, những thông điệp từ tác phẩm đã trở thành một phần trong đời sống tình cảm của không ít thế hệ độc giả.

Góp phần vào việc “khai mở” vẻ đẹp của tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”, chúng tôi chỉ đi vào khai thác dưới góc nhìn nghệ thuật, hình thức tổ

chức tác phẩm, thay vì đi sâu vào nội dung tư tưởng như các công trình trước

đó. Dĩ nhiên, đây là một công việc không dễ dàng, khi mà nền tảng lí luận về

nghệ thuật tiểu thuyết vẫn còn là điều mà giới nghiên cứu tranh luận. Ứng dụng những hiểu biết ban đầu trong quá trình học, cũng như tiếp thu thành quả của các nhà phê bình uy tín, chúng tôi đã rút ra những yếu tố, những khía cạnh nghệ thuật mà chúng tôi cho là nổi bật và làm nên đặc trưng cho nghệ

thuật tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”, đó là nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật.

Như khẳng định của Tiến sĩ Jernifer Dickey “chính sức mạnh của cốt truyện đã làm cho việc nó viết dưới ngôn ngữ nào đã không còn quan trọng nữa”, có thể thấy thành công trước nhất của “Cuốn theo chiều gió” về mặt nghệ thuật là cốt truyện. Sức hút của nó được tạo nên từ những tình huống

độc đáo, bất ngờ và những chi tiết có sự sắp đặt đan cài vào nhau thống nhất từ đầu truyện đến cuối truyện đưa độc giả vào một thế giới mà ở đó, chiến tranh, tình yêu, sự trái ngang, nỗi đớn đau và niềm hạnh phúc dường như đã

tồn tại như một tất yếu.

Với Margaret, đặt nhân vật vào một tình huống nào đó dưới dạng những điều kiện xúc tác để mô tả chiều sâu đời sống tâm linh con người, chớp lấy những khoảnh khắc đặc biệt để khắc họa tính cách, số phận, cuộc đời nhân vật là cách mà bà đã làm và làm một cách hết sức uyển chuyển. Với các tình hung: hoán đổi vai trò, ước mơ b thc tế hy hoi, hiu lm, tr v, kết hôn ng phó… Margaret đã không đi vào cụ thể những tình huống đơn lẻ có tác dụng tạo ra cao trào cho tác phẩm, như tình huống thắt nút đầu tiên với việc Scarlett tỏ tình và bị Ashley từ chối, hay tình huống Scarlett một mình chống chọi với hàng loạt khó khăn để về với Tara. Đi vào những hiện tượng lặp lại dưới dạng mô hình như tình huống, chính là cách mà các nhà nghiên cứu đã và đang theo đuổi. Như trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử có viết: “các nguyên tắc thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại. Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc tổ chức hình thức” [34, tr.38]. Dĩ nhiên sự lặp lại vụng về và tối nghĩa chỉ

là biểu hiện của những cây bút còn non trẻ, còn sự lặp lại trong tính vừa ổn

định vừa phát triển của nó là một dụng công nghệ thuật, một dấu hiệu quan trọng để nhận diện một nét phong cách của Margaret Mitchell.

Cốt truyện “Cuốn theo chiều gió” còn tạo dấu dấn nhờ vào những chi tiết được tác giả lựa chọn và thể hiện hết sức tinh tế. Có những chi tiết rất nhỏ

nhưng khiến độc giả nhớ lâu nhờ tính hài hước, dí dỏm của nó như việc Scarlett túng quẫn đến phải lấy vải màn cửa may váy để giữ nét lộng lẫy đi kiếm Rhett mượn tiền, hay nàng đi chăm sóc thương binh mà vui phơi phới như đang trong đang dạo trong một bãi săn tình; hoặc những chi tiết đầy trữ

tình lãng mạn khiến độc giả xuýt xoa như nụ hôn đầy cháy bỏng đất trời của Rhett và Scarlett trong hoàn cảnh Atlanta bốc khói sau lưng, từng đoàn quân

Yankee đang tiến đến. Chi tiết ấy đã thành kinh điển, từ sau bộ phim khởi chiếu, hình ảnh này cũng theo bìa đĩa và bìa sách đi khắp thế giới. Chúng tôi không thể thống kê hết chi li những chi tiết độc đáo đã khiến độc giả say mê,

ở đây, chúng tôi chỉ đi vào những chi tiết được sử dụng có hệ thống và có giá trị kiến tạo cốt truyện một cách độc đáo, bao gồm: chi tiết biu tượng (Cánh cửa đóng và những bí mật, chiếc áo cooc – se, giấc mơ sương mù) và chi tiết

đối lp trong s thng nht (Đất nước trong chiến tranh, mẫu hình Rhett và Ashley, tính cách Scarlett).

Với rất nhiều độc giả, điểm hấp dẫn nhất của “Cuốn theo chiều gió” chính là ở kết thúc bỏ lửng với câu hỏi lơ lửng: Scarlett có giành lại được Rhett hay không? Và chính sự tò mò được kích thích này đã khiến cho hàng

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL (Trang 109 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)