Margaret Mitchell luôn bắt đầu việc giới thiệu một nhân vật của mình bằng ngoại hình, miêu tả một cách tỉ mỉ ngay lần đầu nhân vật xuất hiện. Đây không phải là cách làm mới mẻ, thậm chí là một “thao tác”quá quen thuộc với mỗi người cầm bút, nhưng dấu ấn “Margaret” vẫn đậm nét ở cách bà chọn lọc chi tiết miêu tả, khiến người đọc ấn tượng ngay lập tức về nhân vật.
Nhân vật chính của tác phẩm, Scarlett được miêu tả ngay khi tác phẩm bắt đầu, gây ấn tượng về một vẻ đẹp của miền Nam giàu sức sống: “Khuôn mặt nàng là một sự kết hợp hài hoà giữa những đường nét kiều diễm của mẹ, người quý tộc miền duyên hải thuộc dòng dõi Pháp, và những góc cạnh thô kệch của người cha Ái Nhĩ Lan, da dẻ hồng hào. Tuy thế, đó là khuôn mặt ưa nhìn với cằm thon, hàm nở rộng. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng nở rộng. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng
mi dài rậm uốn cong vút . Bên trên đôi mắt đó là hai vệt mày chênh chếch vạch thành hai đường nghiêng đậm nét trên làn da trắng trong của hoa mộc lan” [92].
Tiếp đó, trong bối cảnh đầu tiên khi Scarlett ngồi giữa hai anh em Brent và Stuart Tarleton, diện mạo của họ cũng được Margaret Mitchell khắc họa khá sống động và có phần hài hước: “Cùng 19 tuổi, cùng cao 1m85, xương dài thịt chắc, hai anh em cùng giống nhau như hai bành bông vải, cũng những khuôn mặt sạm nắng, cũng tóc đỏ hoe, cũng ánh mắt tươi vui ngạo nghễ, cũng mặc một loại áo màu xanh và quần kỵ mã màu hột cải” [92].
Cùng một cách ấy, các nhân vật của Margaret Mitchell luôn xuất hiện theo cách giới thiệu “bước ra” hay vừa từ đâu về, hoàn toàn sinh động và tự
nhiên. Nhân vật Mammy mang những nét đặc trưng của người da đen bấy giờ
“Mammy bước ra, một phụ nữ đồ sộ và lớn tuổi với đôi mắt nhỏ bé nhưng tinh quái như mắt voi. Da đen bóng, đúng giống người Phi châu”. Còn Gerald lại thuần gốc Ái Nhĩ Lan: “Gerald người nhỏ thó, cao khoảng trên một thước rưỡi, nhưng to bề ngang và lớn cổ, cho nên với cái bề ngoài đó, mỗi khi ông ngồi, người lạ có thể tưởng lầm ông là người to lớn. Thân hình vạm vỡ của ông được giữ bởi đôi chân ngắn nhưng chắc nịch, lúc nào cũng không rời đôi giày ống bằng loại da hảo hạng, và lúc nào cũng dạng ra trông như một đứa bé vênh váo”[92].
Để miêu tả ngoại hình nhân vật Ellen, Margaret Mitchell có cách sắp
đặt khá độc đáo, đó là đưa hình ảnh của bà ra trước với những với những nét phác thảo về vai trò của bà trong gia đình – quán xuyến, chăm sóc, giữ gìn sự ổn định cho Tara. Sau khi người đọc dần tò mò “người phụ nữ ấy là ai”, Margaret Mitchell mới dành chương mới để mô tả Ellen – người phụ nữ quý tộc thuộc họ Robillard mà mỗi đường nét đều là biểu hiện của sự nền nã. “Bà cao lớn, cao hơn chồng một cái đầu nhưng với dáng đi mềm mại làm nhún
nhảy nhịp nhàng tà áo phồng to, bà đã làm cho mọi người quên để ý tới chiều cao đó. Chiếc áo chẽn lụa đen làm nổi bật cái cổ tròn trịa, thon thon và trắng ngần như sữa. Cái cổ đó dường như lúc nào cũng ngửa ra sau bởi sức nặng của mái tóc xum xuê bọc trong bao lưới … Ở
mẹ, bà thừa hưởng đôi mắt huyền hơi xếch, những hàng mi dài rậm và mái tóc
đen nhánh . Với cha, từng là một chiến sĩ
của Nã Phá Luân, bà giống ở sóng mũi dài và thẳng, ở quai hàm vuông nhờ đôi má bầu bĩnh làm dịu nét” [92].
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, điểm nhìn miêu tả thường là trực tiếp bằng lời người kể chuyện. Ngoài ra, để phong phú hóa điểm nhìn và phục vụ cho việc khắc họa tính cách, có lúc diện mạo nhân vật được Margaret miêu tả bằng điểm nhìn của nhân vật khác, thường là Scarlett. Yếu tố nghệ thuật này cũng góp phần làm hoàn chỉnh tính hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của Margaret Mitchell.
Rhett, trong mắt Scarlett “có vẻ hơi già, ít nhất cũng ba mười lăm tuổi. Người hắn cao lớn, thân hình vạm vỡ. Scarlett thầm nghĩ là chưa bao giờ
nàng thấy một người đàn ông có vai rộng và bắp thịt rắn chắc như vậy, quá nhiều bắp thịt so với một người thượng lưu. Khi mắt nàng gặp hắn, hắn mỉm cười, để lộ hàm răng trắng toát như răng thú dưới bộ râu mép đen tỉa sát. Mặt hắn sạm nắng như mặt một tên hải khấu, mắt hắn thật đen và liều lĩnh như một tên tướng cướp đang ước lượng giá trị chiếc thuyền buồm mà hắn sắp đánh chiếm, hay một thiếu nữ mà hắn sắp cưỡng đoạt” [92]. Còn nàng
nàng India lại “thật là quá xấu với mái tóc và rèm mi xơ xác, với cái càm nhô biểu hiện cho tánh chất ương ngạnh” [92]. Vì chuyển điểm nhìn sang Scarlett nên ngôn ngữ dành để phác họa nhân vật cũng mang cá tính của nhân vật
ương ngạnh của chúng ta. Là một người luôn muốn làm trung tâm, coi phụ nữ
“kể cả hai nàng em, đều là những kẻ thù tự nhiên, cùng săn đuổi một con mồi chung: đàn ông” [92] nên Scarlett có xu hướng nhìn thấy mặt “xấu” của người khác hơn là điểm tốt. Trong mắt nàng, Melanie quá tẻ nhạt và không chút hấp dẫn: “Cô ta quả là một mẫu người nhỏ thó, gầy còm, giống như một
đứa bé cải trang trong cái váy quá rộng lớn của mẹ. Ảo giác nầy càng rõ rệt thêm bởi vẻ rụt rè, lúc nào cũng như sợ sệt trong đôi mắt to màu nâu. Mái tóc
đen của cô ta với những lọn cong cong như bị bó kín tàn ra ngoài. Mái tóc
đen và cái đuôi tóc dài giữa trán càng làm cho khuôn mặt nàng giống hình quả tim hơn. Với xương gò má quá đẹt, cái cằm quá nhọn, cô trông có vẻ dịu dàng và nhút nhát nhưng ngay thật. Cô chẳng có một mánh khóe quyến rũ
nào khiến cho người ta quên được khuôn mặt chẳng có gì đặc sắc” [92].
Nếu tinh tế người đọc có thể nhận thấy trong cách miêu tả của Margaret Mitchell thường có sự nhấn mạnh đến một vài chi tiết cơ thể như: đôi mắt, nụ cười, giọng nói. Sự lặp lại thường xuyên của yếu tố này trong hầu hết các nhân vật cho ta thấy nó không phải là ngẫu nhiên, mà thuộc chủ đích nghệ
thuật của tác giả trong khắc họa ngoại hình, qua đó làm bộc lộ tính cách nhân vật. Margaret Mitchell thường tiếp cận đôi mắt của các nhân vật, đúng với ý nghĩa “cửa sổ tâm hồn” của nó để soi thấu nội tâm các nhân vật. Scarlett có “đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng mi dài rậm uốn cong vút”; “xanh biếc như những đồng cỏ Ái Nhĩ Lan”, thể hiện sự trẻ trung, tràn trề sức sống, thừa hưởng từ người cha Gerald với “đôi mắt xanh biếc đầy quả
Mắt Rhett thì lại “đỏ rực như mèo hoang”, và nó là sự bổ sung hoàn hảo cho tính cách “bất kham” của nhân vật này. Cô gái Melanie nhỏ bé dịu dàng thì “rụt rè, lúc nào cũng như sợ sệt trong đôi mắt to màu nâu” nhưng “đôi mắt có những tia sáng êm đềm như một ao rừng mùa đông với những chiếc lá nâu lóng lánh xuyên qua mặt nước nằm im”. Nhân vật mang dáng vẻ
hoàng tử trong mơ Ashley cũng nhất quán với “đôi mắt màu lam” khắc khoải u buồn [25].
Khi chúng tôi tìm kiếm tư liệu thông qua các diễn đàn trên internet, quanh việc “chi tiết nào khiến bạn thấy thích trong con người Rhett”, rất nhiều bạn thống nhất là nụ cười. Đúng là Rhett có một nụ cười có một không hai, nó khiến cho người tiếp xúc hắn không bao giờ quên được, dù đó không hẳn là thiện cảm. Điều này có thể thấy thông qua việc Margaret Mitchell nhiều lần miêu tả nụ cười Rhett với những sắc thái đa dạng. Hễ xuất hiện là
Rhett gắn sẵn trên môi nụ cười. Nhưng nó không phải là công cụ để kết giao hoặc giúp mọi người xích lại gần nhau. Ngược lại, đó là một nụ cười khinh bạc, kiêu kì, ngạo mạn và thậm chí…gây hấn. Vì lúc nào người ta cũng có cảm giác nụ cười của hắn tựa như với những âm thanh khó nghe (tiếng chó sủa…) hoặc chưa đựng những sắc thái biểu cảm khó chấp nhận: giễu cợt, chế
nhạo, cười nham nhở, “như chế giễu”…Đến nỗi khi hắn đã đi xa, tiếng cười của hắn vẫn rơi lại khiêu khích.
Trừ Rhett có một nụ cười quá đặc biệt, các nhân vật trong truyện mang một nụ cười nhẹ nhàng, như tính cách của họ. Ashley cười theo kiểu “thường thỉnh thoảng lại mỉm cười, nụ cười mơ màng” khiến ai cũng quý mến. Còn Melanie lại mang một nụ cười như sứ giả của đức tin, khiến cho ai được nhìn thấy nụ cười của nàng đều thấy bình an.
Một điểm ngoại hình được Margaret Mitchell khá chú ý nữa là giọng nói. Khó quên nhất là giọng của Ellen “giọng nói êm như ru thường rót vào tai chồng con và đám gia nhân. Giọng bà êm dịu nhưng hơi líu ríu của người miền duyên hải xứ Georgia, nguyên âm dính liền nhau, phụ âm tách rời ra với chút ít âm điệu Pháp. Đó là thứ tiếng nói chẳng bao giờ cất cao khi ra lịnh hoặc quở trách con, nhưng là tiếng nói mà mọi người ở Tara phải tuân hành tức khắc, trong khi những lời gầm thét ỏm tỏi của chồng bà bị kể như vô hiệu” [92]. Vì là yếu tố làm nên cá tính nhân vật này mà giọng nói trở đi trở
lại nhiều lần mỗi khi nhân vật xuất hiện, nói với con cái hay gia nhân trong nhà thì “giọng nói vẫn êm và dịu dầu là ngợi khen hay rầy bảo”, nói với chồng thì bằng “giọng nói thật thấp nhưng nghiêm nghị” (về vụ Wikerson làm cho Slattery có bầu) [92]. Nhân vật nữ có những nét tính cách khá giống Ellen, Melanie cũng có giọng nói êm ái đặc biệt, đến chính Scarlett phải công nhận “đó là điểm chính yếu trong sự duyên dáng của nàng ta” [25. Giọng nói của Ashley thì “êm lướt, trầm ấm và dìu dặt làm sao!” [25] nên đã trở thành
kí ức in sâu trong trái tim Scarlett và nuôi dưỡng tình yêu ấy suốt một thời gian dài.