Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL (Trang 64 - 67)

“Cuốn theo chiều gió” kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nội chiến 1861 – 1865 và những năm tái thiết ở miền Nam Hoa Kì. Nhân vật chủ yếu là những con người sống tại hạt Clayton và thành phố Atlanta, bang Georgia. Cũng như những tiểu thuyết có cốt truyện hấp dẫn khác thì tuyến nhân vật trong tác phẩm khá phong phú, đa dạng với trên dưới 100 nhân vật có tên và các nhân vật đám đông.

Tuyến nhân vật chính trong tác phẩm xoay quanh 4 nhân vật cột trụ: Scarlett, Rhett, Melanie và Ashley. Mạch truyện phát triển theo cuộc sống, số

phận thăng trầm của các nhân vật này.

Tuyến nhân vật phụ: những người thân, họ hàng, láng giềng, làng xóm của các nhân vật chính: Ellen, Gerald (bố mẹ của Scarlett) và Mammy (nhũ

mẫu của Scarlett), Suellen, Carrene (em gái Scarlett), John Wikes, India, Honey (người thân của Ashley), Charles (chồng đầu của Scarlett), Kennedy (chồng thứ 2 của Scarlett), Dì PityPat (người thân của Melanie)… góp phần làm rõ hơn đường đi của nhân vật trung tâm.

Trong tác phẩm, việc phân chia tuyến nhân vật chính diện – phản diện chủ yếu được xây dựng trên quan điểm về chiến tranh của tác giả. Trong đó, phe Yankee là “phe kia”, nên bị xem là phản diện. Kiểu nhân vật này cũng không được miêu tả trực tiếp (ngoài nhân vật tên lính Yankee đến cướp bóc bị

Scarlett bắn chết ở Tara), mà chỉ hiện diện thông qua những lời nói gián tiếp của “phe này” – tức người miền Nam.

Xét từ góc độ giai cấp, tầng lớp thì “Cuốn theo chiều gió” đề cập đến: Nhân vật thuộc giới quý tộc miền Nam với những dòng họ: O’Hara, Wikes, Halmiton, Fontaine, Munroe, Tarleton …

Nhân vật là những người nô lệ da đen: ngoài Mammy gần như

là nhân vật xuyên suốt tác phẩm, còn có Pork, Dilcey, Pissy, Sam, Peter… hiện lên dưới quan điểm của Margaret Mitchell, vừa mang vẻ mông muội, hiền lành vừa đôi khi khờ khạo và hết mực trung

Là tác phẩm về chiến tranh, “Cuốn theo chiều gió” còn có các nhân vật tướng lĩnh, người chỉ huy - cũng chính những con người có thật trong lịch sử

Hoa Kì: tướng Sherman, Lincoln, Hood, Bullock…

Nhân vật đám đông được đề cập dưới nhiều diện mạo. Đó là những

đoàn quân miền Nam hay đoàn quân Yankee trong lúc hành quân. Đó cũng là những đoàn thương binh được đưa về Atlanta giữa lúc trận chiến ác liệt. Trong một vài chương, nhân vật đám đông hiện diện chính là dư luận ở

Clayton, Savannah, Chaleston, Atlanta (Margaret Mitchell đặt điểm nhìn vào nhân vật này để phán xét hành động của Rhett, Scarlett…).

“Cả thành phố Savannah thầm thì bàn tán và băn khoăn về chuyện Philippe Robillard bỏ đi, nhưng những lời đàm tiếu ấy không đưa tới được chút ánh sáng nào . Việc cô gái cưng của nhà Robillard sắp thành hôn với một gã đàn ông không cao tới mang tai vợ, mặt đỏ gay, to tiếng vẫn cứ mãi là

điều bí ẩn đối với mọi người” [92].

“đa số dân Atlanta chẳng lo lắng bao nhiêu trước viễn ảnh sẽ có đánh nhau gần Dalton.” [92].

“Atlanta - và toàn thể Georgia - biết rằng tiểu bang của họ vô cùng quan trọng đối với liên bang miền Nam nên Tướng Joe Johnston không bao giờ để cho quân Yankee nấn ná bên trong biên giới quá lâu” [92].

Nhân vật tổ hợp có tên gọi: Scalawag và Carpetbagger cùng với những người theo Cộng Hòa.

Xét ở tính cách nhân vật thì trong “Cuốn theo chiều gió” có cả:

Nhân vật đời thường với cả ưu lẫn khuyết trong tính cách: Scarlett bướng bỉnh thực dụng nhưng can trường, Rhett gai góc lưu manh nhưng đầy hấp dẫn, Gerald bốc đồng nóng tính nhưng rộng lượng, Honey đố kị tị hiềm… Trong tác phẩm cũng xuất hiện những nhân vật mang tính lí tưởng như

cho người xung quanh.

Thế giới nhân vật trong “Cuốn theo chiều gió” với sự đa dạng của tầng lớp, tính cách, diện mạo, dáng vẻ… đã góp phần làm trọn vẹn thêm bức tranh hiện thực về xã hội miền Nam nước Mỹ trong một thời kì lịch sử khá đặc biệt.

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)