Trên cơ sở thẻ tính giá thành, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vào tài khoản Giá vốn hàng bán ( Bảng 2 27) Sổ
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO YẾU TỐ
Bảng 3-1 : Bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO YẾU TỐ
Công trình:
STT Yếu tố chi phí Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 12 Cộng 1 Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
2 Chi phí nhân công trực tiếp 3 Chi phí máy thi công
Chi phí nhân công Chi phí vật liệu Chi phí công cụ Chi phí khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 4 Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân công Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ Chi phí khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Cộng
Bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố này nên lập theo từng tháng và có thể lập với từng công trình hoặc đối với tất cả các loại chi phí phát sinh tại công ty đều rất hiệu quả. Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành so sánh sự biến động của từng yếu tố chi phí qua từng tháng, từ đó dễ dàng phát hiện các chi phí biến động bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời
Việc lập Bảng tổng hợp yếu tố chi phí theo tháng đối với từng công trình còn giúp cho việc so sánh tình hình sử dụng chi phí giữa các công trình với nhau được thuận lợi.
Việc lập Bảng tổng hợp yếu tố chi phí theo tháng đối với từng công trình sẽ làm gia tăng khối lượng công việc của kế toán viên, tuỳ vậy em tin rằng đây sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho công tác quản lý chi phí và công tác kiểm tra, kiểm soát của công ty.
Thứ hai, để đánh giá tình hình sử dụng chi phí, công ty nên tính toán một số tỷ lệ sau : tỷ lệ từng khoản mục chi phí trên tổng doanh thu của công trình, tỷ lệ của từng khỏan mục chi phí trên lợi nhuận gộp của công trình. Các tỷ lệ này sẽ phản ánh trình độ quản lý và sử dụng chi phí của từng công trình. Công ty nên có quy định cụ thể về khen thưởng đối với các công tình sử dụng tốt chi phí và có biẹn pháp phê bình hợp lý với những trường hợp lãng phí gây thất thoát nguồn lực của doanh nghiệp. Điều này có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của công ty
Về phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất đặc điểm của sản phẩm xây lăp và yêu cầu của công tác quản lý công ty đang áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Song thực tế là ngoài những dự án xây dựng mới các công trình. Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình các hợp đồng này có đặc điểm là thời gian thi công ngắn giá trị khối lượng xây lắp nhỏ nên bên chủ đầu tư thường thanh toán một lần sau khi hợp đồng kết thúc. Nếu công ty vẫn áp dụng phương pháp trên để tính giá thành thì sẽ không thấy hợp lý. Công ty nên áp dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí một cách chi tiết chặt chẽ. Việc tính giá thành trơ nên đơn giản và nhanh chóng.
Cụ thể việc sử dụng phương pháp tính theo đơn đặt hàng tại công ty có thế được tiến hành như sau:
+ Khi bắt đầu khởi công thì mỗi đơn đặt hàng mở một bảng tính giá thành : - Hàng tháng, căn cứ vào các số liệu được phản ánh về CPNVLTT,
CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC kế toán lập bảng tông hợp chi phí cho tất cả các đơn đặt hàng theo mẫu sau:
Bảng 3-2 :Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng
Tháng …năm… ST T Đơn đặt hàng CPNVLT T CPNCT T CPSDMT C CPSXC tổng cộng
- Số liệu từ Bảng tổng hợp này sẽ được chuyển vào bảng tông hợp tính giá thành tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thàng được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì toàn bộ CPSX đã tập hợp
- Căn cứ vào bảng tính giá thành và giá trị dự toán của đơn đặt hàng đó kế toán có thể phân tích giá thành đơn đặt hàng theo các khoản mục chi phí. Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết phát huy những khả năng tiềm tàng bên trong cũng như khai thác tối da những cơ hội mà lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể khai thác triệt để để mọi tiềm năng của doanh nghiệp đó là công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm vì thông qua công tác kế toán nhà quản trị có thể nắm bắt một cách chính xác nhất nhanh nhất các thông tin về chi phí
và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp từ đó có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn đã được đề cập đến trong chuyên đề này đã chứng minh ý nghĩa vai trò đặc biệt quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên kế toán thực tập tại công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, giữa những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân góp phần làm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết minh, song do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các cán bộ phòng Tài Chính - Kế Toán của công ty.
HÀ NỘI, NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 2009