Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một
tiểu thuyết chương hồi dài tất cả 20 hồi. Truyện cĩ nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, sự kiện. Nguyễn Du dựa vào đĩ viết lại dưới hình thức truyện thơ Nơm nên những yếu tố tự sự của của tác phẩm vẫn cịn thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nhìn tổng quát, truyện là một câu chuyện hồn chỉnh về kết cấu, cốt truyện, nội dung. Trong tác phẩm cĩ những đoạn kể, độc thoại, đối thoại giữa các nhân vật, những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. Dựa vào cách kể, tả, bình trong 3254 câu Kiều, ta cĩ thể xếp Truyện Kiều của Nguyễn Du vào loại tự sự vì ở đây cĩ lời kể, tình tiết, cốt truyện…. với các biến cố và hoạt động các nhân vật trong mối liên hệ với sự vật…..đồng thời, cũng là nơi bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách riêng, tâm trạng điển hình trong những hồn cảnh cụ thể.
Nhìn chung cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du giống với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du khơng phải hồn tồn sáng tác, cũng như khơng phải dịch truyện mà Nguyễn Du viết Truyện Kiều trên cơ sở dựa khá sát vào một câu chuyện sẵn cĩ. Nhưng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân khơng phải là một tác phẩm xuất sắc trong văn cổ điển Trung Quốc, cịn Truyện Kiều lại là một
kiệt tác. Chúng ta cĩ thể nĩi trước nhất Truyện Kiều từ dạng tiểu thuyết chương hồi ở dạng văn xuơi của Thanh Tâm được viết lại dưới hình thức truyện thơ thể văn vần. Thể loại được tác giả sử dụng ở đây là thể thơ lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc. Chính vì sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc nên nĩ dễ đi vào lịng người bằng những âm điệu ngọt ngào.“Khả năng của thể thơ lục bát thuộc lĩnh vực trữ tình. Về phương diện này Truyện Kiều cĩ những trang trữ tình ưu tú nhất trong văn học Việt Nam.”[51, tr.366].
Truyện Kiều tức là một “truyện”, một tác phẩm tự sự. Nhưng trong truyện dù Nguyễn Du cĩ khéo léo giấu mình đến đâu đi nữa thì đơi khi ơng vẫn bộc lộ mình trên trang sách, trên dịng thơ, trực tiếp nĩi lên ý nghĩ, tình cảm của mình. Như khi kể đến đoạn Thuý Kiều bị Tú Bà đánh “Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa” nhà thơ cũng đau đớn thốt lên:
“Thịt da ai cũng là người,
Lịng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau”
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Rồi đến khi những bọn ‘bán thịt buơn người”, “đầu trâu mặt ngựa” bị Thuý Kiều chém đầu trong cơng đường thì nhà thơ cũng cất tiếng hả hê:
“Cho hay muơn sự tại trời Phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta
Những người bạc ác tinh ma Mình làm mình chịu kêu mà ai thương”
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Trong Truyện Kiều, yếu tố trữ tình khơng chỉ bộc lộ ý nghĩ tình cảm của tác giả, mà cịn bộc lộ tâm trạng của nhân vật chính. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hay “Nỗi thương mình” là những trang trữ tình thiết tha, thấm thía trong thơ ca Việt Nam. Nhiều khi tiếng nĩi trữ tình của tác giả cũng
nằm ẩn sau tiếng nĩi của nhân vật. Khi viếng mồ Đạm Tiên, Thuý Kiều cũng đã từng than khĩc cho phận bạc đĩ và nĩ cũng là tiếng khĩc của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Đây chính là tiếng nĩi trữ tình thấm thía nhất. Nĩ là tiếng than đầy nước mắt cất lên từ biết bao số kiếp thương đau của những người phụ nữ trong cuộc đời khổ ải ngày xưa.
Hai tính chất tự sự của thể loại truyện và trữ tình của thể loại thơ lục bát luơn tồn tại song song trong tác phẩm. Đây chính là một đặc điểm nổi bật của Truyện Kiều mà khi hướng dẫn học sinh phân tích lý giải, người giáo viên khơng thể bỏ qua. Khai thác Truyện Kiều trên hai phương diện này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc và cảm hứng trữ tình trong tác phẩm.