Đối với các bài giảng chính thức

Một phần của tài liệu GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG ỞTRƯỜNG PHỔTHÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC (Trang 89 - 101)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.3.1. Đối với các bài giảng chính thức

● Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch)

(lớp 10, tiết 45)

Yêu cầu:

- Kiến thức – tư tưởng: Giúp học sinh

+ Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm rất đáng được trân trọng.

+ Đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm.

+ Củng cố kiến thức về thơ Đường – thơ đường luật: ý tại ngôn ngoại, hàm súc, cô đọng.

- Tích hợp với thơ Lí Bạch ở Trung học cơ sở (Tĩnh dạ tư, vọng Lư Sơn bộc bố). - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Chân dung Lí Bạch, tranh ảnh Hoàng Hạc lâu, một số bản dịch khác.

Thiết kế dạy - học:

Hoạt động của giáo

viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng

dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Yêu cầu học sinh: - Đọc tiểu dẫn SGK/143. - Hãy nêu những nét chính về nhà thơ Lí Bạch?  Tác phẩm

Yêu cầu học sinh

- Trên cơ sở học sinh đã tham khảo cuốn Ngữ văn 7 tập một, trang 111 và Ngữ văn 10 tập một, trang 143, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những điểm chính sau đây:

- Lí Bạch (701-762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ, lúc năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

- Xuất thân trong một gia đình khá giả, lại có năng khiếu về thơ văn, nên ông đã sớm sống xa gia đình, đi đây đó để tạo lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân nhưng chưa bao giờ ông được toại nguyện.

Lí Bạch viết nhiều đề tài về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn…, ở bất cứ thể tài nào ông cũng có thành tựu xuất sắc. Ông được mệnh danh là “Thi Tiên”. Với tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người bằng một tình cảm chân thành, cao đẹp, lấy phương thức lãng mạn để miêu tả đối tượng phản ánh, ông đã góp phần đưa hệ thống thi pháp thơ Đường đạt đến đỉnh cao.

-Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Có biết bao bức tranh thiên nhiên, biết bao cảnh đời, cảnh tình trong thơ ông hiện lên lung linh kì diệu đã trở thành những áng thơ kiệt tác. Với thành tựu đó, Lí Bạch đã xứng đáng là cây bút tiêu biểu, đại diện cho trào lưu thi ca lãng mạn đời Đường.

 Tác phẩm

- Đọc văn bản: cả bản phiên âm, dịch nghĩa và bản dịch thơ của Ngô Tất Tố - Nhận xét thể loại của bản dịch với nguyên tác. - Xác định chủ đề. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết

Hai câu thơđầu

Yêu cầu học sinh: - Đọc lại hai câu thơ đầu.

- Hai câu đầu cho người đọc biết những điều gì về người bạn của Lí Bạch?

- Từ cố nhân mở đầu bài thơ tiễn bạn gợi lên điều gì?

hồn của bài thơ nguyên tác. Tuy nhiên vì bản dịch được chuyển sang thể thơ lục bát nên vẫn có một vài chữ không thể hiện hoàn toàn đúng, làm mờ đi nét nghĩa sâu xa, gợi cảm so với nguyên tác. Chẳng hạn:

Cố nhân là bạn cũ ở đây chỉ dịch là bạn. Trong thơ cổ, từ cố nhân bao giờ cũng hàm nghĩa rất thiết tha. Bạn và bạn cũ khác nhau nhiều (một người bạn cũ hơn trăm người bạn mới - tục ngữ Nga); cô phàm dịch là bóng buồm chưa chở hết được cái cô đơn, lẻ loi của nó; bản dịch bỏ chữ tây (Khẳng định vị trí lầu Hoàng Hạc so với Quảng Lăng) và nghĩa của chữ từ (chia tay

chứ không phải từ lầu Hoàng Hạc lên đường).

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật (dựa vào kiến thức đã học phần thơ Đường và thơ trung đại Việt Nam ở lớp 7, học sinh nhận xét về thể thơ này về số câu, số chữ, đối, luật bằng trắc…).

- Chủ đề: Bài thơ miêu tả không gian, thời gian, địa điểm đưa tiễn bạn. Để từ đó bộc lộ tình cảm của mình.

 Khung cảnh tiễn bạn thể hiện ở hai câu thơ đầu Cả trong nguyên bản cũng như bản dịch hai câu đầu đã gợi ra trước người đọc không gian và thời gian một chuyến đi của Mạnh Hạo Nhiên – nhà thơ – bạn thân vong niên (hơn Lí Bạch mười tuổi).

- Không gian: điểm xuất phát là lầu Hoàng Hạc (phía tây), điểm đến Dương Châu - ở phía đông – một nơi phồn hoa của Trung Quốc – một khoảng không gian rộng lớn, một chuyến đi dài. Bởi ngày xưa, cách đây trên một ngàn năm, việc đi lại thật khó khăn, giao

 Hai câu cuối

- Yêu cầu học sinh đọc và nêu cảm nhận, phân tích ý nghĩa những hình ảnh nổi bật ở hai câu thơ này

thông cách trở. Phương tiện chủ yếu là ngựa và thuyền, cho nên mỗi lần tiễn bạn, tiễn người thân ra đi là một lần lòng quặn thắt vì khó có cơ hội gặp lại nhau, cho dù chỉ ở cách nhau vài trăm dặm đường. - Cách đi: đi thuyền, xuôi dòng Trường Giang.

- Thời gian: tháng ba – cuối xuân. Thời gian được lưu lại trong câu thơ: “Yên hoa tam nguyệt”. Một chiếc thuyền rẽ sóng lướt trên hoa khói bàng bạc. Hình ảnh gợi không khí mơ hồ lãng đãng của thơ Đường. Tiễn một người bạn thơ lên đường đi xa, chẳng hẹn ngày gặp lại, đó là tâm trạng của nhà thơ biểu hiện qua bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng Lăng. Nhưng ở hai câu đầu ngoài địa danh lầu Hoàng Hạc còn có “cố nhân” là bạn cũ, là bạn cố tri. Từ “cố nhân” gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết đã từ lâu giữa nhà thơ với bạn. Cảnh mùa xuân đẹp, lầu cao cổ kính, dòng sông dài mênh mang như đưa bạn vào cõi tiên, cố nhân như cánh hạc vàng ngày xưa. Buổi tiễn đưa nhờ có hai tiếng “Cố nhân” ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha lưu luyến.

- Ở đây chúng ta có thể liên tưởng đến một ý trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (truyện Kiều): “Thanh minh trong tiết tháng ba – Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”. Tức là tháng ba là tháng khói hoa nhớ đến người xưa, tháng tụ họp hội hè. Thế mà một người bạn thơ lại ra đi, khung cảnh ấy làm tăng tâm trạng nhớ thương bạn của nhà thơ.

 Khung cảnh đất trời và lòng người lúc tiễn bạn Ở hai câu cuối, không gian thực của cuộc tiễn đưa đã hóa thành không gian tưởng tượng, không gian nghệ thuật, phản ánh tâm trạng của nhà thơ. “Cô phàm viễn ảnh bích không tận” được dịch là “Bóng buồm đã

(Phân tích hình ảnh cánh buồm, sự trông theo của nhà thơ)?. - Cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (chia 4 nhóm). Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh làm việc. - Các nhóm cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm mình.

khuất bầu không”. Câu thơ dịch là một câu sáu chữ mà nguyên bản là bảy chữ thì không thể nào hết ý được, vậy nên tất yếu không thể mang trọn được ý cô đúc của một câu thơ Đường bảy chữ. Nghĩa đầy đủ của câu thứ ba phải là “Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng không xanh biếc”. Nghĩa là người đã đi rồi, người tiễn vẫn trông theo bóng con thuyền cho đến lúc biến mất vào khoảng không gian xanh vô tận.

- Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, hai là diễn tả nỗi lòng cô đơn của Lí Bạch. Nói bạn cô đơn nhưng chính biểu hiện mình cô đơn. Dù hiểu theo cách nào cũng gợi lên một kiếp người giữa dòng sông mênh mông, nhỏ bé và đơn chiếc.

- Sau này chúng ta bắt gặp cảnh tiễn người yêu của cô gái tương tư nhìn thuyền chàng trai ra đi từ khuôn cửa tò vò:

“Hôm qua xuống bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đó, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu… cánh buồm”. (Nguyễn Bính) Đặc biệt là hình ảnh trong câu thơ kết, chỉ gợi mà không tả:

“Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” Dòng Trường Giang chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời. Hình ảnh này một mặt diễn tả tưởng tượng phi phàm bay bỗng lãng mạn của Lí Bạch khởi sắc từ hiện thực. Màu xanh của nước, màu xanh của bầu trời cuối xuân nối liền với nhau; nước trời một sắc; oà ra một không gian vô cùng bát ngát, khoáng

Hoạt động 3: Hướng

dẫn học sinh củng cố bài

- Vì sao bài thơ chỉ gồm 28 chữ mà riêng nhan đề đã tới 10 chữ?

- Ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời) trong bài thể hiện như thế nào?

- Chủ đề của bài thơ là gì? Tác giả đã thể hiện chủ đề đó như thế nào?

Giáo viên cho học sinh thảo luận rồi gọi một học sinh trình bày. Câu hỏi giúp học sinh khái quát được toàn bộ nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

đạt; mặt khác hình ảnh thơ gợi tình cảm và tưởng tượng về người ra đi – như đang đi vào cõi tiên, bay theo truyền thuyết cánh hạc vàng ngàn xưa trong câu chuyện cổ.

► Củng cố bài

- Bài thơ chỉ có 28 chữ mà riêng nhan đề tới 10 chữ. Đó là một thực tế, một thói quen sáng tác hay một đặc điểm thi pháp của thơ Đường. Thơ thì cô đọng hàm súc nhưng nhan đề lại dài như là thông báo hoàn cảnh, khơi gợi cảm hứng hoặc như là lối ghi nhật kí kể việc, kể chuyện bằng thơ. Muốn gọn, bài thơ này chỉ cần đặt nhan đề: Tiễn bạn.

- Bàng bạc trong cả bài thơ, trong từng câu, từng chữ; tả cảnh ngụ tình trong từ: cố nhân, yên hoa tam nguyệt, cô phàm, bích khônng tận, Trường Giang thiên tế lưu.

- Chủ đề bài thơ không chỉ là tống biệt mà còn là ca ngợi tình bạn chân thành, sâu sắc. Thể hiện tình bạn qua một cuộc tiễn đưa trong một không gian, thời gian rất có ý nghĩa, trong một cái nhìn theo không nguôi thương nhớ, trong một cánh buồm trên một con thuyền xuôi mái dòng sông. Dòng sông, con thuyền, cánh buồm và người bạn đứng trên lầu cao… tất cả hòa với nhau để ca lên bài ca tình bạn, tình người muôn thuở bất tuyệt. Thiên nhiên đồng nhất với con người. Cái tôi trữ tình hòa lẫn trong thiên nhiên và ngoại cảnh. Nét độc đáo của bài thơ là ở chỗ đó.

● Thu Hứng (Đỗ Phủ) (lớp 10, tiết 46)

Yêu cầu:

+ Cảm nhận với tấm lòng Đỗ Phủ - người từng bày tỏ nỗi niềm quanh năm, suốt đời lo vì dân. Qua cảm xúc mùa thu ở Ba Thục, tác giả thể hiện nỗi âu lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi cho thân phận mình.

+ Bài thơ tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật thơ Đường: Đối cảnh sinh tình (lòng buồn – cảnh buồn theo).

+ Tích hợp với các bài thơ đã học của Đỗ Phủ ở Trung học cơ sở (Mao ốc vị thu phong sở phá ca), với ba bài tự học có hướng dẫn: Hoàng Hạc lâu, Khuê oán, Điểu minh giản.

+ Rèn kĩ năng đọc – phân tích thơ Đường của Đỗ Phủ.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Chân dung Đỗ Phủ, tranh ảnh nhà Đỗ Phủ ở Ba Thục.

Thiết kế dạy - học:

Hoạt động của giáo

viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm Tác giả Đỗ Phủ - Học sinh đọc tham khảo cuốn Ngữ văn 7 tập một, trang 132 và Ngữ văn 10 tập một, trang 145. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu những điểm chính về tác giả?  Tác giả

- Đỗ Phủ sinh năm 712 mất năm 770 tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc, chết trong bệnh tật, chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành.

- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Thơ Đỗ Phủ có nội dung phong phú và sâu sắc. Đó là những bức tranh hiện thực sinh động, chân thực đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ); đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.

Tác phẩm

- Học sinh dựa vào

chú thích (1) trong sách giáo khoa trang 145, nói lại hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

- Thể thơ và bố cục + Học sinh nhận xét thể thơ trong nguyên tác và bản dịch thơ. + Giáo viên nêu vấn đề và hỏi: Theo ý kiến của em, nên chia bài thơ theo cấu trúc chung – phổ biến của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay chia thành hai phần: 4 câu đầu (tiền giải) và 4 câu cuối (hậu

- Giọng thơ của Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.

- Đỗ Phủ có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ Việt Nam trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

 Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

+ Những điểm chính đã nêu ở chú thích (1) sách giáo khoa trang 145.

+ Bổ sung thêm: Loạn An Lộc Sơn làm cho đất nước Trung Hoa chìm đắm trong nội chiến, nhân dân vô cùng điêu đứng thì Đỗ Phủ cũng bị lưu lạc tới Ba Thục, ngụ ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên). Năm 766, nơi núi non hùng vĩ, hiểm trở, xa cách quê hương, gia đình đã khơi nguồn cho nhà thơ viết chùm thơ mùa thu gồm tám bài mà Thu hứng là bài đầu tiên.

- Thể thơ và bố cục

Thu hứng là bài thơ thất ngôn bát cú. Cấu trúc của nó rất chặt chẽ, theo bốn phần giống như kết cấu của các bài thơ thất ngôn bát cú khác. Nhưng ở đây, phần đề và phần thực (bốn câu đầu) dường như biểu hiện trọn vẹn một ý. Còn phần luận và kết lại biểu hiện trọn vẹn một nội dung, một ý khác. Vậy nên không phân tích theo kết cấu truyền thống mà theo nội dung:

+ Bốn câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu, hiện diện của một tâm trạng buồn xót xa trước tình cảnh đất nước.

+ Bốn câu cuối thể hiện nỗi buồn thương nhớ quê hương.

giải)?

Hoạt động 2: Hướng

dẫn học sinh đọc - hiểu chi tiết

 Bốn câu đầu

- Học sinh đọc lại bốn câu đầu trong cả ba văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ).

- Giáo viên hỏi: bốn câu thơ tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh sắc ấy gợi cho ta liên tưởng gì? - Học sinh trả lời khái quát cảm nhận của mình. - Giáo viên hỏi: Vì sao có thể nhận xét như thế? Có bốn hình ảnh thiên nhiên mùa thu xuất hiện ở đoạn thơ, đó là những hình ảnh nào? Cách tả của tác giả có gì độc đáo? - Học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng ý. - Giáo viên hỏi:

 Phong cảnh mùa thu thể hiện qua bốn câu đầu

- Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên – Ba Thục, miền núi phía tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang).

- Cảnh thu trong thơ Việt Nam có nhiều bài rất đặc sắc như Vịnh mùa thu (Nguyễn Công Trứ), thu vịnh, thu điếu, thu ẩm (nguyễn Khuyến). Nhưng cảnh thu trong thơ Đỗ Phủ không phải là cảnh đẹp bình yên,

Một phần của tài liệu GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG ỞTRƯỜNG PHỔTHÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)