Thể loại: Về phương diện thể thơ, các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ

Một phần của tài liệu GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG ỞTRƯỜNG PHỔTHÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC (Trang 34 - 36)

chính là cổ thể và kim thể.

+ Thơ cổ thể: Hai dạng của thơ cổ thể là cổ phong và nhạc phủ.

Cổ phong thường là thơ 5 chữ hoặc 7 chữ. Còn nhạc phủ là tên chung của nhiều thể khác nhau và chúng thường được dùng để phổ nhạc.

Thơ cổ thể không có luật lệ nhất định - số câu trong bài không hạn chế, số chữ trong câu không bị bó buộc. Không chỉ thế, về niêm luật và đối ngẫu ở thể thơ này cũng không qui định nghiêm ngặt nên gần gũi với đời thường. Ví dụ các bài: Tương tiến tửu – Lí Bạch, Thạch hào lại – Đỗ Phủ, Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị.

+ Thơ kim thể: Thơ kim thể đã có từ trước và đến đời Đường đạt đến thành tựu đặc sắc, thơ kim thể có hai dạng chính là luật thi và tuyệt cú.

Luật thi gồm thất ngôn bát cú (thất luật) và ngũ ngôn bát cú (ngũ luật).

Tuyệt cú (tứ tuyệt), mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, gồm Thất ngôn tuyệt cú (thất tuyệt). Thất ngôn tuyệt cú thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6 và Ngũ ngôn tuyệt cú (ngũ tuyệt). Ngũ ngôn tuyệt cú thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần. Ví dụ: bài Ô ly hạng – Lưu Vũ Tích là bài Thất ngôn tuyệt cú, Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên là bài Ngũ ngôn tuyệt cú.

Cả luật thi và tuyệt cú đều là thơ cách luật. Tuyệt cú ra đời sau luật thi, nó có quan hệ mật thiết với luật thi. Niêm luật của thơ tuyệt cú tương ứng với luật thi.

Sự qui định của luật thi rất chặt chẽ, không được vi phạm, cụ thể như sau: Một bài thơ phải đạt sáu yêu cầu: niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục.

Niêm: là qui tắc phối thanh theo chiều dọc làm các liên thơ kết với nhau. Trong một bài thơ có 4 liên, các liên thơ đi với nhau từng đôi một (câu 1 liên với câu 2, câu 3 liên với câu 4, câu 5 liên với câu 6, câu 7 liên với câu 8). Niêm làm cho các liên thơ dính lại căn cứ từ chữ thứ 2 của mỗi câu theo qui định: bằng niêm với bằng, trắc

niêm với trắc. Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu 1. Qui định này làm cho bài thơ dính lại với nhau thành một vòng khép kín, tạo nên một cấu trúc nội tại vững chắc.

Luật: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằngthanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Các luật của thơ Đường là Luật bằng trắc.Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong từng câu phải hòa hợp, cân xứng các thanh bằng trắc, cứ một câu 4 trắc 3 bằng lại đến một câu 4 bằng 3 trắc... cứ thế luân phiên xen kẽ nhau sao cho thanh điệu được cân bằng. Luật thi yêu cầu “nhị , tứ, lục phân minh” các chữ 2, 4, 6 phải nhất định đúng thanh điệu, nếu thay đổi thì thanh điệu sẽ phá vỡ làm mất đi sự hài hòa cân đối của câu thơ. Do đó chữ thứ 2 và 6 cùng thanh, cụ thể là: nếu chữ thứ 4 là bằng thì chữ thứ 2 và 6 sẽ là trắc, còn ngược lại nếu chữ thứ 4 là trắc thì chữ 2 và 6 sẽ là bằng. Trong đó chữ thứ 4 là tâm đối xứng. Luật phối thanh bảo đảm bằng trắc cân bằng, âm điệu hài hòa. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Vận (vần): Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận". Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Một bài thơ bát cú có 5 vần (tuyệt cú 2 hoặc 3 vần). Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Đối: Cũng là một nguyên tắc bắt buộc của luật thi. Với thơ Đường luật thì đối thơ cũng là yếu tố bắt buộc. Phải đối liên (liên 2: câu 3, 4 còn liên 3: câu 5, 6 - tức là câu 4 đối với câu 3, câu 6 đối với câu 5), đối cả thanh (bằng đối với trắc, trắc đối với

bằng), đối từ (từ loại nào đối với từ loại đó), đối ý. Đó là 4 yêu cầu phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong một bài luật thi.

Tiết tấu (cách ngắt nhịp): Tiết tấu trong thơ Đường nhìn chung ở câu thơ 7 chữ và 5 chữ đều là chẵn trước, lẻ sau (4/3 hoặc 2/2/3 ở câu thơ 7 chữ và 2/3 ở câu thơ 5 chữ). Cách ngắt nhịp theo chẵn/lẻ là cố định tạo nên sự hài hòa.

Bố cục: Có ba cách chủ yếu về chia bố cục của một bài luật thi cụ thể như sau: - Chia làm 4 phần: đề, thực, luận và kết. Cứ mỗi “liên thơ” là một phần.

+ Hai câu đầu gọi là đề, câu thứ nhất là phá đề (mở ý đầu của bài ra). Câu thứ hai là thừa đề (tiếp ý của câu thứ nhất để chuyển vào thân bài).

+ Câu 3, 4 gọi là thực (giải thích rõ ý của phần đề).

+ Câu 5, 6 gọi là phần luận (phát triển ý của của phần đề). + Hai câu cuối gọi là kết (kết thúc ý của toàn bài).

Ở nước ta cũng chia bố cục theo cách này, và hiện nay ở trường phổ thông, khi giảng dạy một bài luật thi, giáo viên chủ yếu vẫn chia bố cục theo cách này.

- Chia làm 3 phần: (2/4/2). Cách chia này tương đối mới, gần với cách chia bố cục của một văn bản hiện đại: có 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài).

- Cách chia làm 2 phần (4/4). Bốn câu đầu tả cảnh và trong cảnh có tình. Trên cái nền phong cảnh đã tạo trước đó, bốn câu cuối thể hiện tình cảm.

Chia bố cục theo ba cách trên đều có những ưu điểm riêng của nó, nhưng việc chia theo bố cục đều xuất hiện ở thời sau còn ở thời Đường, điều mà các nhà thơ quan tâm là sao cho bài thơ đạt được tính toàn vẹn và theo sự vận hành đi từ ngoại cảnh đến nội tâm (cảm xúc trước cảnh mà nảy sinh tình).

Cả luật thi và tuyệt cú là thơ trữ tình nội tâm, nên khi tâm tình đã được bộc bạch thì bài thơ kết thúc.

Một phần của tài liệu GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG ỞTRƯỜNG PHỔTHÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)