- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều
Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.3. ỨNG DỤNG CỤ THỂ QUA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HỌC PHỔ THÔNG
Đối với giáo viên, thơ Đường không còn xa lạ nhưng đối với học sinh phổ thông, thơ Đường vẫn là khó. Những bài thơ Đường được tuyển vào chương trình phổ thông không nhiều, nhưng mỗi bài một vẻ, đều thể hiện được nội dung tư tưởng tốt đẹp với hình thức thể hiện độc đáo. Khát vọng vươn tới lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần yêu hòa bình, phản chiến tranh, tình bạn, tình yêu thiên nhiên và cái đẹp… trong những bài thơ được sáng tác từ hơn ngàn năm trước vẫn gần gũi với tâm hồn chúng ta. Mặt khác, văn bản thơ Đường mang tính hàm súc, gợi nhiều liên tưởng… Vậy mà với thời lượng một tiết cho một bài dạy chính thức và một tiết cho phần đọc thêm gồm ba bài như hiện nay cho việc tiếp cận một cách trọn vẹn những cái hay cái đẹp của thơ Đường quả là một vấn đề không dễ dàng để giáo
viên truyền thụ tri thức và để học sinh tiếp nhận thơ Đường. Do đó cần phải tính toán, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mà trong đó bản lĩnh đứng lớp của giáo viên chiếm một vai trò không nhỏ. Trong khuôn khổ của một giờ giảng văn, không chỉ thể hiện ở dung lượng kiến thức mà còn khai thác những giá trị thẫm mỹ của tác phẩm. Nếu như đặt ra quá nhiều yêu cầu, đưa ra nhiếu vấn đề sẽ không phù hợp về mặt thời gian và trình độ nhận thức của học sinh. Vì thế, với một lượng thời gian như vậy, chúng tôi thử đưa ra một số ý áp dụng qua thiết kế bài dạy cụ thể khi giảng dạy thơ Đường ở trường Trung học phổ thông mà đối tượng là học sinh khối lớp 10.