Thời kỳ từ tháng 11/2006 – nay (Từ khi gia nhập WTO)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 44)

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với nước ta, sự kiện này cĩ một ý nghĩa đặc biệt. Đây là kết quả của quá

trình đổi mới nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị tr ường XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO với những c ơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hội

nhập kinh tế quốc tế. Tr ước những cơ hội và thách thức đĩ, lựa chọn những b ước đi đúng đắn và phù hợp trong cơ chế điều hành tỷ giá là điều trăn trở của các nhà hoạch định chính sách.

Đầu năm 2007, đã cĩ những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thể hiện ở những nội dung sau:

- Nới rộng biên độ tỷ giá: Ngày 02/01/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá

ngoại tệ từ + 0,25% lên +0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng. Việc điều chỉnh này được

cho là mở đường cho sự giảm giá của VND so với USD.

- Sự can thiệp vào chính sách tỷ giá của NHNN: Trong ngày 2 và 3 tháng 01 năm 2007, NHNN đã mua ngoại tệ của các NHTM với số l ượng nhiều hơn nhằm giảm bớt tình trạng thừa USD trên thị trường. Ước tính trong 2 ngày, NHNN đã mua vào trên 140 triệu USD.

- Tỷ giá VND/USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng

cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước cơng bố cĩ cao hơn một chút (nếu ngày 26.1.2006 là 16.090 thì ngày 2.1.2007 là 16.101, ngày 3.1 là 16.096, ngày 4.1 là 16.100);

- Tỷ giá VND/USD do ngân h àng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam) bán ra vẫn cơ bản ổn định ở mức trên dưới 16.055 một chút và thấp hơn tỷ giá do

Ngân hàng Nhà nước cơng bố hằng ng ày (tương ứng ngày 26.12.2006 là 16.050, ngày 2.1.2007 là 16.051, ngày 3.1 là 16.055, ngày 4.1 là 16.055).

- Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cũng cơ bản ổn định và chỉ cao hơn khơng đáng kể so với tỷ giá do các ngân h àng thương mại bán ra và cũng thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nư ớc cơng bố hằng ngày (ngày 2.1.2007 là 16.070, ngày 3.1 là 16.070, ngày 4.1 là 16.070).

- Ngày 10.10.2007, giá bán ra đơ la M ỹ của ngân hàng là 16.084 đồng, nhưng

cũng ngày này tháng trước thì giá bán ra là 16.244 đồng. Diễn biến này nếu xem tỷ giá

của Việt Nam là tự do biến động theo thị tr ường thì chúng ta gọi là tiền đồng Việt Nam tăng giá (appreciation) 160 đ ồng, hay ngược lại đơ la Mỹ giảm giá.

Nhưng đĩ chỉ là cái bĩng bên ngồi của tỷ giá hay cịn gọi là biến động của tỷ

giá danh nghĩa (Nominal exchange rate), giá trị thực của nĩ mới là điều mà chúng ta cần quan tâm. Tỷ giá thực là tỷ giá sau khi đã điều chỉnh sự khác biệt t ương đối lạm

phát giữa Việt Nam và Mỹ.

Một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát năm 2007 là lạm phát 2 chữ

số là do lúng túng trong đi ều hành chính sách tiền tệ. Do đĩ, cơng cụ quan trọng để

kiểm sốt lạm phát hiện nay vẫn là chính sách tiền tệ.

Động thái mới nhất từ phía Ngân h àng Nhà nước nhằm kiểm sốt lạm phát trong năm 2008 là quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-0,5% lên +/-0,75% ngay trong những ngày cuối năm 2007 (ngày 24/12/2007) nhằm tăng khả năng thanh

khoản cho thị trường và tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho dịng vốn ra và vào nhịp nhàng hơn.

Theo NHNN, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ trương tạo điều kiện để nền

kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới.

Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn địi hỏi các ngân hàng và thành viên tham gia thị trường ngoại hối nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều ngân h àng thương mại nhận định việc

nới rộng biên độ tỷ giá giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc đưa ra một tỷ giá

Tỷ giá cĩ tính thị trường hơn, nhưng khi mà cung l ớn hơn cầu thì điều đĩ đồng

nghĩa với việc tỷ giá sẽ phải giảm. Sau gần 10 ngày kể từ khi NHNN chính thức nới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rộng biên độ, tỷ giá đã mất hơn 30 VND/USD, tụt xuống dưới ngưỡng 16.000

VND/USD. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng quốc doanh và kể cả khối cổ phần trong ngày đầu năm mới chỉ cịn 15.995 - 16.000 VND/USD (mua - bán). Như vậy, so với

một tháng trước đĩ, tỷ giá VND/USD đã mất hơn 100 đồng. Tình trạng thiếu tiền đồng

và thừa USD vẫn diễn ra trên thị trường, kéo dài đến những ngày đầu năm 2008, khiến

tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng liên tục được điều chỉnh giảm sâu. Để giảm bớt áp

lực cho các ngân hàng trong bối cảnh cung ngoại tệ thừa , cĩ điều kiện ấn định tỷ giá

theo cung cầu vốn thực tế, ngày 07/3/2008 NHNN đã mở thêm biên độ tỷ giá thêm một

khoảng là +/- 0,25% so với mức +/-0,75% trước đây, tức là cho phép các ngân hàng

được tự đưa ra tỷ giá trong "phạm vi cho phép" là +/-1% so với tỷ giá chính thức liên ngân hàng.

- Ngày 26/6/2008 NHNN ban hành quyết định số 1346 mở rộng bi ên độ lên + 2% và ngày 6/11/2008 NHNN tiếp tục ban hành quyết định số 2635 mở rộng bi ên độ

lên + 3% với mục đích điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt hơn giúp cho các tổ chức

kinh tế và tổ chức tín dụng thích ứng tốt h ơn với các biến động trên thị trường thế giới

hiện nay.

Đây là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ tỷ giá kể từ đầu năm 2008; một khoảng thời gian ngắn ch ưa từng cĩ trong lịch sử.

Nhìn chung giai đoạn này nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt cùng với các chính

sách hỗ trợ khác, nền kinh tế đã cĩ những bước ổn định trong tình hình kinh tế thế giới đang cịn gặp nhiều khĩ khăn. Kim ngạch xuất khẩu cũng được gia tăng thêm, các mặt

hàng của VN ngày càng cĩ chỗ đứng trên thị trường thế giới. Quỹ dự trữ ngoại hối ngày càng được tăng cường, tỷ giá ổn định. Tính đến cuối Quí 3 năm 2008 dự trử ngoại

tệ đạt gần 23 tỷ USD. Sự ổn định tỷ giá làm cho tâm lý găm giữ USD giảm dần, thậm

chí cịn cĩ sự dịch chuyển USD sang VND ở trong n ước. Bên cạnh đĩ, xuất khẩu được thúc đẩy và nhập khẩu vẫn cĩ lợi, nhất l à trong điều kiện nước ta vẫn trong tình trạng

Với tình hình tăng trưởng kinh tế ổn định, nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong

giai đoạn nay cũng tăng cao kỷ lục ( Bảng 2.5), gĩp phần gia tăng mức giao nộp cho ngân sách nhà nước.

Sự kết hợp giữa các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mơ hợp lý, đặc biệt là sự điều

chỉnh liên tục của chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối cũng nh ư những qui định thơng thống hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tácđộng tích cực đến nền kinh

tế Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trong t ương lai.

Tác động của tỷ giá đến phát triển kinh tế Việt Nam (giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO ( 11/2006-2008))

Từ ngày 07/11/2006, Việt nam được kết nạp vào WTO, một biểu hiện rỏ nét nhất ngay sau khi hội nhập, đĩ là dịng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa, Việt Nam cĩ sự lựa chọn để đổi mới

mình cho phù hợp với các nước khi hội nhập. Nhất là với chính sách điều hành tỷ giá

hối đối, cần cĩ sự lựa chọn thật hợp lý để kinh tế đất n ước khơng đi chệch hướng phát

triển đã được định ra. Chính vì thế, ngày 31/12/2006, NHNN Việt Nam đã nâng biên

độ giao dịch tỷ giá lên 0,5% so với 0,25% trước đây, đồng thời thực hiện điều hành chính sách tỷ giá theo hướng VND yếu so với USD từ 1% - 2% nhằm thực hiện điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành chính sách tỷ giá cĩ lợi cho xuất khẩu, kiềm chế lạm phát. Vì vậy từ sau lần điều

chỉnh tỷ giá lên 0,5% (ngày 31/12/2006), NHNN đã cĩ 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên tiếp đĩ là từ 0,5% lên 0,75% ngày 24/12/2007; từ 0,75% lên 1% vào ngày 10/3/2008 và từ

1% lên 2% vào ngày 26/6/2008. Bên cạnh đĩ, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ áp dụng cho tất cả các NHTM nh ư tăng lãi suất, tăng

tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và yêu cầu ngân hàng mua trái phiếu bắt buộc

nhằm hạn chế nguồn cung tiền và giảm tốc độ tăng giá của các mặt hàng. Những chính sách này đãđem lại kết quả cho nền kinh tế nh ư sau:

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam từ 2006 – 2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (09 tháng đầu năm) Tốc độ tăng GDP (%) 8,2 8,5 6,52 Lạm phát (%) 6,6 12,7 27,9 FDI (tỷ USD) 10,2 21,3 57

Cán cân thương mại (% GDP) -8,8 -17,5 -17

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) -0,3 -9,85 -7,4

Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 11,5 21,9 22.3

Nguồn: NHNN, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Thống Kê, tổng hợp từ Internet.

Ngay từ đầu năm 2007, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ dao động, nhưng

tỷ giá VND/USD vẫn giảm, ngay những tháng đầu năm, tỷ giá giảm 0,33%. Tỷ giá

giao dịch ở các NHTM cũng nh ư ở thị trường tự do đều thấp hơn tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nư ớc cơng bố. Khi kinh tế Việt

Namtăng trưởng ổn định ở mức cao, tỷ giá giảm, đồng Việt Nam cĩ xu h ướng lên giá

đã tạo niềm tin cho các nh à đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, đầu tư trực tiếp nước

ngồi vào Việt Nam (FDI) năm 2007 đạt mức kỷ lục 21,3 tỷ USD v à 6 tháng đầu năm 2008 đạt mức 31,6 tỷ USD vượt xa mốc 21,3 tỷ USD của cả năm 2007. Dự trữ ngoại tệ

09 tháng đầu năm 2008 đạt 22,3 tỷ USD đạt hơn 20 tuần nhập khẩu. Nhưng cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt và mức lạm phát tương đối lớn là 27,9 %.

Dịng vốn nước ngoài vào với quy mơ lớn cũng gây ra một số ảnh h ưởng bất lợi đến tình hình kinh tế vĩ mơ, làm tăng tổng phương tiện thanh tốn, gây sức ép lạm phát, cho dù Ngân hàng Nhà nư ớc (NHNN) đã thực hiện các nghiệp vụ trung hoà. Với

chế độ được quản lí, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thường can thiệp trên thị trường

ngoại hối để tránh áp lực tăng giá nội tệ khi luồng vốn vào nhiều. Kết quả là dự trữ

ngoại hối gia tăng và tăng tổng phương tiện thanh tốn, gây sức ép lạm phát. Mặc dù

đã tiến hành can thiệp trung hoà qua kênh nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc,

tổng phương tiện thanh tốn vẫn tăng mạnh ở Việt Nam. Dịng vốn vào tăng đột biến trong năm 2007 đã làm cho tổng phương tiện thanh tốn tăng 36,9%. NHNN đã tung ra 105 nghìn tỉ đồng để mua vào 6,5 tỉ USD làm dự trữ ngoại tệ, sau đĩ lại tung thêm 40 nghìn tỉ đồng để mua thêm 2,5 tỉ USD. Như vậy, tổng số tiền tung ra mua 9 tỉ USD là 145 nghìn tỉ đồng. Thơng qua nghiệp vụ can thiệp trung hoà, NHNN thu hồi về 90

nghìn tỉ đồng, như vậy, số tiền phát hành thêm cho thị trường để mua ngoại tệ là 55 nghìn tỉ đồng, tăng 34,6% so với cuối năm 2006 (55 nghìn tỉ đồng/159 nghìn tỉ đồng).

Đồng thời, dịng vốn vào nhiều tạo áp lực tăng giá nội tệ, tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thơng thường, khi cĩ một luồng vốn lớn đổ vào mộtquốc gia (cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp), điều dễ nhận thấy tr ước tiên là lãi suất huy động vốn dài hạn trong nước sẽ giảm và chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Chi tiêu đầu tư tăng cĩ nghĩa là nhu cầu

về nhập khẩu các loại máy mĩc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư tăng. Mặt khác, khi một lượng ngoại tệ lớn được đổ vào, nĩ sẽ tác động đến

quan hệ cung cầu của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối: cầu về nội tệ lớn h ơn cung, do đĩ, tỉ giá hối đối danh nghĩa sẽ giảm. Hiển nhiên, khi nội tệ lên giá (tỉ giá danh

nghĩa giảm), các ngành sản xuất xuất khẩu sẽ gặp khĩ khăn, hay nĩi cách khác, sẽ tác động đến việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế theo h ướng tập trung vào khu vực sản

xuất cho tiêu dùng trong nước nhiều hơn cho xuất khẩu. Trong khi đĩ, sự tăng giá của

nội tệ sẽ làm cho hàng hố nhập khẩu rẻ tương đối so với hàng hố trong nước và như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển dịch từ các h àng hố phi thương mại sang các hàng

hố thương mại. Tất cả những tác động n ày đều dẫn đến một kết quả là nhập khẩu sẽ tăng mạnh so với xuất khẩu và thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nặng nề. Bên cạnh đĩ, với chế độ tỷ giá thả nổi cĩ quản lí, đồng nội tệ chịu áp lực tăng giá do luồng

vốn vào nhiều sẽ tạo thêm áp lực lạm phát như đãđề cập nếu như can thiệp trung hoà của NHTW khơng hoàn hảo, và khi đĩ, tỷ giá thực sẽ giảm (nội tệ lên giá thực).

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, VND đã giảm giá danh nghĩa khoảng

14% so với USD do Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá theo h ướng khuyến

khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh đồng USD đang giảm

giá so với các ngoại tệ mạnh và các dịng vốn lớn đang vào Việt Nam làm phức tạp

thêm nỗ lực ngăn cản VND lên giá. Từ tháng 10/2007 đến 04/04/2008, nhất là sau khi NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá từ 0,75% lên 1%, tỷ giá danh nghĩa

USD/VND giảm khoảng 1,2% (VND lên giá), tỷ giá ngày 04/04/2008 là 1USD =15.960 VND. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 đạt 23,39 tỷ USD tăng

27,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi 5 th áng đầu năm 2008, nhập khẩu đạt

37,81 tỷ USD, tăng 67,0% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, 5 tháng đầu năm 2008,

nhập siêu đạt mức quá cao (14,4 tỷ USD), cao h ơn mức nhập siêu cả năm 2007 (14 tỷ USD). Cán cân thương m ại và vãng lai những tháng đầu năm 2008 tiếp tục xấu, trong

khi khả năng tài trợ các khoản thâm hụt đĩ trở nên thiếu bền vững hơn.

Sau hơn một năm vào WTO, kinh tế Việt Nam, trước hết là hoạt động kinh

doanh xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng khơng nhỏ bởi diễn biến hoạt động tài chính - tiền tệ thế giới do sự thay đổi lãi suất các đồng ngoại tệ, tỷ giá hối đối, sự mất giá của đồng USD. Việc tự do hố dịng vốn nước ngồi gây đột biến nguồn ngoại tệ đổ vào Việt Nam trong thời gian ngắn khiến tỷ giá hối đối VND/USD biến động theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Việc tiền đồng tăng giá so

với USD kéo dài đã thấm vào các doanh nghiệp, trong khi các nhà xuất khẩu đứng ngồi

khơng yên thì các nhà nhập khẩu nguyên liệu làm hàng bán nội địa lại thắng to. Cĩ

doanh nghiệp nhập khẩu cho biết đầu tháng vay USD của ngân h àng để nhập nguyên liệu được tính tỷ giá 16.243 đồng/USD, cuối tháng, doanh nghiệp mua USD để trả nợ

vay chỉ với tỷ giá 16.015 đồng/USD, nhờ tỷ giá giảm doanh nghiệp đ ược lãi. Trong khi

đĩ, cĩ doanh nghiệp xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu tiền xuất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 44)