Lập kế hoạch phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 60 - 70)

II. Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng

2.Lập kế hoạch phát triển mạng lưới

Mục đích của việc lập kế hoạch mạng lưới là cung cấp đúng loại thiết bị, đúng chỗ, đúng lúc, với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu mong đợi và đưa ra cấp dịch vụ có thể chấp nhận được. Một mạng lưới được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau như là các tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các thiết bị ngoại vi và các toà nhà. Vì vậy, nhiều nhân tố khác nhau phải được xem xét khi lập kế hoạch. Hơn nữa, các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau.

Việc lập kế hoạch nên được thực hiện một cách liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự báo được thực hiện không hoàn toàn phù hợp với thực tế nên kế hoạch cần có độ linh hoạt để giảm bớt sự khác nhau giữa dự báo và thực tế.

Khi tiến hành lập kế hoạch mạng, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới. Thông qua việc xác định các nhu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý, các đánh giá về nhu cầu và lưu lượng, từ đó xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập được chiến lược chung. Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng lưới cơ bản và dài hạn được thiết kế. Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính tương ứng với các công việc này.

Quá trình lập kế hoạch mạng theo sơ đồ sau:

Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi công việc của việc lập kế hoạch mạng

a) Xác định nhu cầu:

Đối với nhu cầu mạng lưới tối ưu, những yêu cầu của khách hàng cần được xác định một cách chính xác. Các yêu cầu của khách hàng là điều kiện ban đầu khi xác định mục tiêu và còn là những nhân tố quan trọng trong nhiều quá trình lập kế hoạch.

♦ Dự báo nhu cầu.

Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông là đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai số lượng khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ trung bình của khách hàng trên từng khu vực.

Những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng những chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Bưu chính Viễn thông mà đặc biệt là thị trường Viễn thông có sự phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội

Mục tiêu quản lý Xác định mục tiêu Lập kế hoạch cơ bản Kế hoạch thực hiện Đánh giá thiết bị / chi phí Lập kế hoạch mạng tối ưu Xác định

tăng nhanh. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá các dịch vụ Bưu chính Viễn thông tạo cho thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Do vậy việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ viễn thông là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự.

Trong bối cảnh chung của toàn ngành như vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng muốn phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng cũng phải tiến hành dự báo nhu cầu của khách hàng về dịch vụ sao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận thu được.

Nhu cầu các dịch vụ Viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình sau:

Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh

NHU CẦU

Các yếu tố kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Tỷ lệ tiêu dùng dân cư. - GDP, GNP

Cước: - Giá thiết bị. - Cước cơ bản - cước phụ trội

Chiến lược Marketing: - Chiến lược sản phẩm - Chiến lược quảng cáo Các yếu tố xã hội:

- Dân số - Số hộ gia đình

Hình 3.4: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông

Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng khách hàng và mức độ sử dụng các dịch vụ.

Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng phải tuân theo quy trình dự báo các dịch vụ viễn thông nói chung. Nó bao gồm các bước sau:

- Thu thập dữ liệu.

Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu (dữ liệu thứ cấp) hoặc điều tra thị trường (dữ liệu sơ cấp). Những số liệu này sẽ được tổng hợp và phân loại theo dữ liệu thoại và dữ liệu kinh tế xã hội.

Các nguồn khác nhau có thể cung cấp dữ liệu cho quá trình dự báo:  Nguồn dữ liệu thoại:Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.  Nguồn dữ liệu khác:

 Văn phòng phát triển xã hội và kinh tế.  Văn phòng kiến trúc.

 Các cơ quan tài chính.  Tổng cục thống kê.

 Các cơ quan hành chính Tỉnh/Thành.  Các tổ chức nghiên cứu.

Dữ liệu cũng có thể được cung cấp bằng cách điều tra về thị trường nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các thay đổi của môi trường dự báo đối với nhu cầu viễn thông (ví dụ: thay đổi chính sách cước phí sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu như thế nào, thu nhập quốc dân thay đổi sẽ ảnh hưởng gì đến nhu cầu…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lựa chọn mô hình dự báo.

Việc quyết định xem mô hình dự báo nào là thích hợp liên quan đến nhiều yếu tố: dữ liệu đầu vào, các yêu cầu về thời gian, yêu cầu về kết quả đầu ra, tài nguyên sẵn có… Tuy nhiên về cơ bản quy trình lựa chọn mô hình dự báo có thể được mô tả tổng quát như sau:

Hình 3.5: Quy trình lựa chọn mô hình dự báo

- Phát triển mô hình dự báo.

Sau khi đã lựa chọn được một lớp các mô hình dự báo khả dĩ, chúng ta phải tính toán các tham số cho chúng và kiểm tra xem mô hình dự báo nào là thích hợp nhất. Quá trình phát triển mô hình dự báo có thể mô tả bằng hình sau:

Mô hình không thích hợp Dữ liệu sẵn có và các điều kiện về môi trường Nhận định và đánh giá chung Vấn đề dự báo cụ thể Các tổ chức dự

báo hiện thời Tài nguyên Yêu cầu về kết quả đầu ra Yêu cầu về thời gian Chiến lược dự báo Lớp các mô hình sơ bộ Tập các mô hình sơ bộ được chọn Các điều kiện đầu vào Các mô hình được chọn lựa

Lớp các mô hình được lựa chọn Chọn một mô hình thử nghiệm Tính toán các tham số cho mô hình

Kiểm tra mô hình Xác nhận mô hình thích hợp

Hình 3.6: Quá trình phát triển mô hình dự báo

Trong quy trình dự báo này, tính toán các tham số cho mô hình là một trong những bước quan trọng nhất. Tuỳ thuộc vào mô hình dự báo khác nhau, phương pháp tính toán các tham số cho mô hình cũng khác nhau. Các tham số có thể được tính toán dựa trên các dữ liệu về quá khứ, dữ liệu dự báo của một số yếu tố liên quan khác (dân số, tốc độ tăng GDP, GNP…), hoặc có thể là một số giả thiết do người dự báo đưa ra…

- Áp dụng mô hình dự báo.

Sau khi đã lựa chọn được mô hình dự báo thích hợp, chúng ta sẽ sử dụng mô hình dự báo này để tính toán các nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại.

- Dữ liệu đầu ra

Tuỳ thuộc vào các chiến lược lập kế hoạch mạng khác nhau, kết quả dự báo cũng sẽ khác nhau. Đối với dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng thì yêu cầu của dự báo là phải dự báo được số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của toàn Thành phố, và cụ thể cho mỗi quận/huyện trong thành phố.

♦ Dự báo lưu lượng.

Dự báo lưu lượng là đánh giá tổng số lưu lượng xảy ra tại mỗi điểm của mạng lưới. Các phương pháp xác định kích thước mạng lưới và tối ưu hoá mạng lưới được dựa trên dự báo lưu lượng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo lưu lượng bao gồm kết quả của dự báo nhu cầu và các nhân tố khác như sau:

♦ Các dao động cơ bản: các dao động trong các hoạt động kinh tế - xã hội và trong môi trường sống.

♦ Dịch vụ: các thay đổi trong giá cả và các điều kiện dịch vụ.

Dựa trên các nhân tố này, lượng lưu lượng và trao đổi lưu lượng có thể được dự báo. Dự báo lưu lượng có thể được dùng trong nhiều phần của quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ áp dụng cho lập kế hoạch thiết bị.

 Xác định mục đích và đối tượng dự báo.  Thu thập số liệu.

 Xác định ma trận lưu lượng khởi điểm.

 Xác định lưu lượng đi và lưu lượng đến tại các nút trong năm dự báo.  Xem xét các thay đổi cấu hình mạng (khả năng thêm, bớt nút mạng).

 Ngoại suy từ ma trận lưu lượng khởi điểm, xây dựng ma trận lưu lượng cho các năm dự báo.

b) Xác định mục tiêu

Khi lập kế hoạch mạng lưới, chiến lược chung như là cấp của dịch vụ sẽ được đưa ra. Khi đó các dịch vụ bắt đầu với việc đầu tư là bao nhiêu và cân bằng lợi nhuận và chi phí như thế nào, cần phải được xem xét phù hợp với chính sách của chính phủ. Những vấn đề này phải được xác định một cách rõ ràng như là mục tiêu của kế hoạch.

- Các điều kiện ban đầu

Để xác định mục tiêu, yêu cầu các nhân tố sau đây:

♦ Mục tiêu quản lý: để thiết lập kế hoạch và dịch vụ một cách rõ ràng. ♦ Chính sách quốc gia: do mạng lưới là một nhân tố công cộng quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng, nên nó có quan hệ rất chặt chẽ với chính sách quốc gia. ♦ Dự báo nhu cầu và sự phân bố của nó.

♦ Dự báo lưu lượng.

Đây là các nhân tố chính quyết định cấu hình cơ bản của mạng lưới và không thể thiếu được để đầu tư thiết bị một cách hiệu quả.

Xu hướng của công nghệ và điều kiện của mạng lưới hiện tại cũng ảnh hưởng đến việc xác định các mục tiêu.

- Những yếu tố cần được xem xét trong khi xác định mục tiêu - Cấu trúc mạng của dịch vụ.

Dựa trên kinh nghiệm phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ thích hợp cho việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng là công nghệ PHS/iPAS. Cấu trúc mạng lưới

cũng tương tự như cấu trúc mạng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là dựa trên nền mạng PSTN có sẵn. Cấu trúc mạng như sau:

IF3 (ISUP)

4541 4542 4543

Q.931

Hình 3.1 : Cấu trúc mạng di động nội vùng

Tổng đài Local Tandem Mạng PSTN PC = 4520 GW1 GW2 GW3 CSCS CSCS CSCS Phần vô tuyến Tới các CS và PS M1 M2 M3

- Xác định các mục tiêu vùng dịch vụ

Các mục tiêu được định nghĩa cho một vùng dịch vụ bao gồm toàn bộ các quỹ của chính phủ cho việc lập kế hoạch mạng lưới, các yêu cầu xã hội đối với dịch vụ, phí tổn và lợi nhuận đánh giá đối với việc đưa ra các dịch vụ, và phạm vi của vùng hành chính. Về cơ bản, một vùng dịch vụ được xác định để xem xét lợi nhuận và phí tổn được đánh giá từ nhu cầu của vùng, song song với các mục tiêu dài hạn. Thậm chí ngay cả khi lợi nhuận dự tính rất nhỏ so với phí tổn, nó vẫn có thể được xác định là một vùng dịch vụ trong trường hợp có các nhân tố quan trọng như là tính xã hội đối với dịch vụ, sự hạn chế bởi vùng hành chính, sự phù hợp với các chính sách quốc gia và kinh tế địa phương.

- Xác định các mục tiêu cho chất lượng liên lạc

Khi xác định mục tiêu cho chất lượng liên lạc, phải để ý tới khuyến nghị CCITT, các luật lệ và quy định liên quan trong quốc gia, mức độ thoả mãn người sử dụng, các tác động xã hội, tính khả thi về mặt kỹ thuật, và chi phí. Cityphone được xây dựng dựa trên mạng PSTN có sẵn, vì thế phải chấp nhận sự điều chỉnh giữa mạng PSTN hiện tại và mạng Cityphone sẽ triển khai.

c) Kế hoạch cơ bản

Kế hoạch cơ bản là khung công việc cơ bản của mạng lưới. Kế hoạch cơ bản có thể bao trùm một giai đoạn là 20 năm hoặc 30 năm. Kế hoạch này bao gồm các phần rất khó thay đổi như là cấu hình mạng lưới, vị trí các văn phòng và kế hoạch đánh số. Các phần này được lên kế hoạch theo các mục tiêu được xác định trong phần trên.

- Cấu hình mạng lưới

Thiết kế sơ lược các trạm chuyển mạch nội hạt và các trạm chuyển mạch đường dài cho nhu cầu, lưu lượng và vùng dịch vụ của chúng; xác định khung công việc đồng bộ; sau đó đến xác định các tuyến tối ưu, lưu ý đến cấu hình mạng lưới.

- Kế hoạch đánh số

Cân đối giữa nhu cầu và cấu hình mạng lưới để xác định dung lượng vùng và cơ cấu đánh số tối ưu nhất.

Xem xét sự phân loại dịch vụ và cấu trúc mạng lưới để xác định nhân tố yêu cầu cho hệ thống báo hiệu.

- Kế hoạch cước

Xem xét sự phân loại dịch vụ, hệ thống giá, cấu trúc mạng lưới, và kế hoạch đánh số để xác định hệ thống cước tối ưu.

- Kế hoạch vị trí tổng đài

Xem xét nhu cầu, lưu lượng và cấu trúc mạng lưới, và hệ thống giá cước để xác định vị trí của mỗi tổng đài và vùng dịch vụ của nó sao cho chi phí thiết bị được giảm nhiều nhất.

d) Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch thực hiện thường tối đa là 10 năm. Thậm chí nó còn bao hàm cả kế hoạch thiết bị cho các giai đoạn ngắn hơn. Kế hoạch thực hiện được dựa trên các kết quả của kế hoạch cơ bản. So với kế hoạch cơ bản, kế hoạch thực hiện yêu cầu độ chính xác cao hơn khi tối ưu hoá đầu tư, khi đánh giá về quy mô cũng như dung lượng của thiết bị.

e) Tính toán thiết bị và đánh giá chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính toán thiết bị để đánh giá số lượng của thiết bị theo đường lối của kế hoạch cơ bản và kế hoạch thực hiện. Thiết bị bao hàm thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, OSP, dân dụng, nguồn điện, trang thiết bị xây dựng. Độ dài của giai đoạn tính toán thường khoảng 3 năm. Khi quyết định một kế hoạch, phải tính toán đến tổng số đầu tư thiết bị và xem xét đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Ngoài ra cũng phải xem xét đến việc kết hợp các thiết bị một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 60 - 70)