Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 49 - 53)

II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng

1. Môi trường bên trong

Có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu:

1.1. Yếu tố về công nghệ.

Để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải căn cứ vào tình hình hiện đại hoá hiện có của công nghệ sử dụng trong Viễn Thông tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng. Hệ thống trang thiết bị Viễn thông sử dụng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng đã được trình bày như trên là một hệ thống tương đối hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng về dịch vụ Viễn thông của các đối tượng sử dụng trong thành phố.

Nhân lực hay con người là nguồn tài nguyên quý giá bậc nhất đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển tốt các doanh nghiệp cần phải thực hiện hiệu quả công tác quản trị nhân lực. Đó là nhận định đã được lịch sử chứng minh, đối với việc kinh doanh dịch vụ Viễn thông thì yếu tố đó lại càng quan trọng.

Với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, thị trường Viễn thông những năm gần đây phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhiều loại hình dịch vụ mới chất lượng cao đã và đang xuất hiện đòi hỏi đội ngũ lao động trong lĩnh vực Viễn thông phải nâng cao trình độ về mọi mặt để kịp thời nắm bắt, truy cập, xử lý và ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh các dịch vụ điện thoại di động đã bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ. Thực tế này đòi hỏi cán bộ công nhân viên VNPT phải có tác phong mới trong phục vụ, có sự hiểu biết về xu hướng phát triển của xã hội, có trình độ và nhận thức vững vàng để dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất và trong tương lai ngang tầm với lực lượng lao động của các tập đoàn Viễn thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

1.3. Vấn đề chi phí, giá thành và giá cước.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, ngoài việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ, giá cả cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong dân cư còn rất lớn, nhưng giá cước di động cao đã là một cản trở lớn đối với nhu cầu sử dụng điện thoại di động. Theo lộ trình phát triển của Bộ Bưu chính Viễn thông thì giá cước các dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng sẽ ngày càng giảm xuống để ngang với mức cước trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ làm cho số người sử dụng tăng lên nhanh chóng.

Để giảm giá cước để có các mức cước thu hút khách hàng thì phải làm sao giảm được chi phí cho sản xuất, hạ giá thành làm căn cứ cho giảm giá cước. Bên cạnh đó thì phải phát triển các dịch vụ Viễn thông mới có chi phí thấp, giá thành hạ để phục vụ những đối tưọng khách hàng có thu nhập thấp.

Trên thị trường di động Việt Nam hiện nay, có sự tham gia cung cấp của 4 nhà cung cấp: Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông

điện lực, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn (S-Phone). Sự cạnh tranh về giá cước tuy đã có nhưng chưa thực sự gay gắt vì vẫn chưa thực sự phải đối đầu với trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các công ty nước ngoài. Nhưng với sức ép của các hiệp định song phương và đa phương đã ký kết, vấn đề chi phí và giá thành các dịch vụ cần phải được xác định một cách rõ ràng để làm cơ sở xây dựng hệ thống giá cước ứng phó cạnh tranh.

1.4. Các chính sách. a) Chính sách sản phẩm.

Là phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ khác nhau. Nhu cầu sử dụng dịch vụ di động tương đối phong phú và đa dạng tùy thuộc vào mục đích, phạm vi sử dụng khác nhau. Thị hiếu của khách hàng luôn mong muốn có những dịch vụ mới, chất lượng cao, hấp dẫn và giá rẻ. Để thoả mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng, vấn đề cơ bản là xác định đúng đắn chính sách sản phẩm. Một chính sách sản phẩm hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút khách hàng của doanh nghiệp, đảm bảo việc đưa các sản phẩm khác nhau ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận, thu hút thêm được nhiều khách hàng.

Như vậy vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đường truyền, chất lượng phục vụ, tổ chức cung cấp các loại hình dịch vụ di động mới theo công nghệ hiện đại và các loại hình di động có giá cước rẻ để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng.

b) Chính sách giá cước.

Giá cước có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng của khách hàng đối với các dịch vụ Bưu chính Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng. Nó thường xuyên là tiêu chuẩn quan trọng trong việc quyết định tiêu dùng và lựa chọn dịch vụ cũng như nhà cung cấp của khách hàng. Chính sách giá cước được sử dụng linh hoạt sẽ là vũ khí sắc bén trên thị trường và là công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng. Cố gắng giảm giá, bao gồm chi phí cài đặt thuê bao, giá thiết bị, cước truy nhập, thông qua các hình thức thanh toán mới như thuê bao trả trước, thuê bao trả sau… Một doanh nghiệp có rất nhiều chính sách giá cước khác nhau để áp dụng, tuy nhiên sử dụng chính sách nào là tùy thuộc vào yêu cầu thị trường và yêu cầu của mình.

c) Chính sách phân phối dịch vụ.

Chính sách phân phối dịch vụ của doanh nghiệp là một hệ thống các biện pháp tổ chức các bộ phận có quan hệ tương hỗ để đảm bảo sự thuận tiện và đưa dịch vụ đến nơi tiêu dùng đạt được mục tiêu tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Qua chính sách phân phối dịch vụ của khách hàng so sánh được sự thuận tiện khác nhau của việc tiêu dùng dịch vụ của các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng.

Mạng lưới phân phối cần thuận tiện và dễ dàng tìm thấy thông qua các điểm hoà mạng, các đại lý bán thẻ điện thoại đối với dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước. Hiện tại mạng điện thoại di động của VNPT đã có mặt ở 64/64 tỉnh thành phố. Đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để phát triển số lượng thuê bao sử dụng điện thoại di động.

d) Hoạt động xúc tiến bán hàng.

Là hệ thống các biện pháp để tác động vào tâm lý khách hàng, tiếp cận với khách hàng để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu của họ. Bán hàng với phương thức phong phú, mạng lưới rộng khắp cho phép tạo ra những thị trường rộng lớn, nâng cao khả năng phục vụ của doanh nghiệp. Bán hàng và các hoạt động nghiệp vụ tác động đến khách hàng. Vì vậy nó ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của khách hàng, là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng.

Chính sách này được thực hiện thông qua hình thức tặng quà, chiết khấu… Để giữ khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới có thể sử dụng biện pháp tặng tiền khi kết nối dịch vụ, hoặc tặng máy cho khách hàng hoà mạng, giảm giá cước vào những dịp đặc biệt,…

e) Nguồn nhân lực.

Cần đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên bán hàng… là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Họ chính là đội ngũ tư vấn, tuyên truyền hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w