Một số yêu cầu đòi hỏi đối với các tổ chức tíndụng khi áp dụng cơ

Một phần của tài liệu Tự do hoá lãi suất Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập (Trang 53 - 55)

I. Diễn biến lãi suất tíndụng trong thời gian qua

4. 1.Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam

4.3.3. Một số yêu cầu đòi hỏi đối với các tổ chức tíndụng khi áp dụng cơ

cho vay theo lãi suất thoả thuận.

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì khi thực hiện các cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các tổ chức tín dụng cũng sẽ gặp phải những vấn đề, thậm chí rủi ro phát sinh từ cơ chế này và cần có cách nhìn nhận, giải quyết đúng. Có lẽ cũng dễ nhận thấy nguy cơ lớn nhất là sẽ có một bộ phận khách hàng nhất định nào đó chấp nhận một mức lãi suất vay thoả thuận ở mức cao, thậm chí khá cao so với mặt bằng bình thờng để đợc vay vốn ngân hàng, cho dù có nhữung yếu tố rủi ro, không đảm bảo an toàn nhất định.

Trớc kia khi vẫn còn cơ chế cũ thì thực ra lãi suất vẫn đợc “thoả thuận” giữa khách hàng và ngân hàng, nhng chỉ đến giới hạn tối đa cho phép (lãi suất trần hoặc lãi suất cơ bản cộng biên độ tối đa). Theo cơ chế cho vay mới, nếu không có những nhận thức đúng, các tổ chức tín dụng rất dễ bị những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng khi áp dụng cơ chế này trong thực tế một cách quá đơn giản, thậm chí sai lầm là rủi ro cao thì vẫn cho vay nhng lãi suất cao là đợc. Nh- ng vấn đề mà tổ chức tín dụng phải quan tâm ở đây là liệu lợi nhuận tăng thêm do lãi suất cho vay cao có đủ để bù đắp những chi phí rủi ro hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Dù lãi suất cho vay đợc thoả thuận có cao đến mấy trên thực tế cũng không thể bù đắp nổi thiệt hại nếu rủi ro thật sự xảy ra. Còn nếu cho rằng không phải với khách hàng vay vốn lãi suất cao nh vậy đều sẽ bị rủi ro và lợi nhuận tăng thêm từ nhiều khách hàng sẽ bù đắp cho một ngời. Cách nghĩ phần nào có tính chất nh “hoạt động bảo hiểm” thế này cũng không ổn, có phần nào may rủi, không biết cứ bao nhiêu ngời không hay bao nhiêu d nợ không bị rủi ro có thể gánh trách nhiệm bù đắp cho một trờng hợp rủi ro. Ngoài ra cha kể

đến một tác động khác là với nhu cầu vay vốn rất lớn, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp và nông thôn trong khi nguồn vốn để cho vay vẫn còn có hạn thì rất có thể những ngời rủi ro cao, chấp nhận lãi suất vay vốn cao sẽ chiếm mất “chỗ” đ- ợc vay vốn của những ngời có nhu cầu vay vốn khác, an toàn hơn, ít rủi ro hơn nhng chỉ chấp nhận lãi suất vừa phải. Và nh vậy bài toán cho ai vay, giữa ngời khách hàng có rủi ro cao hơn, chấp nhận lãi suất cao hơn và ngời khách hàng ít rủi ro hơn nhng chỉ áp dụng lãi suất vay cũng phải thấp hơn không chỉ phụ thuộc vào cá nhân cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng mà còn cả nhận thức và chiến lựoc kinh doanh của ngân hàng. Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng, tổ chức tín dụng, ngân hàng nên định hớng thế nào, chọn nhóm khách hàng nào, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn cho vay vẫn có hạn, cạnh tranh huy động để có nguồn vốn cho vay rất khốc liệt.

Vậy thì cần phải định hớng cho các tổ chức tín dụng nh thế nào liên quan đến việc áp dụng cơ chế vay theo lãi suất thoả thuận tránh đợc nguy cơ rủi ro trên? Xét riêng về hoạt động tín dụng trong thực tế hiện nay của các ngân hàng thơng mại thì lãi suất cho vay cao chủ yếu do lãi suất huy động đầu vào cao và do chi phí hoạt động, chi phí quản lí cao, trong đó có bao gồm cả các chi phí điều chuyển vốn, chi phí thẩm định, theo dõi quản lý nợ…Và khi áp dụng cơ chế cho vay theo thoả thuận thì lãi suất cho vay cao còn do rủi ro của khách hàng vay vốn. Đây cũng chính là một điểm rất cần phải chú ý trong khi vận dụng ph - ơng thức cho vay thoả thuận trong thực tế. Bởi vì nếu hiểu đúng rủi ro của khách hàng cao thì cũng chỉ là sẽ dẫn đến các chi phí hoạt động, thẩm định, theo dõi quản lý nợ…phải cao thêm phù hợp để loại trừ bớt hay giảm thiểu rủi ro. Chúng ta đều biết rằng trên thực tế bao giờ cũng tồn tại một sự không cân xứng về thông tin có đợc của ngời cho vay và ngời đi vay càng không “cân xứng” mà khi vẫn chấp nhận cho vay thì lãi suất vay vốn phải cao hơn bình thờng. Sẽ thật là sai lầm nếu trong trờng hợp ngân hàng vẫn cho khách hàng chấp nhận rủi ro cao và phần thu lãi vay tăng thêm do gia tăng chênh lệch đầu ra là phần để dự trữ và bù vào khi có rủi ro thật sự xảy ra. Nh đã phân tích ở phần đầu bài viết, lãi suất cho vay tăng thêm không thể bù lại thiệt hại nếu món vay thật sự trở thành xấu,

thành nợ thất thoát. Giả sử có thể làm đợc điều đó thì sẽ phải có rất nhiều khách hàng tốt cũng phải chịu một lãi suất vay vốn cao mà đáng lẽ họ không phải chịu nh vậy. Phơng châm kinh doanh đúng đắn, cách làm hợp lí mà một tổ chức tín dụng, ngân hàng phải làm khi đồng ý cho vay khách hàng với một lãi suất cao hơn bình thờng là ngân hàng phải chấp nhận mất công sức nhiều, chấp nhận chi phí nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thông qua các biện pháp nh thẩm định kĩ hơn, theo dõi quản lí nợ tốt hơn khách hàng đó…Nói cách khác là ngân hàng phải đầu t chi phí nhiều hơn cho việc khai thác, xử lí thông tin, phân loại khách hàng, quản lí và theo dõi trong quá trình vay…nhằm có đợc tình trạng “thông tin cân xứng hơn” so với khách hàng vay vốn. Nếu thực hiện nh thế trong trờng hợp này ngân hàng cũng không thể có đợc chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào cao hơn bình thờng.

Một phần của tài liệu Tự do hoá lãi suất Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w