Cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 51 - 53)

II/ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt-

2. Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát

2.6. Cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo

* Về cơ sở vật chất:

Nhìn chung chủng loại cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đã đáp ứng cơ bản yêu cầu đào tạo hiện tại của nhà trường. Tuy nhiên, trong những năm học tới quy mô đào tạo của nhà trường tăng lên, do đó cơ sở vật chất hiện tại không đáp ứng được yêu cầu về quy mô. Nhà trường đã xây dựng đề án phát triển nhà trường đến năm 2015 trình UBND Tỉnh nhằm tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu đào tạo. Trong đó có nhiều hạng mục đã được chủ trương của UBND Tỉnh và cũng đã được tiến hành gấp rút đầu tư phục vụ năm học mới như: nhà xưởng thực hành công nghệ ôtô, nhà ăn sinh viên, bổ sung phòng học lý thuyết, nhà thể chất, trang thiết bị từ vốn ODA của CHLB Đức và vốn đối ứng.

Việc bố trí vật tư, học liệu cho học sinh thực hành theo yêu cầu đào tạo: hiện tại do còn thiếu trang thiếu trang thiết bị thực hành, do đó số lượng bình quân học sinh thực hành/ 1 máy vẫn còn cao. Mặt khác ở một số nghề, nhà trường hiện phải bố trí thực hành 3 ca/ ngày.

Thư viện, dịch vụ học sinh: hiện tại nhà trường đã có thư viện cho giáo viên và học sinh với tổng số gần 3.000 đầu sách, do đó đáp ứng cơ bản yêu cầu nghiên cứu học tập.

Cảnh quan môi trường sư phạm: là một trường mới được xây dựng nhưng nhà trường đã có gắng tạo cảnh quan sư phạm tương đối tốt phục vụ dạy và học. Tuy nhiên, do quy mô tăng nhanh, hiện tại khuôn viên nhà trường tương đối chật hẹp, nhà trường đã trình xin UBND tỉnh xin cấp bổ sung 12ha đất để mở rộng nhà trường.

* Về kinh phí đào tạo:

Vấn đề kinh phí cho đào tạo vẫn luôn là vấn đề nan giải. Đặc biệt do trường là trường dạy nghề cơ chế tài chính vẫn theo chế độ bao cấp.

Kinh phí đào tạo cấp theo văn bản quy định của Bộ Tài chính năm 1998, cấp kinh phí 4.3 triệu/ học sinh/ năm (10 tháng) cho hệ trung cấp, cấp kinh phí 5.5 triệu/ học sinh/ năm (10 tháng). Nhưng trên thực tế Hội đồng nhân dân Tỉnh mới chỉ cấp được khoảng 70-80% lượng kinh phí đó để phục vụ cho công tác đào tạo gồm tiền lương, công tác hội giảng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, công tác đứng lớp giảng…

Ngoài nguồn kinh phí đó còn có nguồn thu từ học phí theo thông tư 71/2006/TT-BTC về hướng dẫn thu học phí của cơ sở dạy nghề là 120 nghìn/ học sinh/ tháng, cao đẳng 150 nghìn/ học sinh/ tháng. Nhưng do trường trực thuộc Tỉnh nên trường chỉ được phép thu 60 nghìn/ học sinh/ tháng với hệ trung cấp và 80 nghìn/ học sinh/ tháng với hệ cao đẳng. Như vậy kinh phí dành cho đào tạo phát triển là rất hạn chế vì các nguồn hỗ trợ và nguồn thu của nhà trường quá ít. Văn bản quy định về quy chế thu học phí đã ra từ năm 1998 mà chưa có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn kinh phí cho đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên, bổ sung mua sắm thiết bị phục vụ giảng dạy.

Năm 2007-2008 kinh phí dành cho đào tạo phát triển giáo viên là 85 triệu chiếm 0.4% tổng kinh phí dành cho đào tạo nghề là 21.654 triệu đồng.

Năm 2008-2009 kinh phí dành cho đào tạo phát triển giáo viên là 470 triệu đồng chiếm 0.6% tổng kinh phí dành cho đào tạo nghề là 83.752 triệu đồng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w