Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 26 - 28)

II/ Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên

4. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Đánh giá hiệu quả đào tạo là bước cuối cùng trong chương trình đào tạo và phát triển. Về bản chất, cần thực hiện đánh giá bằng cách so sánh các kết quả (ích lợi) với các mục tiêu của chương trình đào tạo và phát triển đã được thiết lập trong bước đánh giá. Các phương pháp hay tiêu chí được sử dụng để đánh giá đào tạo và phát triển phụ thuộc vào các mục tiêu của chương trình và người thiết lập tiêu chí: nhà quản lý, nhà đào tạo, hay người học.

4.1 Chủ thể đánh giá.

Việc quy định ai tiến hành đánh giá cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của đánh giá. Các nhóm đối tượng say đây thực hiện việc đánh giá:

- Tự bản thân người lao động. - Tập thể người lao động. - Thủ trưởng cơ quan.

- Bộ phận quản lý nguồn nhân lực và chuyên gia quản lý nhân sự.

- Các chuyên gia đánh giá (chủ yếu đánh giá thực hiện các chương trình, dự án của cơ quan và cá nhân có liên quan).

4.2. Phương pháp đánh giá.

Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực... Để đo lường kết quả trên có thể sử dụng các phương pháp:

- Ý kiến phản ánh của người tham gia đào tạo: Người được đào tạo với tư cách là người tham gia chương trình đào tạo sẽ có những cảm nhận, thái độ, ý kiến về khóa học. Vì phản ứng của người được đào tạo với khóa học mang tính chủ quan nên sự đánh giá của các học viên khác nhau về cùng một vấn đề có thể khác nhau. Do đó, phải xem xét phản ứng của phần đa các học viên.

- Tổ chức thi sau đào tạo: Sau khi khóa học kết thúc, cần phải có các cuộc thi do tổ chức tự thực hiện, bên ngoài tổ chức thực hiện như thi trình độ ngoại ngữ, tin học, giáo viên dạy giỏi… để có được kết quả đào tạo khách quan.

- Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khóa học: mục đích của đào tạo là để nâng cao năng lực thực tế trong công việc của người lao động. Những kiến thức đã được học sau quá trình đào tạo có được chuyển hóa một cách hiệu quả vào công việc thực tế hay không là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá hiệu quả đào tạo.

Hiệu ích của đầu tư đào tạo= (Hiệu ích đào tạo/ Giá thành đào tạo)*100 Nhìn chung phân tích chi phí- lợi ích là khả thi đối với đào tạo và phát triển hơn là với các chức năng quản lý nguồn nhân lực khác. Có thể tính toán chi phí tương đối dễ dàng gồm chi phí trực tiếp của đào tạo (người đào tạo, tài liệu, năng suất mất đi nếu đào tạo được tiến hành trong thời gian làm việc của công ty) cộng với chi phí gián tiếp (chi phí quản lý hành chính của phòng nhân sự).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w